Nguyên tắc đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 62)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ laođộng

2.2.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia

Công ước số 97 của ILO cũng đưa ra một nguyên tắc quan trọng thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa NLĐ nước ngồi và NLĐ nước sở tại, đó là trong lĩnh vực điều kiện làm việc, quyền tự do lập hội và an sinh xã hội - các quốc gia phải đối xử với NLĐ di trú không kém thuận lợi hơn cách đối xử với người bản xứ - nguyên tắc đối xử quốc gia (national treatment). Theo ngun tắc này thì NLĐ nước ngồi sẽ được hưởng các quyền tương tự như NLĐ của nước đó hiện được hưởng theo quy định của luật pháp quốc gia tiếp nhận lao động. Các quốc gia khi đối xử với NLĐ nước ngồi “khơng kém thuận lợi

hơn” khi được áp dụng cho cơng dân của mình về những vấn đề sau: tiền cơng, tham gia tổ chức cơng đồn, thương lượng tập thể, an sinh xã hội” (Điều 6 Công ước số 97). Điều

25 của Công ước ICRMW 1990 quy định: “NLĐ di trú được hưởng sự đối xử bình đẳng

như các cơng dân của quốc gia nơi có việc làm liên quan đến vấn đề thù lao, các điều kiện làm việc khác… các điều kiện tuyển dụng…”

Nguyên tắc đối xử quốc gia được thể hiện tại Điều 81 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến

pháp và pháp luật Việt Nam và được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam”. Như vậy, Nhà nước Việt Nam cho phép NLĐ

nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hưởng các quyền tự do lao động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật và được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng.

2.2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)