(OC/EC)pri OCpri (µg/m3) SOC (µg/m3) SOC/OC
(%) Đợt 1 (n = 17) 3,74 1,73 0,58 29,04 Đợt 2 (n =6) 3,19 1,80 0,63 27,51 Đợt 3 (n = 7) 2,60 3,07 1,27 29,24 Đợt 4 (n = 50) 2,76 1,72 0,97 38,03 Vinacomin (n = 13) 2,60 2,33 1,13 34,60 HUST (n = 67) 2,76 1,61 0,99 40,47 Cả 4 đợt (n =80) 2,60 1,65 1,09 42,40
Tỷ lệ (OC/EC)min trong nghiên cứu này nằm trong khoảng 2,60 đến 3,74 trong 4 đợt đối với PM0,1. Mặc dù như chúng ta đã biết, tỷ lệ [OC/EC]pricó thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí tượng và nguồn phát thải, các giá trị trong nghiên cứu này được cho là nằm trong khoảng nghiên cứu tại khu vực giao thông (3,6 [137]), khu đô thị (1,2 – 2,43 [134]), khu vực hỗn hợp (2,26 – 4,48 [143]. Điều này cũng khá tương đồng với mô tả vị trí lấy mẫu của nghiên cứu này.
Trong Bảng 3.8, nồng độ [OC]pri nhìn chung như nhau, trừ mùa khô tại Vinacomin. Nồng độ [OC]pri của PM0,1 trong đợt 3 này cao hơn khoảng 1,8 lần so với các đợt lấy mẫu còn lại. Nồng độ rất cao của [OC]pri trong đợt 3 cho thấy có một hiện tượng bất thường sinh ra OC sơ cấp trong thời gian này. Điều này một lần nữa khẳng định ảnh hưởng của hoạt động đốt rơm rạ trong tháng 10 như đã được đề cập phía trên. Tại HUST, sự đóng góp của SOC vào OC trong mùa khô cao hơn mùa mưa, phần trăm SOC/OC của bụi PM0,1 là 29,04% trong mùa mưa và 38,52% trong mùa khơ. Trong mùa khơ, điều kiện khí quyển ổn định có thể gia tăng sự oxy hóa khí quyển và nhiệt độ thấp có thể đẩy mạnh q trình ngưng tụ của các hợp chất hữu cơ bay hơi thứ cấp trên các hạt bụi khí là hai lý do chính giải thích cho tỷ lệ SOC/OC
cao trong mùa khô [137, 143]. Ngược lại, tại Vinacomin, sự đóng góp của SOC vào OC là như nhau trong cả hai mùa. Hiện tượng bất thường này có thể giải thích bằng hiện tượng đốt rơm rạ đã làm tăng lượng OC sơ cấp trong mùa khô tại điểm lấy mẫu này.
Tỷ lệ char - EC/soot - EC và mối tương quan giữa chúng
Giống như OC/EC, mối quan hệ giữa char - EC và soot - EC cũng được sử dụng rộng rãi như là một loại chỉ thị nguồn thải. Thậm chí tỷ lệ char - EC/soot - EC còn được cho là hiệu quả hơn tỷ lệ OC/EC vì chúng tránh được sai số gây ra bởi sự hình thành SOC [116]. Như đã trình bày ở phần trên, do có một lượng đáng kể OC thứ cấp đóng góp vào OC. Thêm vào đó, mối tương quan yếu giữa hai tỷ lệ char - EC/soot - EC và tỷ lệ OC/EC được tìm thấy trong bụi bụi PM0,1 (R2 = 0,17, p < 0,05) cho thấy có sự giống nhau khi sử dụng hai tỷ lệ này làm chỉ thị nguồn thải, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt giữa chúng. Vì vậy, tính tốn tỷ lệ char - EC/soot - EC là hết sức quan trọng trong việc dự đốn sơ bộ về nguồn thải trong khí quyển. Nồng độ char - EC, soot - EC và tỷ lệ của chúng được tính tốn và trình bày trong Bảng 3.9.