Cân bằng ion

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 69 - 71)

Hình 3.5 cho thấy mối tương quan giữa tổng nồng độ anion và cation tương đương của bụi nano trong hai mùa tại hai địa điểm. Kết quả cho thấy tương quan giữa nồng độ anion và cation vào mùa khơ tốt hơn vào mùa mưa. Điều này có thể do điều kiện thời tiết vào mùa khô ổn định hơn mùa mưa (ít mưa hơn) nên quá trình cân bằng ion không bị biến động nhiều. Xu thế của cả hai Hình 3.4 và Hình 3.5 cho thấy hệ số góc của các phương trình thể hiện mối liên quan giữa nồng độ NH4+ và SO42-, giữa cation tương đương và anion tương đương trong đợt 1,2, và 4 là khá giống nhau, duy nhất chỉ có đợt 3 là hệ số góc có sự khác biệt rõ rệt. Điều này cho thấy đốt rơm rạ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nồng độ ion hòa tan trong nước của bụi nano.

3.1.3. Dữ liệu cho mơ hình đa biến

Số mẫu phân tích tối thiểu m cần cho chạy mơ hình đa biến được Henry và cộng sự (1984) gợi ý như sau:

𝑚 > 30 + (𝑗 + 3

2 ) (3.1)

Trong đó: j là số lượng chỉ tiêu cần phân tích trong m mẫu [35]. Có 22 ngun tố, 9 ion, và EC, OC của bụi nano được phân tích trong nghiên cứu này. Do đó, tổng chỉ tiêu phân tích là 33. Theo cơng thức trên, cỡ mẫu tối thiểu yêu cầu là 48 mẫu trong khi tổng số mẫu đủ chuẩn sau khi QA/QC là 50 mẫu. Như vậy số lượng mẫu để dùng cho mơ hình PMF là hồn toàn đáp ứng yêu cầu.

3.2. Nồng độ bụi nano

3.2.1. Nồng độ khối lượng bụi nano

Diễn biến nồng độ bụi theo mùa và địa điểm

Thông tin thống kê về nồng độ khối lượng của bụi nano tại 25oC, 1 atm (Bách phân vị thứ Q1 - 25%, trung vị, bách phân vị thứ Q3 - 75%) được thể hiện trong Hình 3.6. Nồng độ trung bình vào mùa mưa và mùa khơ tại HUST lần lượt là 5,90 ± 2,23; 5,44 ± 2,03 và tại Vinacomin là 6,42 ± 1,69; 12,02 ± 3,03 µg/m3. Có thể thấy nồng độ bụi nano tại HUST trong hai mùa khá tương đồng với nhau và tương đồng với mùa mưa tại Vinacomin. Nồng độ bụi nano vào mùa khơ tại Vinacomin cao hơn ba đợt cịn lại khoảng 2 lần. Trong đợt 3 này, không những nồng độ bụi nano tăng lên gấp đôi mà kể cả nồng độ TSP, PM10, PM2,5, PM1,0 và PM0,5 cũng cao hơn mùa mưa xấp xỉ hai lần (Phụ lục E5). Nồng độ cao của tất cả các loại bụi vào mùa khô tại Vinacomin được cho là liên quan tới hoạt động đốt rơm rạ trong thời gian quan trắc.

Hoạt động đốt rơm rạ này đã được ghi lại trong nhật ký lấy mẫu (Phụ lục A4), hình chụp và các bản tin được trình bày trong Phụ lục D1 và D2.

(Biểu đồ thể hiện giá trị nhỏ nhất (Min), bách phân vị thứ Q1 (25%), trung vị, bách phân vị Q3 (75%), giá trị lớn nhất (Max), trong đó Min = Q1 - 1,5IQR, Max= Q3 + 1,5IQR với IQR bằng độ dài từ Q1 – Q3), Đợt 1 – Mùa mưa tại HUST:

n = 17, Đợt 2 – Mùa mưa tại Vinacomin: n = 6, Đợt 3 – Mùa khô tại Vinacomin: n = 7, Đợt 4 – Mùa khô tại HUST: n = 50, chấm màu đỏ thể hiện giá trị ngoại biên)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 69 - 71)