Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 40 - 42)

1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Có thể thấy trên thế giới, các nghiên cứu về bụi nano đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên tại Việt Nam, hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ. Ngoại trừ các cơng bố của nhóm nghiên cứu có tham gia của tác giả từ năm 2016, chỉ có hai cơng bố khác về nồng bộ số lượng bụi nano tại Việt Nam vào năm 2017. Nghiên cứu đầu tiên tiến hành đo nồng độ số lượng bụi nano trong nhà và ngoài trời tại 6 địa điểm thuộc tòa nhà cao tầng trong khi nghiên cứu thứ hai đo đạc tại 10 trường

tiểu học xung quanh Hà Nội. Kết quả đã chỉ ra rằng, nồng độ số lượng bụi nano trong nhà lẫn ngoài trời đều khá tương đồng với các nước phát triển trong khi nồng độ khối lượng của PM2,5 lại cao hơn nhiều lần [88, 89]. Phải lưu ý là nghiên cứu này diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn (từ 6 – 94 giờ). Do đó, cần có những nghiên cứu khác trong khoảng thời gian lâu hơn và nhiều khía cạnh hơn (về cả nồng độ số lượng và nồng độ khối lượng, thành phần hóa học, nguồn phát sinh) để có những nhận định chính xác hơn.

Như đã trình bày ở trên, việc xác định tính chất vật lý của bụi có thể được thực hiện bằng phương pháp đo trực tiếp hoặc lấy mẫu bụi, cịn đối với tính chất hóa học thì phải lấy mẫu rồi phân tích trong phịng thí nghiệm. Hiện nay, các thiết bị lấy mẫu bụi tại Việt Nam mới chỉ lấy được mẫu bụi tại phân đoạn PM10 và PM2,5. Vì vậy, các nghiên cứu về nồng độ, thành phần hóa học cũng như nhận dạng nguồn và đánh giá phần đóng góp mới chỉ dừng lại ở kích thước lớn này. Với các hạt bụi kích thước nano, vấn đề thu góp mẫu bụi vẫn là một thách thức lớn bởi thiếu thốn trang thiết bị. Thực tế cho thấy, thậm chí khi có thiết bị lấy mẫu bụi và lấy mẫu bụi thành công, việc xác định nồng độ bụi và thành phần bụi trong phịng thí nghiệm cũng địi hỏi trang thiết bị đắt tiền, có độ chính xác cao do bụi nano có khối lượng rất nhỏ [9]. Trong điều kiện những nghiên cứu cơ bản về nồng độ, phân bố kích thước, thành phần bụi chưa thể thực hiện được dẫn đến những nghiên cứu sâu hơn về bụi nano như nguồn đóng góp, ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe và khí hậu…cũng chưa thể tiến hành tại nước ta.

Kết luận: Nghiên cứu về mức độ bụi nano và phần đóng góp của các loại

nguồn thải tới nồng độ của chúng trong khơng khí là một hướng tiếp cận mới, mang tính khoa học cao do những tác động tiềm ẩn của các hạt bụi nhỏ bé này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tác giả bắt đầu thực hiện luận án này (năm 2014), vẫn chưa thấy có một dữ liệu nghiên cứu nào ở Việt Nam về bụi nano và phần đóng góp của các loại nguồn thải tới nồng độ của chúng trong không khí được công bố, mặc dù những nghiên cứu theo hướng này hết sức quan trọng về cả ý nghĩa khoa học lẫn ý nghĩa thực tiễn. Thậm chí đến nay, sau 4 năm nghiên cứu, ngồi những cơng bố của nhóm nghiên cứu có sự tham gia của tác giả, mới chỉ có hai nghiên cứu ngắn hạn về nồng độ số lượng bụi nano trong khơng khí. Vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam đang không ngừng phát triển, hướng nghiên cứu này cần được các nhà hoạch định chính sách mơi trường cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức để góp phần vào cơng tác quản lý mơi trường nói chung và mơi trường khơng khí nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)