Tiêu chí đánh giá năng lực điều hành và quản lý NH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 56 - 58)

Điểm Tiêu chí Điều kiện

A

1. Nhận thức về QLRR của cả BĐH và HĐQT ở mức cao, có đưa ra khẩu vị rủi ro và thảo luận các rủi ro chính của NH ít nhất hàng quý. BĐH có họp xem xét về các rủi ro chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh mục đầu tư, rủi ro tuân thủ, rủi ro khác ít nhất hàng tháng.

2. NH đã tách biệt chức năng kinh doanh và quản lý rủi ro. Đã có Giám đốc quản lý rủi ro độc lập với BĐH, báo cáo trực tiếp HĐQT. Đã tính tốn và áp dụng lợi nhuận trên vốn tối thiểu sau tất cả rủi ro (RAROC) đối với các sản phẩm chính của NH.

3. NH đã thành lập Hội đồng ALCO và có tổ chức họp định kỳ ít nhất hàng tháng, chức năng ALCO được thực hiện đầy đủ.

4. NH đã thiết lập các công cụ đánh giá và đo lường rủi ro với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin quản lý. Tất cả các rủi ro bao gồm tín dụng, thị trường, vận hành đều được đo lường riêng và đo lường tổng thể (thông qua giá trị vốn kinh tế).

5. Danh mục tín dụng của NH được đánh giá lại tổng thể ít nhất hàng q, có đưa ra được khoản lỗ ước tính cũng như kế hoạch đảm bảo an toàn vốn.

6. Rủi ro thị trường, thanh khoản được đánh giá realtime. Stress test được thực hiện đối với các loại rủi ro chính của NH.

Đạt ít nhất 5/6 tiêu chí

B

có đưa ra khẩu vị rủi ro và thảo luận các rủi ro chính của NH ít nhất hàng quý. BĐH có họp xem xét về các rủi ro chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh mục đầu tư, rủi ro tuân thủ, rủi ro khác ít nhất hàng tháng.

2. NH đã thành lập ALCO và có tổ chức họp định kỳ hàng tháng, chức năng ALCO được thực hiện đầy đủ.

3. NH đã thiết lập các công cụ đánh giá và đo lường rủi ro với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin quản lý.

4. NH đã tách biệt chức năng kinh doanh và quản lý rủi ro, đã tính tốn và áp dụng lợi nhuận trên vốn tối thiểu sau tất cả rủi ro (RAROC) đối với các sản phẩm chính của NH.

5. Danh mục tín dụng của NH được đánh giá lại tổng thể ít nhất nửa năm 1 lần, có đưa ra được khoản lỗ ước tính cũng như giải pháp đảm bảo an tồn vốn.

4/5 tiêu chí

C

1. HĐQT có nhận thức về các rủi ro chung tuy nhiên còn hạn chế. HĐQT thảo luận các rủi ro chung với BĐH ít nhất 2 lần trong năm.

2. Các rủi ro về danh mục tín dụng, đầu tư, thị trường được đánh giá hàng quý.

3. Đã có ALCO và thực hiện đầy đủ chức năng, họp định kỳ ít nhất hàng quý.

4. Đã tách biệt chức năng kinh doanh và quản lý rủi ro.

D

1. Nhận thức về vai trò quản trị rủi ro của BĐH và HĐQT cịn kém so với quy mơ của NH. Việc thiết lập các khẩu vị rủi ro của NH chủ yếu do BĐH hơn là HĐQT.

2. Chưa có ALCO hoặc ALCO mới thành lập, chức năng ALCO chưa được thực hiện đầy đủ.

3. Chức năng quản lý rủi ro chưa được tách biệt hoàn toàn với chức năng kinh doanh.

4. Các rủi ro chung của NH được thảo luận ít hơn 2 lần trong năm. Khơng có đánh giá định kỳ danh mục tín dụng

5. Các cơng cụ đo lường rủi ro cịn hạn chế.

E 1. HĐQT khơng tham gia vào việc thiết lập khẩu vị rủi ro NH. 2. Chưa có ALCO hoặc ALCO mới thành lập, chức năng ALCO

chưa được thực hiện đầy đủ. Các cơng cụ đo lường định tính rủi ro thị trường đang trong quá trình phát triển. Chưa tách biệt chức năng kinh doanh và quản lý rủi ro.

Chưa ban hành các giới hạn tín dụng theo ngành nghề và các chính sách tín dụng định kỳ.

Tỷ lệ nợ xấu bình quân 2 năm gần nhất ≥5%. Hệ thống thông tin quản lý yếu kém, dữ liệu quá khứ về khách hàng không được cập nhật đầy đủ và online. 

“Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, 2012 [7]”

Đánh giá mức độ tập trung tín dụng: trường hợp chỉ có thơng tin về mức

độ tập trung tín dụng theo ngành thì chấm điểm theo chỉ tiêu này, trường hợp có cả 2 chỉ tiêu tập trung danh mục tín dụng theo ngành và theo đối tượng thì lấy điểm thấp nhất của của 2 chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w