Phương pháp Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của Ngân hàng theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 28 - 33)

1.3. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng của một số tổ chức uy tín trên thế

1.3.2. Phương pháp Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của Ngân hàng theo

(Bank Financial Strength Ratings) theo Moody's

Trong quy trình xếp hạng của Moody's được sơ lược ở Bảng 1.1, bước quan trọng nhất và cũng là trung tâm, đó là đánh giá xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập (BFSR) của NH. Sau đó sẽ điều chỉnh xếp hạng BFSR này theo các tác động của các yếu tố khác từ bên ngoài như mức hỗ trợ, mức tín nhiệm quốc gia, xếp hạng tiền gửi.

Dựa theo tài liệu về BFSR của Moody’s Investors Service (2007), phương pháp xếp hạng BFSR đi từ hai nhóm chỉ tiêu chính là tài chính và phi tài chính. Các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm các nhóm yếu tố là An toàn vốn, Chất lượng tài

sản, Thanh khoản, Sinh lời Hiệu quả. Các nhóm phi tài chính bao gồm Thương hiệu & Thị phần, Đánh giá rủi ro, Môi trường hoạt động và Môi trường

pháp lý. Đối với mỗi nhóm yếu tố chính, Moody's xem xét đo lường thông qua nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau, cụ thể được thống kê theo Bảng 1.2. Điểm đánh giá sẽ được áp dụng từ cao đến thấp là 5 mức A, B, C, D E. Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu sẽ cho ra kết quả xếp hạng cuối cùng gồm 13 mức từ A, A-, B+, B.... cho đến E+, E.

Đối với các NH tại thị trường đang phát triển, tỷ trọng giữa nhóm chỉ tiêu phi tài chính: tài chính sẽ là 70%: 30% (trong khi tại thị trường phát triển là 50%:50%). Sở dĩ có điểm khác biệt này là do tại các thị trường đang phát triển nền

kinh tế dễ biến động và chứa đựng nhiều rủi ro hơn ở các thị trường phát triển. Ở các quốc gia này, các thơng tin về tài chính, mơi trường hoạt động và pháp lý khơng đầy đủ và minh bạch tạo sự khó khăn cho các cơ quan xếp hạng so sánh các thơng tin khi tiến hành xếp hạng và đánh giá.

• Tỷ trọng của từng nhóm nhỏ trong chỉ tiêu phi tài chính khi đánh giá NH tại thị trường đang phát triển sẽ là 10% cho Thương hiệu& thị phần, 30% cho

mỗi nhóm chỉ tiêu cịn lại (trong khi tỷ trọng này tại thị trường phát triển lần

lượt là 40%, 40%, 10%, 10%).

15.75% được áp dụng cho 4 nhóm chỉ tiêu cịn lại. Ngồi ra, nhóm chỉ tiêu nào có điểm thấp nhất sẽ được điều chỉnh cộng thêm 30% tỷ trọng [mục 5.5, Bảng 1.2] cho 1 trong 4 nhóm chỉ tiêu tài chính là Thanh khoản, An tồn vốn, Chất lượng tài sản và Tính hiệu quả + Sinh lời. Nghĩa là yếu tố nào sau khi đánh giá có mức điểm nhỏ nhất sẽ được cộng thêm tỷ trọng 30%, điều này kéo theo mức điểm đánh giá nhóm chỉ tiêu tài chính của NH đó sẽ giảm thêm. Động thái này của Moody's nhằm nhấn mạnh đến yếu tố tài chính yếu kém nhất của NH và điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của NH cũng như mức xếp hạng như thế nào.

Bảng 1.2 : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá BFSR và tỷ trọng của các chỉ tiêu (Áp dụng

cho ngân hàng tại thị trường đang phát triển)

NHÓM CHỈ TIÊU Tỷ trọng Diễn giải A. PHI TÀI CHÍNH 70.00% 1. Thương hiệu, thị phần 10.00% 1.1. Thị phần và sự phát triển bền vững

2.50% Đánh giá thông qua thị phần (về lợi nhuận sau thuế, về tổng tài sản, vốn, dư nợ, huy động, về sản phẩm, khách hàng...) và khả năng phát triển bền vững trong dài hạn.

1.2. Mức độ dạng hóa khu vực hoạt động

2.50% NH càng có mức độ đang dạng hóa khu vực hoạt động rộng khắp (trong nước, ngoài nước, các châu lục...) thì điểm càng cao.

1.3. Tính ổn định của thu nhập

2.50% Đánh giá dựa trên sự ổn định của nguồn thu nhập từ mảng hoạt động NH bán lẻ.

1.4. Mức độ đa dạng hóa thu nhập

2.50% NH có mức độ đa dạng hóa thu nhập từ nhiều mảng hoạt động, nhiều sản phẩm dịch vụ thì điểm càng cao.

2. Vị thế rủi ro 30.00%

2.1. Quản trị điều hành 5.00% 2.1.1. Cơ cấu cổ đơng

và mơ hình tổ chức

Xem xét tính minh bạch của cơ cấu cổ đông, khả năng hỗ trợ và điều hành từ chính các cổ đơng và

người quản lý của NH.

2.1.2. Sự tập trung quyền lực

Yếu tố này xem xét việc có hay khơng có sự tập trung quyền lực vào một cá nhân hay tổ chức nào đó. Xem xét khả năng NH bị kiểm sốt để phục vụ vào lợi ích riêng của cá nhân/tổ chức đó hay khơng?

2.1.3. Rủi ro nội bộ và giao dịch với các bên có liên quan

Xem xét các quy trình giao dịch nội bộ và với các bên có liên quan với NH: xem xét quy định, quy mơ, nội dung, mục đích, tính minh bạch của các giao dịch nội bộ.

2.2. Kiểm soát và quản lý rủi ro

5.00%

2.2.1. Quản lý rủi ro Đánh giá khả năng quản trị rủi ro của NH thông qua: các công cụ đánh giá giám sát rủi ro, hệ thống thông tin, nhận thức rủi ro của ban quản trị điều hành, việc tách bạch trong kinh doanh và quản lý rủi ro.....

2.2.2. Kiểm soát nội bộ Xem xét vấn đề kiểm soát của NH trong quá khứ và hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại.

2.3. Độ minh bạch của Báo cáo tài chính

5.00%

2.3.1. Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính

Đối với các báo cáo trình bày theo chuẩn mực quốc tế, dễ so sánh như GAAP, IFRS thì điểm càng cao.

2.3.2. Tính thường xuyên và kịp thời

Đánh giá mức độ thường xun cơng bố báo cáo tài chính và thời gian cơng bố sau khi hết kỳ kế tốn.

2.3.2. Chất lượng các thơng tin tài chính

Xem xét tính chính xác, đầy đủ của các thông tin được thể hiện trong các báo cáo tài chính.

2.4. Mức độ tập trung rủi ro tín dụng

5.00% Mức độ tập trung tín dụng càng cao thì rủi ro càng lớn, điểm càng thấp.

2.4.1. Theo đối tượng Được đánh giá bởi Tổng dư nợ của 20 khách hàng có dư nợ lớn nhất/ vốn cấp 1 (%).

2.4.2. Theo ngành Được đánh giá bởi Dư nợ của ngành có dư nợ lớn nhất/ vốn cấp 1 (%).

2.5. Quản lý thanh khoản 5.00% Đánh giá khả năng đảm bảo thanh khoản thông qua sự đa dạng của các nguồn vốn huy động, khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, hệ thống quản lý và đo lường thanh khoản, kế hoạch đảm bảo thanh khoản

trong các tình huống đặc biệt của NH ... 2.6. Mức độ nhạy cảm

với rủi ro thị trường

5.00% Đánh giá mức độ nhạy cảm của danh mục đầu tư khi có các biến động về lãi suất, tỷ giá, thị giá.

3. Môi trường pháp lý 30.00%

3.1. Mức độ độc lập của cơ quan giám sát

5.00% Đánh giá sự độc lập của cơ quan giám sát với các cơ quan như Chính phủ và cơ quan quản lý khác.

3.2. Các tiêu chuẩn quy định

5.00% Đó là các quy định về giấy phép hoạt động, vốn pháp định, chất lượng tài sản, thanh khoản mà các NH phải đáp ứng. Các quy định này có phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu chuẩn mực quốc tế hay không? 3.4. Sự kiểm tra, giám sát 5.00% Đánh giá việc kiểm tra giám sát của các cơ quan

thẩm quyền đối với các NH. Việc kiểm tra giám sát có được thực thi thường xuyên, đúng đắn và thể hiện được hiệu quả rõ rệt hay không?

3.4. Kỷ luật 5.00% Đánh giá các biện pháp thanh tra, kỷ luật được quy định và áp dụng thực tế.

3.5. Sự hoàn thiện của khung pháp lý

5.00% Xem xét chiều dài thời gian đưa ra các quy định về pháp lý trong hoạt động NH, ví dụ như việc yêu cầu áp dụng chuẩn mực chung theo Basel tại quốc gia. 3.6. Sức khỏe của hệ

thống NH

5.00% Xem xét đánh giá sức khỏe của hệ thống NH tại quốc gia mà NH đó đặt trụ sở chính hoạt động.

4. Môi trường hoạt động

30.00%

4.1. Sự ổn định của nền kinh tế

10.00% Quốc gia có chu kỳ kinh tế nhiều biến động thì chứa đựng nhiều rủi ro. Moody's đánh giá yếu tố này qua chỉ tiêu GDP.

4.2. Tham nhũng 10.00% Việc đánh giá mức độ tham nhũng của một quốc gia gặp nhiều khó khăn về việc thu thập thơng tin và kho dữ liệu. Moody's đánh giá yếu tố này dựa vào chỉ số Kiểm soát tham nhũng của World Bank, chỉ số này đánh giá mức độ quyền lực công được phục vụ cho lợi ích cá nhân như thế nào.

4.3. Hệ thống văn bản luật

10.00% Quốc gia có hệ thống văn bản luật đầy đủ, cập nhật, và phục vụ hiệu quả cho hoạt động của hệ thống NH sẽ được số điểm cao hơn.

B. TÀI CHÍNH 30%

5. Các yếu tố về tài chính

100.00% Moody's lựa chọn các chỉ số thơng dụng, dễ thu nhập và so sánh giữa các NH để đánh giá các yếu tố về tài chính. Các chỉ số được tính trung bình cả 3 năm gần nhất nhằm loại trừ những ảnh hưởng của sự thay đổi tạm thời trong ngắn hạn.

5.1. Khả năng sinh lời 15.75% Đánh giá qua 2 chỉ tiêu:

+ Lợi nhuận trước khi trích lập dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản có rủi ro trung bình (%)

+ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản có rủi ro trung bình (%)

5.2. Khả năng thanh khoản

15.75% Đánh giá qua 1 chỉ tiêu:

+ (Vốn thị trường – tài sản thanh khoản)/ Tổng tài sản (%) : Chỉ tiêu này càng nhỏ thì điểm càng cao. * Vốn thị trường là các khoản vay nợ ngắn hạn và

dài hạn (bao gồm cả vay từ các TCTC khác).

* Tài sản thanh khoản là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí thấp.

5.3. An tồn vốn 15.75% Đánh giá qua 2 chỉ tiêu:

+ Vốn cấp 1/ Tổng tài sản có rủi ro (%) + Vốn hữu hình/ Tổng tài sản có rủi ro (%)

* Vốn hữu hình là vốn cổ phần thực sự sở hữu trong trường hợp thanh lý NH (liquidation). Được tính bằng cơng thức = VCSH – (cổ phiếu ưu đãi+Lợi ích cổ đơng thiểu số + Lãi/lỗ chứng khốn sẵn sàng để bán + khoản tăng đo định giá lại tài sản+ Lợi thế thương mại + Tài sản vơ hình).

5.4. Tính hiệu quả 7.00% Đánh giá qua 1 chỉ tiêu:

+ Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%)

5.5. Chất lượng tài sản 15.75% Đánh giá qua 2 chỉ tiêu:

+ Nợ có vấn đề/ Tổng dư nợ (%)

+ Nợ có vấn đề/ (Dự phòng rủi ro + Vốn chủ sở hữu) (%)

* Nợ có vấn đề được xác định dựa theo trình bày của báo cáo tài chính, có thể theo 3 cách:

1.Bằng Impaired loans (Nợ suy yếu) nếu BCTC trình

bày theo IFRS hoặc tương tự.

2.Nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên nếu BCTC trình

bày theo US GAAP hoặc tương tự.

3.Các trường hợp khác có thể tính tốn phân nhóm

nợ theo IFRS hoặc US GAAP. Hoặc xác định bằng (nợ nghi ngờ + nợ mất vốn) trên BCTC.

5.6. Điều chỉnh cho nhóm có điểm thấp nhấp

30.00% Dùng để cộng thêm tỷ trọng cho nhóm chỉ tiêu tài chính có điểm thấp nhất.

“Nguồn: Moody’s Investors Service, 2007 [3]”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w