Các hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 44)

2.1. Giới thiệu về NHTMCP Á Châu

2.1.3. Các hoạt động kinh doanh

Các hoạt động chính của ACB và các cơng ty con là huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các TCTD trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, cơng trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh tốn, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ NH khác (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

2.1.4. Cơ cấu cổ đơng

• Vốn điều lệ tính đến 31/12/2012 của ACB là 9.376.965 triệu đồng. Cơ cấu cổ đơng gồm 30% sở hữu của nước ngồi; 70% sở hữu trong nước (Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8]).

• Danh sách cổ đơng quan trọng của ACB tại thời điểm 31/12/2012:

Bảng 2.1 : Danh sách Cổ đông quan trọng của ACB tại 31/12/2012

Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu

Standard Chartered APR Ltd. 8,77%

Connaught Investors Ltd 7,26%

Dragon Financial Holdings Limited 6,81%

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited 6,23% Gia đình ơng Trần Hùng Huy (cha, mẹ, anh, em ruột) 8,36%

“Nguồn: Stockbiz, 2013 [17]”

2.1.5. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2 : Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

giai đoạn 2008-Quý 2/2013

Chỉ tiêu/ Năm 2008 2009 2010 2012 2012 6T/2013

Tổng tài sản 105.306 167.724 205.103 281.019 176.308 169.404 Tổng vốn huy động 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500 152.831 Tổng dư nợ cho vay 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815 110.477

Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.838 3.102 4.203 1.043 944

Chi phí/Thu nhập (%) 37,5 36,6 39,3 4,2 73,2 91,96

Nợ xấu/Dư nợ cho vay (%) 0,89 0,41 0,34 0,88 2,46 3,0

ROE (%) 35,52 31,76 28,91 36,02 8,5 -

ROA (%) 2,68 2,08 1,66 1,73 0,5 -

“Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu, 2010-2013a [8] và 2013b [9]” ACB có tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận gia tăng mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008-2011. Sang

năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng sự kiện xảy ra tháng 8/2012 và việc thực hiện theo các quy định mới của NHNN về đóng trạng thái vàng và hoạt động gửi tiền và cho vay giữa các TCTD đã khiến hoạt động kinh doanh của ACB giảm sút mạnh. Các số liệu thực hiện về quy mô tổng tài sản, huy động và lợi nhuận sau thuế đều giảm. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong năm 2012 kéo đến quý II/2013. Lợi nhuận sụt giảm làm tỷ lệ chi phí/thu nhập gia tăng từ mức trung bình 40% lên đến 73.2% trong năm 2012.

Kế hoạch năm 2013, ACB sẽ giảm dư nợ tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động nhằm cải thiện các chỉ số tài chính.

2.2. Thực trạng về việc triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống xếp hạng tínnhiệm nội bộ đối với các đối tượng khách hàng là Ngân hàng tại các ngân hàng nhiệm nội bộ đối với các đối tượng khách hàng là Ngân hàng tại các ngân hàng Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4, quyết định số 493/2005/QD-NHNN thì trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, các TCTD tiến hành xây dựng HTXHTN nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Cụ thể là đối với tất cả đối tượng khách hàng là các tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ tín dụng với TCTD, thì TCTD xây dựng một HTXHTN nội bộ dành cho đối tượng đó, bao gồm cả khách hàng là các TCTD khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến năm 2008, NHNN vẫn khơng có động thái về việc yêu cầu các TCTD phải nộp các HTXHTN về NHNN. Trong thời gian từ năm 2008 đến đầu năm 2012, chỉ có khoảng 10-20 ngân hàng trong nước đã tiến hành triển khai xây dựng HTXHTN nội bộ dành cho đối tượng là các TCTD và áp dụng vào thực tế.

Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2012 cho đến nay, NHNN đã ban hành nhiều quy định liên quan đến hoạt động gửi tiền và cho vay giữa các TCTD và u cầu phân loại tài sản Có cũng như trích lập dự phịng để đảm bảo an tồn trong hoạt động. Thơng tư số 21/2012/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2012 và Thông tư số

01/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT- NHNN về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, có đưa ra các quy định chặt chẽ

hơn về các tiền gửi (chỉ bao gồm tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kỳ hạn khơng quá 3 tháng) và khoản cho vay (kỳ hạn tối đa là 1 năm) giữa các TCTD với nhau. Sau đó NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN yêu cầu các TCTD phải thực hiện XHTN và phân loại & trích lập dự phịng đối với các tài sản Có, trong đó bao gồm cả cho vay và tiền gửi (loại trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD khác. Thời hạn thi hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN được lùi một năm đến 01/06/2014. Như vậy các TCTD bao gồm các NH trong nước phải thực hiện áp dụng HTXHTN nội bộ, phân loại và trích lập dự phịng cho cả các khoản tiền gửi kỳ hạn, cho vay, kinh doanh giấy tờ có giá tại các TCTD khác.

Như vậy việc xây dựng HTXHTN nội bộ dành cho khách hàng là các NHTM trong nước tại là đòi hỏi cấp thiết. Từ khi TT02/2013 được ban hành, các NH VN đã nhanh chóng triển khai xây dựng HTXHTN theo như quy định để đáp ứng đúng thời hạn đề ra là tháng 06/2014. Như vậy nếu như đáp ứng đúng lộ trình đề ra, đến tháng 06/2014, tất cả các NHTM trong nước đều phải có một HTXHTN nội bộ dành cho đối tượng khách hàng là các TCTD.

ACB là một trong những ngân hàng đã thực hiện xây dựng HTXHTN nội bộ dành cho các NHTM trong nước từ rất sớm. Do đó tác giả đã lựa chọn để tìm hiểu về HTXHTN nội bộ này tại ACB, được trình bày chi tiết ở mục 2.3.

2.3. Thực trạng Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàngThương mại trong nước tại NH TMCP Á Châu Thương mại trong nước tại NH TMCP Á Châu

2.3.1.Quy trình cấp hạn mức giao dịch đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại NHTMCP Á Châu trong nước tại NHTMCP Á Châu

Hiện tại quy trình cấp hạn mức giao dịch đối với NHTM trong nước tại ACB được áp dụng thống nhất theo “Thủ tục cấp hạn mức giao dịch đối với các Định

chế tài chính” [10] ban hành ngày 28/06/2013. Định chế tài chính bao gồm NHTM

trong nước, NH nước ngồi, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty tài chính, Cơng ty cho - 31 -

th tài chính, Cơng ty bảo hiểm, Cơng ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư, Quỹ tín dụng nhân dân.

Các đối tượng chính tham gia vào quy trình tác nghiệp được hướng dẫn trong thủ tục này bao gồm:

• Đơn vị Kinh doanh: là các phịng thuộc khối Thị trường tài chính gồm Phịng kinh doanh vốn, Phịng kinh doanh vàng và ngoại tệ, Phòng bán hàng và phát triển sản phẩm ngân quỹ.

• Bộ phận Phân tích các Định chế tài chính (BP.Phân tích ĐCTC)– Trung tâm tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính: là bộ phận chịu trách nhiêm thực hiện xếp hạng tín nhiệm, lập tờ trình thẩm định đề xuất cấp các hạn mức giao dịch cho các đối tác.

• Các phịng có liên quan đến việc định giá tài sản:  Nếu tài sản là cổ phiếu: Phòng Đầu tư định giá.

 Nếu tài sản là trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu TCTD, các quyền phát sinh từ các khoản cho vay TCKT: Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính thẩm định.

 Nếu tài sản là động sản, bất động sản: Phịng thẩm định tài sản định giá.

• Trung tâm pháp lý chứng từ : là nơi hoàn tất các thủ tục pháp lý để ký kết và thực hiện giao dịch, bao gồm soạn Hợp đồng hạn mức giao dịch, Hợp đồng đảm bảo, các văn bản khác (nếu có).

• Phịng kho quỹ Hội sở – Khối vận hành: là nơi lưu bản chính hồ sơ tài sản.

• Phịng Hỗ trợ tín dụng – Khối vận hành: là nơi chịu trách nhiệm cập nhật và kiểm soát các hạn mức, quản lý hồ sơ.

• Ủy Ban Tín Dụng gồm các thành viên thuộc Ủy ban tín dụng, có thẩm quyền quyết định cấp mới/khơng cấp/tái cấp hạn mức giao dịch dựa trên tồn bộ hồ sơ cấp hạn mức giao dịch.

Theo Thủ tục cấp hạn mức giao dịch đối với các Định chế tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), quy trình cấp hạn mức giao dịch đối với các NHTM VN bao gồm 7 bước như sau:

2.3.1.1. Đơn vị kinh doanh lập phiếu yêu cầu theo mẫu gửi BP. Phân tích ĐCTC

Đơn vị kinh doanh liên hệ đối tác tìm hiểu nhu cầu cấp hạn mức giao dịch, thu thập các thông tin ban đầu về nhu cầu cấp hạn mức giao dịch (loại hạn mức, mục đích, số tiền, kỳ hạn, lãi suất, loại tài sản đảm bảo...), chuyển phiếu yêu cầu đề nghị cấp hạn mức giao dịch đến Bp. Phân tích ĐCTC – thuộc trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính.

Sau khi chuyển hồ sơ cho Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính, đơn vị kinh doanh tiếp tục theo dõi quá trình phối hợp và là đầu mối làm việc với đối tác nếu các bên có yêu cầu hỗ trợ.

2.3.1.2. Lập Phiếu yêu cầu chuyển các bên có liên quan để xử lý hồ sơ

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính căn cứ phiếu yêu cầu của đơn vị kinh doanh, tiến hành liên hệ và yêu cầu đơn vị kinh doanh cung cấp các hồ sơ cần thiết theo quy định để phục vụ cho quy trình thẩm định, xem xét cấp hạn mức giao dịch theo quy chế/ quy định của ACB từng thời kỳ.

Đơn vị kinh doanh gửi phiếu yêu cầu đề nghị định giá tài sản bảo đảm trong trường hợp cấp hạn mức giao dịch có đảm bảo bằng tài sản. Đối với từng loại tài sản tương ứng thì đơn vị kinh doanh gửi phiếu yêu cầu về các đơn vị khác nhau như hướng dẫn nêu trên.

2.3.1.3. Thẩm định tài sản bảo đảm

Các bên được đơn vị kinh doanh đề nghị thẩm định/định giá tài sản bảo đảm thực hiện thẩm định theo quy định hiện hành và cung cấp kết quả cho đơn vị kinh doanh. Sau đó đơn vị kinh doanh gửi kết quả thẩm định cho Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính làm cơ sở trình cấp hạn mức giao dịch cho đối tác.

2.3.1.4. Thẩm định cấp Hạn mức giao dịch

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính sau khi tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ yêu cầu từ đơn vị kinh doanh và tiến hành thẩm định đối tác, chấm điểm xếp hạng tín nhiệm, lập tờ trình theo mẫu để cấp hạn mức giao dịch. Việc phân bổ và cấp hạn mức phải theo đúng quy định/quy chế của ACB trong từng thời kỳ.

2.3.1.5. Trình phê duyệt

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính phối hợp cùng đơn vị kinh doanh trình Ủy ban tín dụng phê duyệt hạn mức giao dịch cho đối tác.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp và Định chế tài chính gửi biên bản hợp Ủy ban tín dụng cho các bên có liên quan (đơn vị kinh doanh, phịng hỗ trợ tín dụng...) và giao tồn bộ hồ sơ cho Trung tâm pháp lý chứng từ để hoàn tất các thủ tục pháp lý tại ACB.

2.3.1.6. Thực hiện thủ tục cấp hạn mức theo phê duyệt

Trung tâm pháp lý chứng từ hoàn tất các thủ tục pháp lý, hợp đồng, văn bản cần thiết. Sau khi hoàn tất soạn thảo và ký kết, Trung tâm pháp lý chứng từ chuyển hồ sơ cho Phịng hỗ trợ tín dụng. Đối với bản chính hồ sơ tài sản thì lưu tại Phịng kho quỹ Hội sở.

2.3.1.7. Quản lý Hạn mức giao dịch của đối tác

Phịng hỗ trợ tín dụng cập nhật và kiểm sốt các hạn mức được phê duyệt lên chương trình quản lý, tạo mã tài sản và quản lý hồ sơ.

Nếu đối tác có nhu cầu giải ngân trong hạn mức giao dịch vốn được cấp, đơn vị kinh doanh cùng Trung tâm pháp lý chứng từ, Phịng hỗ trợ tín dụng, Phịng Kế tốn tác nghiệp Ngân quỹ thuộc Kế toán trưởng sẽ cùng phối hợp thực hiện soạn hợp đồng, giải ngân, hạch toán, thu nợ, xử lý nợ, tất toán hợp đồng theo đúng quy định tại “Thủ tục giải ngân, quản lý khoản cho vay TCTD” được ACB ban hành

ngày 04/10/2012.

2.3.2. Chi tiết Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng Thương mại trong nước tại NH TMCP Á Châu

Mơ hình XHTN đối với các NHTM trong nước mà ACB đang triển khai áp dụng trên cơ sở tư vấn của các chun gia tài chính, tham khảo mơ hình chấm điểm tín nhiệm của E&Y và mơ hình xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của Moody's đồng thời có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại ACB và các yếu tố như: khả năng định lượng một số chỉ tiêu, khả năng thu thập thông tin, các quy định pháp lý tại Việt Nam, tình hình thực tế ngành và bối cảnh của từng giai đoạn.

Theo tài liệu của ACB về Hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với các NHTM trong nước (2012), ACB xếp hạng rủi ro các NHTM trong nước thành 10 hạng với

các rủi ro từ thấp đến cao tương ứng là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Việc chấm điểm sẽ dựa trên 2 phần: chấm điểm định lượng dựa trên các chỉ số

tính tốn trực tiếp từ báo cáo tài chính và chấm điểm định tính các chỉ tiêu phi tài chính dựa trên cơ sở đánh giá của ACB về các mặt của đối tác. Các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu.

2.2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu, bộ giá trị và cơ cấu điểm

Các chỉ tiêu đánh giá có khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 100, 80, 60, 40 và 20 (điểm ban đầu). Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và tỷ trọng tương ứng.

2.2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính

Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính ACB đánh giá hai nhóm chỉ tiêu quan trọng là Chất lượng tài sản và Khả năng thanh khoản. Do đó hai nhóm này có trọng số

là 30%, cịn lại An toàn vốn và Khả năng sinh lời nhận mức tỷ trọng 20%.

Bảng 2.3 : Hệ thống chỉ tiêu tài chính, bộ giá trị và cơ cấu điểm xếp hạng NHTM trong

nước tại ACB

I CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ

trọng Bộ giá trị và cơ cấu điểm

A Chỉ số bảo đảm an toàn vốn 20% 100 80 60 40 20

1 CAR (%) 10% >= 12 [11-12) [10-11) [9-10) < 9

2 Vốn chủ sở hữu điều chỉnh/Tổng tài sản (%) 10% >=10 [9-10) [8-9) [7-8) < 7 B Chất lượng tài sản 30% 100 80 60 40 20 3 Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng (%) 7% < 1 [1-2) [2-2.5) [2.5-3.5) >=3.5 4 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ tín dụng (%) 7% < 1.7 [1.7-3.5) [3.5-5.5) [5.5-8.0) >=8.0 5 Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng nợ xấu (%) 6% >=150 [110-150) [80-110) [50-80) < 50 6 (VCSH+ dự phòng)/Nợ xấu (lần) 5% >=30 [25-30) [20-25) [15-20) < 15 7 Chi phí dự phòng/Lợi nhuận

trước dự phòng (%) 5% < 15 [15-20) [20-25) [25-30) >=30

C Chỉ số khả năng thanh khoản 30% 100 80 60 40 20

8 Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

(%) 6% >=33 [28-33) [21-28 [15-21) < 15

9 Tổng dư nợ ròng/Tổng vốn huy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các Ngân hàng thương mại trong nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w