Thực hiện quan hệ laođộng của người laođộngnước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ laođộng

2.2.4.2. Thực hiện quan hệ laođộng của người laođộngnước ngoài

Khi NLĐ nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện làm việc tại họ sẽ tham gia vào QHLĐ và trở thành NLĐ với đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Do đó, QHLĐ được thực hiện trên cơ sở do các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ lao động được thể

của pháp luật mỗi nước. Nhìn chung, các quy định về duy trì và thực hiện QHLĐ áp dụng cho NLĐ nước ngoài và NLĐ nước sở tại khơng có sự phân biệt về nội dung và ngun tắc chung của pháp luật như quy định về tiền lương tối thiểu22, quy định về chống phân biệt đối xử với NLĐ nước ngoài23. Tuy nhiên, do yêu cầu quản lý, các quốc gia đều có các quy định riêng đối với HĐLĐ của NLĐ nước ngoài, nhưng những nội dung và nguyên tắc cơ bản vẫn phù hợp với chế định chung về HĐLĐ như hình thức hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản24, số lượng các ngày nghỉ lễ, thời hạn hợp đồng25. Những quy định riêng về HĐLĐ đối với NLĐ nước ngồi có thể được quy định trong một đạo luật độc lập, hoặc một phần riêng trong luật về lao động hoặc trong một văn bản pháp luật khác.

Tại các quốc gia có đạo luật độc lập đối với NLĐ nước ngồi (Ví dụ: Singapore, Hàn quốc, Đài Loan) thì HĐLĐ đối với NLĐ nước ngồi có phân biệt giữa NLĐ nước ngồi phổ thơng và NLĐ nước ngồi có chun mơn cao, phân định cơng việc, chế độ riêng đối với lao động phổ thông. Hầu hết các quốc gia đều có sự hạn chế đối với một số lĩnh vực ngành nghề (Ví dụ: Indonesia hạn chế NLĐ nước ngoài làm ở lĩnh vực nhân sự). Một số quốc gia sử dụng tỷ lệ phần trăm theo quy định pháp luật để đảm bảo rằng một tỷ lệ phần trăm nhất định của lực lượng lao động địa phương được sử dụng (Singapore, Việt Nam trước đây). Một số quốc gia khác hạn chế lợi ích mà NLĐ nước ngồi có thể được hưởng (Ví dụ: tiền lương, chế độ về an sinh xã hội). Ngược lại, một số quốc gia trao trách nhiệm cho NSDLĐ để đảm bảo rằng NLĐ nước ngoài phải được kiểm tra sức khỏe, phải được tham gia bảo hiểm xã hội (ở mức độ nhất định) và được dự tính cả chi phí hồi hương cho NLĐ nước ngồi (Philippines). Đơi khi các quy định quản lý lao động nước ngồi lại chính là để trao cho họ ưu đãi đặc biệt trong trường hợp thị trường lao động đòi hỏi (Singapore, Việt Nam). Các quy định về quyền và nghĩa vụ của NLĐ nước ngoài bao gồm những quyền, nghĩa vụ tương tự với NLĐ nước sở tại. Các hạn chế còn tồn tại ở các quốc gia đều do các nguyên nhân về an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xã hội.

22 Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật Malaysia số 732 về Hội đồng tư vấn lương quốc gia, Hội đồng tư vấn lương quốc gia ngày 16/7/ 2012 ban hành Chế độ lương tối thiểu (Minimum Wages Order 2012) và có hiệu lực thi hành vào 01/01/2013; cho phép các doanh nghiệp Malaysia được khấu trừ tiền thuế Levy đối với lao động nước ngoài khi thực hiện trả lương tối thiểu. Lương tối thiểu dành cho người lao động nước ngoài là 900RM/ tháng (áp dụng đối với vùng phía tây Malaysia) và 800RM/tháng (phía Đơng Malaysia). Tuy nhiên, lao động nước ngoài hành nghề giúp việc nhà tại Malaysia sẽ được miễn thuế Levy.

23 Theo Điều 3 Luật Lao động tiêu chuẩn Nhật Bản sửa đổi năm 1995 nghiêm cấm NSDLĐ có sự phân biệt đối xử với những NLĐ về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc do quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội. (https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/WEBTEXT/27776/64846/E95JPN01.htm truy cập ngày 8/3/2017)

24 Từ 1/4/2016, tất cả NSDLĐ tại Singapore phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ nước ngoài (http://www.mom.gov.sg/employment-practices/contract-of-service truy cập ngày 8/3/2017)

25 Theo quy định của Luật dịch vụ việc làm Đài Loan (Employment Service Act 2006, sửa đổi năm 2016), NSDLĐ được ký hợp đồng với NLĐ nước ngoài theo kỳ hạn là 3 năm, khi hết hạn HĐ đầu tiên nếu muốn thuê tiếp, NSDLĐ được xin gia hạn thêm 3 năm. Những người lao động nước ngồi khơng vi phạm pháp luật Đài Loan trong 3 năm thực hiện HĐLĐ có thể được ký hợp đồng lao động thêm 3 năm nữa để kéo dài HĐLĐ thành là 6 năm. NLĐ nước ngồi có thể làm việc tối đa là 12 năm, nhưng phải xuất cảnh về nước khi hết HĐLĐ 3 năm tiếp theo sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc. (http://laws.mol.gov.tw/eng/EngContent.aspx?msgid=68, truy cập ngày 8/3/2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)