Chỉ tiêu Tỷ trọng Điểm
Các chỉ tiêu tài chính 40% 56.4
Các chỉ tiêu phi tài chính 50% 66.8
Tổng điểm đã nhân tỷ trọng 55.96
Xếp hạng B
“Nguồn: Trích từ dữ liệu tiếp cận nội bộ của ACB [11]”
Như vậy tổng điểm XHTN của SHB đã nhân với tỷ trọng tương ứng là 55,96 điểm, quy đổi tương đương xếp loại B trong hệ thống ký hiệu XHTN của ACB. Với mức xếp hạng B này, SHB được đánh giá tương ứng là có rủi ro trung bình, vẫn chấp nhận giao dịch tuy nhiên chỉ cấp hạn mức giao dịch các loại có rủi ro thấp và cần giám sát đánh giá tình hình thường xuyên 3 tháng/lần để ACB điều chỉnh định hướng kinh doanh phù hợp.
2.5. Đánh giá Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ các Ngân hàng Thương mại trong nước tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Từ thực tế về quy trình và HTXHTN nội bộ hiện đang được áp dụng tại ACB và kết quả chấm điểm xếp hạng 3 đối tác cụ thể nêu trên, cùng với việc so sánh với các HTXHTN của Moody's và E&Y (đã được trình bày trong Chương 1) tác giả tổng hợp và đánh giá một số điểm đã đạt được và những điểm vẫn còn hạn chế của HTXHTN nội bộ dành cho khách hàng là các NHTM trong nước tại ACB như sau:
2.5.1. Ưu điểm
2.5.1.1.Chủ động trong triển khai, xây dựng và cải tiến Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho các đối tác là Ngân hàng thương mại trong nước
Từ khi NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, ACB đã nhờ đến sự tư vấn của E &Y để hỗ trợ xây dựng HTXHTN nội bộ dành cho
các TCTD có quan hệ giao dịch với ACB. Đến năm 2008, ACB đã bước đầu triển khai áp dụng HTXHTN nội bộ dành cho khách hàng là các Định chế tài chính bao gồm NHTM trong nước, NH nước ngoài, các cơng ty chứng khốn nhằm phục vụ cho hoạt động xếp hạng và cấp các hạn mức giao dịch với các đối tác. ACB là một trong những NH chủ động trong việc xây dựng nhằm đáp ứng các điều kiện của NHNN và tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động với các đối tác quốc tế của ACB.
Định kỳ mỗi 1-2 năm, ACB đều tiến hành cải tiến HTXHTN nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả xếp hạng và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh sự tư vấn từ các chun gia có kinh nghiệm, ACB cịn tham khảo các phương pháp và mơ hình xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới gồm Moody's, Fitch, S &P để hoàn thiện HTXHTN nội bộ của NH.
2.5.1.2. Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn rõ ràng và có sự tách bạch giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận chấm điểm
Bên cạnh việc liên tục rà soát và cải tiến HTXHTN nội bộ, ACB còn thành lập các phòng ban và phân tách trách nhiệm giữa các tổ chức phòng ban nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xếp hạng tín nhiệm và giao dịch có liên quan, phân tách giữa chức năng quản lý rủi ro và kinh doanh. BP. Phân tích ĐCTC được thành lập để đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ thực hiện xếp hạng tín nhiệm và trình cấp các hạn mức giao dịch cho các đối tác là Định chế tài chính. Ngồi ra, các bộ phận hỗ trợ cũng được thành lập như Bộ phận Quan hệ Định chế tài chính- Phịng Bán hàng & sản phẩm Ngân Quỹ thuộc khối Kinh doanh (khối Thị Trường Tài
Chính, là đầu mối tiếp nhận và thu thập thông tin), Phịng hỗ trợ tín dụng (hỗ trợ các hồ sơ Định chế tài chính ) – thuộc Khối vận hành, Phịng tác nghiệp ngân quỹ -
thuộc Kế toán trưởng với nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động lập và lưu trữ hồ sơ & hợp đồng, xác lập các hạn mức và lệnh giao dịch có liên quan, giải ngân và thu nợ....
Các quy trình và hướng dẫn về hoạt động xếp hạng & cấp hạn mức giao dịch cũng được ACB xây dựng ban hành thống nhất và tương đối cụ thể như: hướng dẫn xếp hạng các NH TM trong nước, NH nước ngồi; hướng dẫn thu thập các thơng tin
phân tích Định chế tài chính; Thủ tục cấp hạn mức giao dịch đối với các Định chế tài chính...
2.5.1.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá có xây dựng các nhóm cơ bản và có những bước cải tiến về cách tính tốn
HTXHTN nội bộ đối với các NHTM trong nước của ACB được xây dựng trên cơ sở HTXH theo hướng dẫn của E &Y với sự điều chỉnh, bổ sung và tham khảo từ các HTXHTN của nước ngoài như Moody's, Fitch... Trong đó ACB chú trọng vào tính khả thi khi áp dụng và tính khả thi về mức độ đo lường của các tiêu chí đánh giá trong HTXHTN. Các nhóm chỉ tiêu tài chính đầy đủ với 4 nhóm chính
(Vốn, Tài sản, Sinh lời và Thanh khoản), nhóm phi tài chính với hai chỉ tiêu chính
là Quản trị điều hành và Vị thế cạnh tranh ngành.
Các chỉ tiêu thuộc nhóm tài chính đều được ACB đưa ra các hướng dẫn cách tính tốn cụ thể và phù hợp hơn với thực tế ngành như :
• Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu điều chỉnh: ACB đã loại trừ các khoản mục vốn cổ phần ưu đãi, lợi thế thương mại, lợi ích của cổ đơng thiểu số nhằm đánh giá chính xác nguồn vốn lõi an tồn của NH.
• Chỉ tiêu Tài sản thanh khoản: ACB đã loại trừ tiền gửi và cho vay trên 3 tháng tại các TCTD khác, tiền gửi và vay từ các TCTD khác dưới 3 tháng nhằm phản ánh chính xác hơn tài sản thanh khoản của NH và giảm bớt yếu tố thủ thuật điều chỉnh tăng tài sản thanh khoản của đối tượng được xếp hạng khi tiến hành chấm điểm.
• Chỉ tiêu Dư nợ rịng: gồm cả chứng khoán nợ đầu tư vào các tổ chức kinh tế, phù hợp với quy định của Luật TCTD 2010.
Ngồi ra, HTXHTN của ACB có một điểm mới là đưa vào các tiêu chí hạ bậc xếp hạng như CAR < 9%, NIM < 1%... (các tiêu chí liệt) dùng để khống chế xếp hạng của các NH không đáp ứng các điều kiện tối thiểu hay có những vấn đề nội bộ, các biến cố khơng mong đợi đang xảy ra có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi trong tương lai nếu ACB tiến hành giao dịch với các đối tác này.
2.5.2. Hạn chế
2.5.2.1.Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khơng được xây dựng trên dữ liệu xác suất thống kê cụ thể
HTXHTN đối các NHTM trong nước của ACB được xây dựng trên phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của HTXHTN (các chỉ tiêu, trọng số các chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các chuyên gia hoặc tạm thời sử dụng lại từ các tổ chức thế giới thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử tại VN và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả là HTXH có thể cịn có điểm phù hợp với bối cảnh của VN và chưa là căn cứ chính xác để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ACB tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến các hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá danh mục, xác định khẩu vị rủi ro của ACB.
2.5.2.2. Tỷ trọng (tài chính : phi tài chính) cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế
Tỷ trọng này hiện nay áp dụng theo HTXHTN nội bộ của ACB là 50%: 50% cho BCTC kiểm tốn, 40%: 50% cho BCTC khơng kiểm tốn. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này là 30%: 70% bởi vì tại các quốc gia chưa phát triển như Việt Nam, các thơng tin về tài chính, mơi trường hoạt động và pháp lý khơng đầy đủ và minh bạch tạo sự khó khăn khi tiến hành xếp hạng và đánh giá. Nhiều thông tin theo BCTC phản ánh tốt hơn nhiều trong khi thực tế thì khơng đạt, trong khi các yếu tố phản ánh chính xác hiệu quả hơn hoạt động của một NH như quản trị, quản lý rủi ro, chất lượng dịch vụ …thì cịn nhiều yếu kém cần phải xem xét tuy nhiên tỷ trọng đánh giá lại chưa cao.
2.5.2.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá chưa đầy đủ và chưa phù hợp
2.5.2.3.1.Nhóm chỉ tiêu tài chính
• An tồn vốn: Thiếu chỉ tiêu đánh giá về nguồn vốn lõi Cấp 1. Theo quy định
đạt 6% (Basel 2 là 4%). Do đó việc chỉ đánh giá thơng qua hai hệ số CAR và tỷ lệ VCSH điều chỉnh/TTS là chưa đầy đủ và chưa đánh giá chính xác mức độ an tồn vốn cũng như điều kiện về nguồn vốn lõi cấp 1.
• Chất lượng tài sản: Ngồi hoạt động chính là cấp tín dụng, các NH còn hoạt
động đầu tư và kinh doanh vào giấy tờ có giá, gửi và cho vay các TCTD khác, ngồi ra cịn có một số nghiệp vụ được NH hạch toán vào khoản mục tài sản có khác như mua bán lại chứng khoán, ủy thác đầu tư... Tất cả các hoạt động này đều tiềm ẩn rủi ro tuy nhiên HTXHTN nội bộ của ACB chưa có chỉ tiêu nào đánh giá về chất lượng của các danh mục/khoản mục này. Đó chính là các điểm thiếu sót trong nghiên cứu tình huống chấm điểm 3 ngân hàng nêu ở mục 2.4.
• Khả năng sinh lời: chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí hoạt động/lợi nhuận có bộ giá trị và
cơ cấu điểm tương ứng chưa thực sự phù hợp. Cụ thể, mức trung bình chung của ngành là vào khoảng 55-65% nhưng lại được mức điểm chỉ 20 điểm – cũng là mức thấp nhất, phản ánh quan điểm không đạt yêu cầu. Nhưng thực tế, các NH VN hiện nay nếu đạt mức tỷ lệ trung bình này lại là tương đối tốt, số lượng NH có thể đạt mức tỷ lệ chi phí/lợi nhuận là 40% hầu như khơng có.
2.5.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính
• Năng lực quản trị điều hành và quản lý:
Các tiêu chí đánh giá cịn nhập nhằng và chưa thể tách bạch, chủ yếu nói đến cơ chế quản trị rủi ro của NH hơn là quản trị điều hành.
Các tiêu chí đánh giá khả năng quản trị điều hành chưa xét đến yếu tố về cổ đông, cơ cấu tổ chức điều hành, định hướng tầm nhìn chiến lược, các quy định về giao dịch với các bên liên quan, quy định về cơng bố thơng tin.
Tiêu chí đánh giá về số năm kinh ngiệm của HĐQT và BĐH chưa thể đánh giá hết khả năng quản lý điều hành của Ban lãnh đạo NH.
giá khả năng sinh lời hoặc mức ổn định của thu nhập hơn là thuộc nhóm chỉ tiêu về Quản trị điều hành và quản lý.
• Vị thế cạnh tranh ngành:
Các chỉ tiêu đánh giá chưa xét đến các yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hướng rất lớn đến khả năng cạnh tranh như mức độ đa dạng hóa sản phẩm, mức độ đa dạng hóa khu vực hoạt động, mức độ hiện đại hóa Cơng nghệ thơng tin.
Bên cạnh đó, cịn thiếu sót yếu tố đánh giá về khả năng duy trì năng lực kinh doanh như tốc độ tăng tài sản, mức độ ổn định ROE, ổn định thu thập, chính sách nhân sự của NH...
Điểm đánh giá cho mức hỗ trợ từ cổ đơng, NHNN, chính phủ: ACB phân làm 3 nhóm. Nhóm 1 là các NH có sở hữu nhà nước trên 50% hoặc cổ đơng nước ngồi sở hữu trên 15% vốn điều lệ, tuy nhiên nhóm thứ 2 với điều kiện là có cổ đơng nước ngồi sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc thuộc Top 5 thì rất ít NH đạt. Do đó các NH loại trừ thuộc nhóm 1 hầu hết sẽ thuộc nhóm 3, gây ra sự thiếu sót trong việc phân nhóm một số NH có cổ đơng nước ngồi sở hữu dưới 10% nhưng có vai trị khá quan trọng trong hệ thống như Sacombank, ACB, Eximbank .
• Cuối cùng, HTXHTN nội bộ của ACB chỉ chấm điểm tài chính và phi tài chính, thiếu các đánh giá về lịch sử uy tín giao dịch với ACB và các NH khác, lịch sử vi phạm các quy định của NHNN... Các nội dung này cũng rất quan trọng, có thể giúp đánh giá thiện chí và uy tín của đối tác. Tuy nhiên ACB lại không đưa các yếu tố này vào.
2.5.2.4. Kết quả chấm điểm một số chỉ tiêu còn mang tính chủ quan. Thao tác chấm điểm cịn thủ cơng
Một số chỉ tiêu đánh giá về khả năng quản trị rủi ro và điều hành cịn mang nặng tính chủ quan vì việc lấy các thơng tin phù hợp cịn rất hạn hạn chế. Đây là các chỉ tiêu đánh giá cần thiết, do đó việc thiếu sót thơng tin làm ảnh hưởng đến kết quả
chấm điểm và kết quả sẽ mang tính chủ quan của người chấm.
Hiện tại ACB chỉ có phần mềm chấm điểm dành cho các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Việc chấm điểm xếp hạng cho NH trong nước vẫn được thực hiện nhập liệu và chấm điểm thủ công trên file excel với các lệnh được người chấm cài sẵn. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, truy xuất, kiểm tra và tốn kém thời gian hơn so với việc thực hiện trên một phần mềm tự động.
2.5.2.5. Kết quả xếp hạng chưa được sử dụng để tiến hành phân nhóm nợ và trích lập dự phịng
Hiện tại kết quả xếp hạng là căn cứ tham khảo để ra quyết định kinh doanh với các NHTM trong nước chứ chưa được dùng làm căn cứ phân nhóm và trích lập dự phòng các khoản tiền gửi/cho vay các NH này. Lý do là việc trích lập dự phịng sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận và nguồn vốn kinh doanh của ACB nên NH chưa thực hiện hoạt động này.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1.Chưa có khung pháp lý quy định và hướng dẫn rõ ràng về việc xây dựng Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho khách hàng là các Ngân hàng thương mại trong nước và áp dụng trích lập dự phịng.
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” có đưa ra
quy định về việc xây dựng HTXH tín nhiệm đối với các đối tượng khách hàng phục vụ quản lý và phân loại nợ tuy nhiên chưa quy định chi tiết rõ ràng. Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư số 21/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phịng, thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 780/QĐ-NHNN. Tiếp đó, Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN đã có đưa ra quy định là các TCTD cần phải xây dựng HTXHTN nội bộ dành cho các đối tượng khách hàng và HTXHTN này cần phải được cải tiến hàng năm. Yêu cầu này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/06/2013 (thời hạn đã được hoãn thêm 1 năm đến ngày 01/06/2014). Tuy nhiên, riêng đối với nhóm khách hàng là TCTD, việc xây dựng
HTXHTN nội bộ là gặp nhiều khó khăn hơn cả, khó khăn về phương pháp xây dựng, về kho dữ liệu và cách áp dụng thống nhất trong hệ thống.
Việc NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NH về việc xây dựng HTXHTN nội bộ tuy nhiên lại không đưa ra một hệ thống quy chuẩn hay hướng dẫn xây dựng cụ thể, dẫn đến các NH xây dựng theo khẩu vị rủi ro của họ, do đó khơng tránh khỏi những hạn chế sai sót như:
• Việc XHTN mang tính chủ quan và đối phó, chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro và quyết định kinh doanh. Dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro...của các NH.
• Tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi NH cũng như xã hội khi mỗi NH tự xây dựng HTXHTN nội bộ riêng.