Mối tương quan giữa EC và K+ của bụi nano trong 4 đợt lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 89 - 91)

Mối tương quan mạnh nhất của hai chỉ thị đốt sinh khối, EC và K+, được tìm thấy trong đợt 3 (R2 = 0,80) củng cố thêm minh chứng khoa học về hoạt động đốt rơm rạ đã trình bày trong phần nồng độ khối lượng và nồng độ OC, EC đề cập phía trên.

Phần trăm cao của SO42-, NO3- và amoni cho thấy khả năng đóng góp chủ yếu của nguồn thứ cấp. Ngoài ra, nồng độ Ca2+ cũng khá cao trong cả ba dải kích thước. Điều này có thể được giải thích do hoạt động xây dựng nhà D9 gần vị trí quan trắc (Phụ lục A1). Nồng độ C2O42- được tìm thấy trong ba dải kích thước lần lượt là 0,07 ± 0,03, nằm trong các dải nghiên cứu khác (0,01 – 0,37) [148].

Tiểu kết: Nồng độ ion trong nghiên cứu này cao hơn hầu hết các nghiên cứu

được so sánh khác nhưng cùng khoảng giá trị với giai đoạn ô nhiễm ở Đài Loan. Các ion chính trong bụi nano là SO42- ,NH4+ ,NO3- và Ca2+. Ngồi ra cịn có sự đóng góp của K+ và C2O42-. Điều này cho thấy sơ bộ nguồn đóng góp cho bụi nano gồm: nguồn thứ cấp, xây dựng hoặc bụi đất.

3.3.3. Thành phần nguyên tố

Nhìn chung, tổng nồng độ các nguyên tố được phân tích trong bụi nano là 0,41

± 0,20 µg/m3, chiếm 6,58 ± 5,15% tổng lượng bụi. Mặc dù sự đóng góp của thành phần nguyên tố tương đối nhỏ nhưng thơng tin về chúng vẫn đóng vai trị quan trọng trong quản lý khơng khí. Ngược với các hợp chất hữu cơ, hầu hết các nguyên tố thường ít bị ảnh hưởng bởi các quá trình biến đổi trong khí quyển nên chúng gần như là những nguyên tố chỉ thị cho các nguồn thải. Ví dụ như As, Cu, Fe, Mn, Pb thường đại diện cho ngành công nghiệp gang thép và luyện kim, Cr thường liên quan đến đốt than, Ni và V liên quan đến đốt dầu, Cd, Pb và Zn thường xuất hiện ở lò đốt rác thải còn Sb, Cu và Ba thường liên quan đến hoạt động giao thông [22]. Như chúng ta đã biết, nguy cơ tác hại đối với sức khỏe con người của bụi nano cao hơn các hạt bụi có kích thước lớn hơn, bởi chúng có nồng độ số lượng và tổng diện tích bề mặt riêng lớn hơn nên dễ dàng hấp phụ các kim loại nặng và các chất độc khác và trong cơ thể. Một số nguyên tố rất độc tới sức khỏe con người như V, Cr, Mn, Fe, Ni, Cu, Zn, Cd, Hg, Pb, thậm chí có một số nguyên tố còn được biết tới là tác nhân gây ung thư như Cr, As, Cd, Ni [22, 149]. Vì vậy việc xác định thành phần nguyên tố của bụi nano đóng vai trị quan trọng khơng chỉ trong việc xác định nguồn thải mà cịn có thể phục vụ cho việc xem xét sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nồng độ các nguyên tố được phân tích của bụi nano trong hai mùa tại hai địa điểm được thể hiện trong Hình 3.16.

Dựa vào giá trị nồng độ, các nguyên tố được phân tích trong bụi nano có thể được chia làm ba nhóm: nhóm nồng độ cao (nhóm 1), nhóm nồng độ trung bình (nhóm 2) và nhóm nồng độ thấp (nhóm 3). Nồng độ trung bình của nhóm 1 vào khoảng 403,20 ± 202,68 ng/m3, trong đó, Ca có nồng độ cao nhất (242,81 ng/m3, chiếm 60%), sau đó là các nguyên tố K (79,93 ng/m3, chiếm 20%), Zn (29,29 ng/m3, chiếm 7%), Na (26,79 ng/m3, chiếm 6%), Mg (11,64 ng/m3, chiếm 3%), Al (8,46 ng/m3, chiếm 2%) và Fe (4,27 ng/m3, chiếm 1%). Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm này đều có nguồn gốc tự nhiên như nguồn xây dựng hoặc bụi đất (Ca, Al, Fe, K) hoặc nguồn biển (Na). Theo bảng hàm lượng trong vỏ của Trái đất của Mason, Ca đứng thứ tư sau Si, Al, và Fe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ngồi Si khơng được phân tích do kỹ thuật phân tích khơng cho phép, Ca có nồng độ cao nhất, cao hơn cả Al và Fe. Điều này cho thấy, tuy cũng là nguyên tố có nguồn gốc tự nhiên, Ca cịn có thể đến từ hoạt động nhân tạo như xây dựng. Sự xuất hiện nồng độ cao của Zn (đứng thứ hai sau Ca) trong nghiên cứu này cũng cần chú ý bởi Zn thường thuộc nhóm nguyên tố có nguồn gốc nhân tạo, là nguyên tố chỉ thị cho quá trình bào mòn lốp xe và phát thải từ động cơ diesel. Bụi nano với nồng độ Zn cao cũng được cho là liên quan đến

hoạt động công nghiệp luyện kim và đốt chất thải. Điều này chứng tỏ hoạt động giao thông, hoặc/ và công nghiệp luyện kim, hoặc/và đốt chất thải diễn ra mạnh tại khu vực nghiên cứu

Nồng độ trung bình của nhóm 2 khoảng 4,34 ± 1,59 ng/m3 bao gồm các nguyên tố V, As, Pb, Cu, Mn, Ba, Cr, Se, Ni và nồng độ trung bình của nhóm 3 vào khoảng 0,14 ± 0,09 ng/m3 với các nguyên tố Be, Co, Cd, Sb, Tl. Các nguyên tố thuộc hai nhóm này mặc dù có nồng độ thấp nhưng lại là các nguyên tố của nguồn gốc nhân tạo và thường là các ngun tố có độc tính cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nồng độ của từng nguyên tố trong từng mùa và từng địa điểm được thể hiện trong Bảng 3.11.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)