Định hướng và chiến lược phát triển của NHTMCP Á Châu giai đoạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 85)

2011-2015 và tầm nhìn đến 2020

Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 của ACB là trở thành một trong bốn NH có quy mơ lớn nhất Việt Nam, hoạt động hiệu quả và an toàn. ACB sẽ là NH đa năng, dẫn đầu về tập trung vào khách hàng và quy trình vận hành hiệu quả nhằm xứng với sứ mệnh và tầm nhìn theo khẩu hiệu slogan của ACB “Ngân hàng của mọi nhà”. Định hướng chiến lược này gồm 2 nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó

tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động NH thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế

(Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a).

Trong bối cảnh chung đó, sự cố xảy ra với ACB trong tháng 8 /2012 đặt ra những thách thức càng lớn hơn đối với ACB trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015. Sau giai đoạn đầu xử lý khủng hoảng, đảm bảo an toàn thanh khoản cho NH, HĐQT ACB đã chỉ đạo tập trung tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của NH, đồng thời tổ chức rà soát, xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra sau khủng hoảng, đảm bảo các điều kiện phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững cho NH.

3.1.1. Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng

ACB định hướng tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng. Trong đó ưu tiên tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi là hoạt động Ngân hàng

thương mại ở địa bàn đô thị với các chiến lược đưa ra như sau:

• Rà sốt lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của NH từ nay đến 2015 phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an tồn, hiệu quả.

• Ưu tiên tâp trung phát triển hoạt động kinh doanh NH bán lẻ, với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.

• Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng cơng ty lớn và Định chế tài chính một cách có chọn lọc. Ngồi quan hệ tín dụng, ACB cần tập trung phát triển các sản phẩm NH giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm khách hàng này (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

3.1.2. Tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế

Trước bối cảnh tái cấu trúc mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng nói chung, ACB cũng đề ra các mục tiêu cần hướng tới nhằm hoàn thiện cơ cấu hoạt động và nâng cao quản trị điều hành cũng như quản lý rủi ro trong thời gian tới, cụ thể:

• Xây dựng và củng cố hình ảnh của NH, xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa cơng ty.

• Tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT, đồng thời thực hiện kế hoạch chuyển đổi hệ thống điều hành. Xây dựng mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực.

• Nâng cao vai trị quản trị của HĐQT, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên HĐQT vào hoạt động quản trị.

• Xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ Quy tắc ưng xử (Code of Conduct).

• Kiện tồn tở chưc và hoạt động của BĐH, phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của BĐH và các thành viên BĐH.

• Thực hiện trong nửa đầu năm 2013 chương trình sắp xếp lại kênh phân phối thành hệ thống hai cấp.

• Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chưc năng: quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, v.v., đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của Khối Thị trường tài chính, Khối Cơng nghệ thông tin, v.v.

Tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của ACB trong giai đoạn sắp tới (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

3.1.3. Đối với hoạt động kinh doanh trên Khối Thị trường tài chính

Trước những quy định mới của NHNN ban hành về việc kinh doanh giữa các TCTD với nhau, ACB cũng nhận thức được yêu cầu cần thiết phải tiến hành sắp xếp và định hướng lại hoạt động của các Khối – Phịng – Ban – Bộ phận có liên quan đến hoạt động kinh doanh này, bao gồm các nội dung sau:

• Điều chỉnh lại chỉ tiêu kinh doanh cho Khối Thị trường tài chính và tồn hệ thống kinh doanh của ngân hàng cho phù hợp với tình hình và quy định của NHNN. Thời gian từ năm 2011 về trước, ACB là một trong những ngân hàng hoạt động với quy mô lớn trên thị trường liên ngân hàng, lợi nhuận từ mảng kinh doanh vốn, ngoại tệ, vàng với các TCTD trong và ngoài nước đem lại thu nhập đáng kể chiếm từ 50-60% lợi nhuận của toàn ngân hàng. Từ năm 2012, với những quy định mới ban hành của NHNN và biến cố tháng 08/2012, lợi nhuận từ mảng này của ACB suy giảm đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả ngân hàng. Do đó, ACB tiến hành giảm chỉ tiêu vốn kinh doanh phân bổ cho mảng này đồng thời tăng vốn cho Khối Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với các TCTC một cách có chọn lọc

• Cơ cấu lại các phịng- Bộ phận có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính. Cụ thể, tách biệt bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro có

liên quan đến hoạt động trên Thị trường tài chính.

• Rà sốt lại các văn bản quy định hướng dẫn về quy trình giao dịch, cơng tác quản lý, giám sát các giao dịch giữa ACB với các khách hàng là TCTD trong nước.

• Rà sốt và cải tiến Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho các Khách hàng là Định chế tài chính như ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngồi, cơng ty chứng khốn, quỹ tín dụng... để trình Cơ quan quản lý nhà nước; tiến đến áp dụng phục vụ công tác xếp hạng, phân loại tài sản Có và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

3.2. Giải pháp hồn thiện Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng Thương mại trong nước tại NH TMCP Á Châu

Như đã đề cập ở các Chương trước cùng với định hướng mục tiêu ACB đã đề ra trong thời gian tới thì nhiệm vụ phải cải tiến và hoàn thiện HTXHTN nội bộ dành cho khách hàng là các TCTD bao gồm NHTM trong nước là điều rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu là hoàn thiện HTXHTN đối với các NHTM trong nước hiện đang được áp dụng tại ACB, tác giả đề xuất đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá và điều chỉnh tỷ trọng

Từ HTXHTN hiện có, ACB có thể xem xét đưa thêm vào một số chỉ tiêu đánh giá tương ứng với từng nhóm chỉ tiêu dựa trên việc tham khảo so sánh hợp lý với mơ hình xếp hạng BFSR của Moody's và tài liệu XHTN của E&Y đồng thời điều chỉnh bổ sung các chỉ tiêu có tính đến các yếu tố đặc thù của VN. Chi tiết như sau:

3.2.1.1. Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính

Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính, tác giả đề xuất điều chỉnh giá trị và cơ cấu điểm của tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (%) về mức trung bình là 60%. Ngồi ra, tác giả đề xuất bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá sau:

Vốn cấp 1/Tổng tài sản có rủi ro quy đổi (%): chỉ số này áp dụng nhằm

đánh giá nguồn vốn lõi của NH so với tổng tài sản có rủi ro. Theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ này đạt mức 6-7% là đảm bảo.

Chất lượng tài sản:

 Để đánh giá chất lượng danh mục chứng khoán, danh mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác, và danh mục tài sản Có khác cần có sự kết hợp nhiều tiêu chí và khơng có một chuẩn giá trị cụ thể nào có thể phản ánh được hết trong một chỉ số. Do đó, tác giả đề xuất đưa phần đánh giá rủi ro hai khoản mục này vào nhóm Quản lý rủi ro, được đề cập ở mục

3.2.1.2 bên dưới.

Khả năng thanh khoản:

(Vốn thị trường – Tài sản thanh khoản)/Tổng tài sản (%): tỷ lệ này đánh

giá mức độ NH sử dụng các nguồn vốn vay (ngoài huy động tiền gửi khách hàng) để tài trợ cho các khoản mục tài sản khơng có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ này càng cao thì điểm càng thấp, theo Moody's thì mức trung bình là 0-10% [tương ứng điểm C]. vốn thị trường gồm các khoản vay NHNN, vay từ các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá. Tài sản thanh khoản bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác dưới 3 tháng, trái phiếu chính phủ trừ đi nhận tiền gửi và vay TCTD khác dưới 3 tháng.

Sau khi thực hiện bổ sung các chỉ số nêu trên, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoàn chỉnh được đề xuất viết lại theo Bảng 3.1.

Bảng 3.1 : Hệ thống chỉ tiêu tài chính sau khi điều chỉnh và bổ sung Nhóm chỉ tiêu tài chính Tỷ trọng Chỉ tiêu đánh giá

A. An tồn vốn 20% 1.Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro quy đổi (%)

2.Vốn chủ sở hữu điều chỉnh/ Tổng tài sản (%)

3. Vốn cấp 1/Tổng tài sản có rủi ro quy đổi (%)

B. Chất lượng tài sản 30% 1. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) - 89 -

2.Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

3.Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng nợ xấu (%) 4.(VCSH+ quỹ dự phịng rủi ro tín dụng)/Tổng nợ

xấu (lần)

5.Chi phí trích lập dự phịng rủi ro/Lợi nhuận trước

dự phòng (%)

C. Khả năng thanh khoản

30% 1.Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (%)

2.Tổng dư nợ ròng/Tổng vốn huy động ngoài

interbank (%)

3.Huy động interbank/Tổng nguồn vốn (%)

4.Huy động từ dân cư và TCKT/Tổng nguồn vốn

(%)

5.Tiền gửi và cho vay các TCTD khác/Tiền gửi và đi

vay tại các TCTD khác (lần)

6. (Vốn thị trường – Tài sản thanh khoản)/ Tổng tài sản (%)

D. Khả năng sinh lời 20% 1. Thu nhập lãi rịng/Tổng tài sản sinh lời bình qn (NIM) (%)

2. Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản bình quân (ROA) (%)

3. Lợi nhuận thuần/VCSH bình qn (ROE) (%)

4. Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%)

5. Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh (%)

3.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính, tác giả đề xuất tách biệt hai nhóm chỉ tiêu về đánh giá Quản trị điều hành Quản lý rủi ro, bổ sung các chỉ tiêu đánh

giá cụ thể và chi tiết hơn với tổng tỷ trọng của cả hai nhóm chỉ tiêu này là 45%. Đồng thời cũng tách bạch ba nhóm chỉ tiêu Thị phần, vị thế canh tranh ngành

Khả năng nhận hỗ trợ. Nhóm đánh giá Thị phần không thay đổi và vẫn giữ tỷ trọng 20%. Chỉ tiêu về Khả năng cạnh tranh và ổn định hoạt động được giữ tỷ trọng 20%, Khả năng nhận hỗ trợ là 10%. Ngoài ra, tác giả đề xuất bổ sung nhóm

đánh giá Uy tín và lịch sử quan hệ với các TCTD (gồm cả ACB) với tỷ trọng 5%. Chi tiết các chỉ tiêu cần bổ sung và điều chỉnh như sau:

Quản trị điều hành: tác giả điều chỉnh gồm các tiêu chí sau

Cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị điều hành: chỉ tiêu này có thể đánh

giá thơng qua các yếu tố như cơ cấu cổ đông, cơ cấu tổ chức quản lý, mối quan hệ giữa cổ đông - ban quản lý điều hành, số lượng thành viên độc lập trong HĐQT, định hướng chính sách phát triển trong tương lai, chính sách nhân sự...

Giao dịch với các biên liên quan: đánh giá chỉ tiêu này thơng qua quy

mơ, mục đích, quy định về giao dịch giữa NH với các bên liên quan

(cổ đông, ban quản lý điều hành, công ty con..)

Công bố thông tin: đánh giá thông qua tần suất cung cấp các BCTC và các báo cáo khác ra công chúng, thời gian công bố từ khi kết thúc kỳ kế toán, mức độ hợp tác của đối tác về việc cung cấp thông tin để phục vụ đánh giá xếp hạng tín nhiệm.

Quản lý rủi ro: tác giả điều chỉnh gồm các tiêu chí sau

Cơ chế quản lý rủi ro: đánh giá thông qua các yếu tố như nhận thức về rủi ro của HĐQT- BĐH, hoạt động của hội đồng Quản lý Nợ-Có ALCO, Hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro, xây dựng và áp dụng HTXHTN vào hoạt động kinh doanh....

Hệ thống kiểm soát nội bộ: đánh giá thông qua việc ban hành đầy đủ các

thủ tục về quy trình, nghiệp vụ; Hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ, khả năng kiểm tra chéo giữa các phòng ban...

Mức độ tập trung danh mục tín dụng: đánh giá thông qua mức độ tập trung danh mục tín dụng theo ngành và đối tượng như đã có đề cập trong Chương 2.

Mức độ rủi ro của danh mục chứng khoán, danh mục gửi và cho vay các TCTD khác, danh mục tài sản có khác: việc đánh giá chất lượng của các

khoản mục này gặp khó khăn hơn do chất lượng và số lượng thông tin cơng bố cịn hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét thơng qua việc nhận định một số yếu tố như : Giá trị danh mục chứng khoán của

TCKT/Tổng tài sản (%), mức độ giảm giá của các chứng khốn TCKT, tình hình hoạt động của các TCKT đó, tình hình trích lập dự phịng giảm giá chứng khoán của ngân hàng...Mức độ rủi ro của danh mục tiền gửi và

cho vay các TCTD khác có thể xem xét thơng qua danh mục các TCTD mà NH đã gửi tiền hoặc cho vay, tình hình tài sản đảm bảo, tình hình trích lập dự phịng theo TT02/2013...Đối với khoản mục tài sản có khác,

cán bộ chấm điểm có thể xem xét đến Quy mô các giao dịch ủy thác đầu tư, mua bán chứng khoán/Tổng tài sản (%), đối tác tham gia giao dịch và các loại giấy tờ có giá nào đang được mua bán trong các giao dịch đó, tình hình thuyết minh chi tiết các khoản mục... này để đánh giá mức

độ rõ ràng về thông tin và rủi ro của các khoản mục.

Khả năng cạnh tranh và ổn định hoạt động: tác giả bổ sung các tiêu chí sau

Mức độ ổn định của hệ số CAR (trong 3 năm gần nhất): đánh giá thơng qua CAR trung bình trong 3 năm gần nhất.

Mức độ ổn định của thu nhập (trong 3 năm gần nhất): đánh giá thông qua

tỷ lệ thu nhập từ hoạt động truyền thống (Cho vay, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối) chiếm bao nhiêu % tổng thu nhập trong ba năm gần nhất. Mức trung bình là 40-60%.

Mức độ ổn định tăng trưởng tổng tài sản (trong 3 năm gần nhất): đánh

giá thông qua tỷ lệ tăng trưởng Tổng tài sản bình quân 3 năm gần nhất.

Mức độ đa dạng hóa khu vực hoạt động: đánh giá mức độ hoạt động là trong nước, ngoài nước, phạm vi hoạt động rải khắp toàn quốc hay chỉ tập trung theo vùng miền/ở các thành phố lớn.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: đánh giá thơng qua số lượng các

sản phẩm dịch vụ cung cấp, các sản phẩm mới, thu nhập từ dịch vụ so với

tồn ngành.

Hệ thống Cơng nghệ thơng tin: đánh giá thơng qua tính hiện đại của Hệ

thống CoreBanking, các nghiệp vụ đều thao tác trên phần mềm hay vẫn cịn sử dụng excel...

Uy tín và lịch sử quan hệ với các TCTD: tác giả bổ sung các tiêu chí sau

Tuân thủ các quy định của NHNN và các quy định pháp luật có liên quan (trong vòng 3 năm trở lại đây): Có sự kiện khơng tn thủ các quy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w