7. Kết cấu của luận án
2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ laođộng
2.2.5. Xung đột pháp luật và phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong
2.2.5.1. Hiện tượng xung đột pháp luật trong quan hệ lao động của người lao động nước ngoài
Xung đột pháp luật (conflict of law) là một hiện tượng đặc thù xảy ra trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế [105, tr. 5]. Đây là một hiện tượng pháp lý, xuất hiện khi có hai hệ thống pháp luật hoặc nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế. Mặc dù thuật ngữ conflict of law có nghĩa là sự
“xung đột” nhưng xung đột pháp luật được hiểu là sự “xung đột” giữa các Hệ thống pháp
luật của các nước chứ không phải giữa các quy phạm luật hay chế định luật. Khái niệm
chung nhất về xung đột pháp luật đã được các học giả đưa ra như sau:
“Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi (quan hệ tư pháp quốc tế).”
QHLĐ của NLĐ nước ngoài là một loại quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi, do có ít nhất một trong các bên chủ thể mang quốc tịch nước ngồi. Do đó, QHLĐ của NLĐ nước ngồi sẽ có liên quan đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau như pháp luật của quốc gia mà NLĐ có quốc tịch, pháp luật của quốc gia là quốc tịch của NSDLĐ là cá nhân, pháp luật của quốc gia nơi NSDLĐ là pháp nhân đăng ký điều lệ hoặc có trụ sở chính, pháp luật của quốc gia nơi NLĐ đang thực hiện công việc ... Trong khi đó, hệ thống pháp luật các quốc gia khác nhau điều chỉnh QHLĐ của NLĐ nước ngồi có sự khác nhau ví dụ như các hệ thống các quy định về thiết lập, thực hiện, chấm dứt QHLĐ như đã trình bày tại phần trên [129, tr.2].
Xuất phát từ đặc điểm của QHLĐ của NLĐ nước ngoài và khái niệm xung đột pháp luật, chúng ta có thể thấy hiện tượng xung đột pháp luật có thể xảy ra trong QHLĐ của NLĐ nước ngồi nếu QHLĐ đó có khả năng chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Hiện tượng xung đột pháp luật trong QHLĐ của NLĐ nước ngồi có thể được định nghĩa như sau: xung đột pháp luật trong quan hệ
lao động của người lao động nước ngoài là hiện tượng pháp lý xảy ra khi quan hệ lao động của người lao động nước ngồi có thể được áp dụng điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau. Sự điều chỉnh này chỉ dừng lại ở mức độ “khả
năng” bởi vì các hệ thống pháp luật khác nhau không thể cùng một lúc điều chỉnh một quan hệ cụ thể được. Do đó, vấn đề cần phải giải quyết là trong các hệ thống pháp luật có liên quan đến QHLĐ của NLĐ nước ngoài, các quốc gia sẽ phải lựa chọn hệ thống pháp luật của quốc gia nào để áp dụng, việc lựa chọn sẽ phải dựa trên cơ sở hoặc nguyên tắc nào [129, tr. 7].
Như vậy, hiện tượng xung đột pháp luật trong QHLĐ của NLĐ nước ngoài cũng là một trong các vấn đề mà các quốc gia cần phải giải quyết trong quá trình điều chỉnh QHLĐ của NLĐ nước ngoài. Để giải quyết hiện tượng này, các quốc gia sẽ sử dụng các phương pháp chung giải quyết xung đột pháp luật của Tư pháp quốc tế là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
2.2.5.2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ lao động của người lao động nước ngoài