Thiết lập quan hệ laođộng của người laođộngnước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ laođộng

2.2.4.1. Thiết lập quan hệ laođộng của người laođộngnước ngoài

Thiết lập QHLĐ với NLĐ là giai đoạn đầu tiên tạo lập mối quan hệ pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ. Giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm NSDLĐ đưa các yêu cầu để tuyển dụng NLĐ nước ngoài theo nhu cầu sử dụng lao động của NSDLĐ. Khác với hoạt động thiết lập QHLĐ với NLĐ nước sở tại, việc tuyển dụng NLĐ nước ngoài là hoạt động được giới hạn bởi các điều kiện tuyển dụng. Điều kiện tuyển dụng NLĐ nước ngoài là những yêu cầu đặt ra nhằm hạn chế số lượng NLĐ nước ngoài làm việc tại một quốc gia. Nhìn chung có hai cách để các quốc gia trên thế giới kiểm sốt việc tiếp nhận dịng NLĐ nước ngoài tới làm việc là (i) hạn ngạch và (ii) điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng.

Hạn ngạch là việc đưa ra mức trần số lượng NLĐ nhất định được đưa ra theo kế hoạch trong một giai đoạn nhất định thường là trong một năm. Mức trần có thể tính tốn cố định hoặc theo phần trăm theo tổng lực lượng lao động. Hạn ngạch thường được lập kế hoạch ở cấp liên bang, cấp quốc gia, dựa vào các dự bảo kết quả kinh tế, nhu cầu lao động, tỷ lệ thất nghiệp khu vực, từ các thỏa thuận với công đồn lao động và chính phủ khác trong khu vực. Hạn nghạch là một công cụ cứng nhắc, không thể điều tiết theo nhu cầu thị trường lao động, nhưng rất rõ ràng và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển “quá nóng” của thị trường lao động. Hiện nay, hạn ngạch đang được sử dụng tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore [104, tr. 35].

Các điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng cũng là một công cụ để hạn chế số lượng NLĐ nước ngồi dựa trên một số tiêu chí sàng lọc, phân loại lao động hoặc kiểm tra nhu cầu của thị trường lao động. Các tiêu chí rất đa dạng, có thể là u cầu về bằng cấp đối với NLĐ, điều kiện về thử nghiệm đối với thị trường lao động hoặc ban hành danh mục các nghành nghề khan hiếm lao động hoặc áp phí thuê lao động với chủ lao động. Điều kiện về thử nghiệm đối với thị trường lao động, hay còn được gọi là thuốc thử đối với thị trường lao động là các yêu cầu liên quan đến nghĩa vụ của NSDLĐ phải đưa ra các minh chứng để chứng minh có sự thiếu hụt của lao động bản địa, từ đó phát sinh nhu cầu thuê mướn NLĐ nước ngồi. Ví dụ như tại Singapore, NSDLĐ phải đăng thông báo tuyển dụng trong một khoảng thời gian nhất định để chứng minh rằng họ đã nỗ lực tìm kiếm để thuê lao động bản địa trước khi đăng ký nhu cầu tuyển dụng NLĐ nước ngồi. Ngồi ra, Singapore cịn áp phí đối với NSDLĐ sử dụng lao động phổ thơng người nước ngoài trong các ngành nghề như chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Nếu NLĐ được th càng ít kỹ năng thì mức phí quy định càng cao. Trong các khu vực như chế tạo hoặc dịch vụ, mức phí cịn phụ thuộc vào phần trăm số lượng NLĐ nước ngoài so với NLĐ địa phương trong lực lượng lao động [104, tr. 20]. Việc áp phí như vậy cũng đang được sử dụng tại Malaysia và Đài Loan [104, tr. 27]. Mục đích của việc áp phí là nhằm tạo ra một nguồn thu cho việc cơ cấu lại những khu vực nhất định theo hướng giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngồi. Đồng thời có thể được sử dụng để xoa dịu sự bất mãn của NLĐ của nước sở tại bằng cách tổ chức các chương trình học nghề, đào tạo nâng cao kỹ năng, bồi thường thiệt hại do mức lương bị giảm hoặc môi trường làm việc bị xuống cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)