Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 38)

nhiệm nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng

1.4.1.Sự cần thiết của việc xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

XHTN đối với bản thân NH có tầm quan trọng rất lớn, là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh và quản lý rủi ro cũng như ảnh hưởng lớn đến định hướng chính sách kinh doanh đầu tư của NH trong mỗi thời kỳ. Trong đó, việc xếp hạng các NHTM là một nội dung khá mới tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong khi vấn đề này đã hình thành từ lâu tại các nước phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển lâu đời và tập trung nhiều tập đồn tài chính đa năng. Một khi một NH bỏ tiền để mua cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiền hoặc cho vay hay thực hiện thanh toán, bảo lãnh với các NHTM trong nước, khi đó mỗi NH cần phải đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai của các đối tượng này để làm cơ sở cho quyết định kinh doanh của mình, đồng thời thực

hiện giám sát và phân loại danh mục tài sản Có cũng như thực hiện trích lập dự phòng theo đúng các quy định của NHNN Việt Nam (theo Thơng tư số 02/2013/TT- NHNN).

Bên cạnh đó, đây là địi hỏi cần thiết đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của các NH và khả năng quản trị rủi ro của các NH VN. Bản thân các NH có sự đáp ứng và cập nhật kịp thời các quy định an toàn mới nhất sẽ làm gia tăng uy tín, vị thế, sự tin tưởng của thị trường vào khả năng tài chính và quản trị vững mạnh của NH đó, gián tiếp thu hút khách hàng, các chủ đầu tư và các mối quan hệ kinh doanh trong nước cũng như ngoài nước.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng Thương mại trong nước tại Việt Nam

Với sự cần thiết của việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm đối với các NHTM trong nước tại Việt Nam nêu trong mục 1.4.1 ở trên, các NH VN có thể tiến hành xây dựng cho mình một HTXHTN nội bộ áp dụng dành cho các đối tượng khách hàng là các NHTM trong nước thông qua việc tham khảo HTXH BFSR của Moody's và HTXHTN của E&Y dành cho các NHVN tuy nhiên cũng cần có điều chỉnh lại cho phù hợp đối với bối cảnh thị trường của Việt Nam ở từng thời kỳ và khả năng áp dụng các chỉ tiêu đánh giá.

Về mặt cơ bản, HTXHTN nội bộ đối với các đối tượng là NHTM tại VN có thể được xây dựng bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu chính là nhóm tài chính và phi tài chính. Trong đó nhóm phi tài chính chủ yếu đánh giá thơng qua 6 nhóm chính là Khả năng quản trị điều hành; Quản lý rủi ro; Thị phần; vị thế cạnh tranh ngành; Uy tín và lịch sử giao dịch; và Khả năng nhận hỗ trợ. Cịn nhóm tài chính có thể được đánh giá thơng qua 4 nhóm chỉ tiêu chính là An tồn vốn, Chất lượng tài sản, Khả năng thanh khoản và Khả năng sinh lời. Tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu phi tài chính nên được phân bổ cao hơn so nhóm chỉ tiêu tài chính do thị trường Việt Nam cịn nhiều bất cập về thông tin công bố, môi trường kinh tế dễ biến động, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và khả năng quản trị điều hành cũng như quản lý rủi ro còn yếu kém so với nhiều quốc gia trên thế giới.

1.4.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng trong nước tại Việt Nam với các Ngân hàng trong nước tại Việt Nam

• Đối với bản thân ngân hàng tiến hành xếp hạng: việc hoàn thiện HTXHTN nội bộ giúp đáp ứng được theo yêu cầu của NHNN hay của các cơ quan chức năng đồng thời giúp đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của đối tác. Ngồi ra, các quy trình và tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh sẽ giúp ngân hàng dễ dàng theo dõi và tiến hành theo tuần tự theo các bước cụ thể, tránh việc chồng chéo và dư thừa nguồn lực khơng cần thiết.

• Đối với các ngân hàng đối tác: dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các thủ tục và các thông tin cần cung cấp cho ngân hàng đánh giá. Với một HTXHTN hồn chỉnh thường có các bước thực hiện đều đã được chuẩn hóa và thơng tin cung cấp với cam kết pháp lý không công bố ra bên thứ 3 giúp cho đối tác an tâm và hài lịng về quy trình cũng như hoạt động giao dịch với ngân hàng bạn.

• Đối với các nhà đầu tư trong và ngồi nước: thơng qua việc đánh giá về khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng, trong đó bao gồm cả đánh giá về việc thường xuyên cải tiến cũng như hoàn thiện HTXHTN nội bộ, các nhà đầu tư cũng như người gửi tiền trong và ngoài nước sẽ dễ dàng so sánh và thực hiện quyết định đầu tư hay gửi tiền tại ngân hàng nào là an tồn nhất và ổn định nhất.

• Đối với ngân hàng nhà nước : HTXHTN nội bộ của mỗi ngân hàng chính là cơ sở để NHNN xem xét đánh giá và theo dõi khả năng thực hiện việc XHTN của các NHVN vào thực tế như thế nào, từ đó NHNN có thể đưa ra những hướng dẫn điều chỉnh và chính sách quản lý phù hợp đối với mỗi ngân hàng trong hệ thống.

• Đối với nền kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu minh bạch hóa và nâng cao khả năng quản trị càng trở nên bức thiết hơn bao

giờ hết. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện HTXHTN dành cho các đối tượng là TCTD nói chung cũng như NHTM nói riêng là điều cần thiết trong q trình nâng cao khả năng quản lý kiểm soát rủi ro và minh bạch hóa thơng tin nhằm xóa tan “khoảng tối” thơng tin giữa các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh. Điều này sẽ góp phần thu hút nhiều hơn các mối quan hệ giao dịch và đầu tư của các nước vào Việt Nam và đây cũng là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Xếp hạng tín nhiệm là một thuật ngữ khơng cịn xa lạ đối với những thành phần có liên quan đến lĩnh vực tài chính NH. Từ lâu, hoạt động xếp hạng tín nhiệm đã trở nên phổ biến trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển với các đối tượng được xếp hạng khá đa dạng, có thể là cá nhân, doanh nghiệp, NH đến một quốc gia, một thành phố hay uy tín của Chính Phủ. Fitch, Moody's, S&P là ba cơng ty định mức tín nhiệm có thị phần xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới với các mơ hình và phương pháp xếp hạng được đầu tư xây dựng kỹ lưỡng và hội tụ nhiều chun gia có trình độ cao trong lĩnh vực này. Đến nay nhiều NH đã và đang áp dụng hoặc nghiên cứu xây dựng riêng một HTXHTN nội bộ để phục vụ cho cơng tác quản trị rủi ro, nâng cao tính an tồn và hiệu quả trong hoạt động của các NH.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG

NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

NH TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn ACB hình thành. Đối tượng khách

hàng của ACB là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân. ACB đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới mà thị trường lúc này vẫn chưa triển khai như: cho vay tiêu dùng, Western Union, thẻ tín dụng.

Giai đoạn 1996 - 2000: Năm 1996, ACB là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card và Visa. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin NH, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ NH lõi (Core Banking) là TCBS (The Complete Banking Solution - Giải pháp NH toàn diện). Năm 1997, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (từ năm 2000 - 2004).

Giai đoạn 2001 - 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn, trung và dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và NH Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và NH Standard Charterd trở thành cổ đông chiến

lược của ACB.

Giai đoạn 2006 - 2010: Ngày 31/10/2006, ACB được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. Năm 2007, ACB thành lập Cơng ty Cho th Tài chính ACB, hợp tác với Open Solutions - Thiên Nam nâng cấp TCBS (The Complete Banking Solution - Giải pháp NH toàn diện), hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với NH Standard Charterd về phát hành cổ phiếu. Năm 2008, ACB hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh tốn thẻ JCB. Năm 2009, ACB hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. HTXHTN dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp chính thức triển khai áp dụng trên toàn hệ thống.

Năm 2011: Tháng 01/2011, ACB đã ban hành “Định hướng Chiến lược phát

triển của ACB giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020”. Trong đó nhấn mạnh đến

chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thơng lệ quốc tế tốt nhất. Ngồi ra, ACB cũng triển khai chương trình quản lý bán hàng Customer Ralationship Manager - CRM - áp dụng cho toàn hệ thống. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun - Enterprise Module Data Center - tại Tp.HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam - Accreditation of Việt Nam - công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2012: Sự cố tháng 8/2012 với hàng loạt lãnh đạo cấp cao của ACB bị

biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB cũng tiến hành xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của NHNN. Những khó khăn và ảnh hưởng trong năm đã làm cho lợi nhuận năm của ACB khơng như kỳ vọng. Bên cạnh đó, ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm và sang đầu năm 2013. Trong năm, ACB có thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Một số đơn vị kênh phân phối vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về lợi nhuận và hoàn thành kế hoạch năm (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng Cổ Đông, HĐQT, BKS, và Ban Giám Đốc theo như quy định của Luật Các TCTD năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD. Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của NH Đại hội đồng Cổ Đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

Tập đồn ACB gồm có NH và các cơng ty con. NH bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối tính đến 30/06/2013 có 343 chi nhánh và phịng giao dịch (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh

Các hoạt động chính của ACB và các cơng ty con là huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các TCTD trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, cơng trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh tốn, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ NH khác (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

2.1.4. Cơ cấu cổ đơng

• Vốn điều lệ tính đến 31/12/2012 của ACB là 9.376.965 triệu đồng. Cơ cấu cổ đơng gồm 30% sở hữu của nước ngồi; 70% sở hữu trong nước (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

• Danh sách cổ đơng quan trọng của ACB tại thời điểm 31/12/2012:

Bảng 2.1 : Danh sách Cổ đông quan trọng của ACB tại 31/12/2012

Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu

Standard Chartered APR Ltd. 8,77%

Connaught Investors Ltd 7,26%

Dragon Financial Holdings Limited 6,81%

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited 6,23% Gia đình ơng Trần Hùng Huy (cha, mẹ, anh, em ruột) 8,36%

“Nguồn: Stockbiz, 2013 [17]”

2.1.5. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2 : Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

giai đoạn 2008-Quý 2/2013

Chỉ tiêu/ Năm 2008 2009 2010 2012 2012 6T/2013

Tổng tài sản 105.306 167.724 205.103 281.019 176.308 169.404 Tổng vốn huy động 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500 152.831 Tổng dư nợ cho vay 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815 110.477

Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.838 3.102 4.203 1.043 944

Chi phí/Thu nhập (%) 37,5 36,6 39,3 4,2 73,2 91,96

Nợ xấu/Dư nợ cho vay (%) 0,89 0,41 0,34 0,88 2,46 3,0

ROE (%) 35,52 31,76 28,91 36,02 8,5 -

ROA (%) 2,68 2,08 1,66 1,73 0,5 -

“Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8] và 2013b [9]” ACB có tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận gia tăng mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008-2011. Sang

năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng sự kiện xảy ra tháng 8/2012 và việc thực hiện theo các quy định mới của NHNN về đóng trạng thái vàng và hoạt động gửi tiền và cho vay giữa các TCTD đã khiến hoạt động kinh doanh của ACB giảm sút mạnh. Các số liệu thực hiện về quy mô tổng tài sản, huy động và lợi nhuận sau thuế đều giảm. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong năm 2012 kéo đến quý II/2013. Lợi nhuận sụt giảm làm tỷ lệ chi phí/thu nhập gia tăng từ mức trung bình 40% lên đến 73.2% trong năm 2012.

Kế hoạch năm 2013, ACB sẽ giảm dư nợ tiền gửi và cho vay tại các TCTD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 38)

w