Nồng độ char-EC và soot-EC và tỷ lệ của chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 86 - 88)

Mùa Vị trí Nồng độ (µg/m

3) Tỷ lệ Char – EC/

Soot - EC Nghiên cứu Char - EC Soot - EC

Khô HUST 0,16 0,17 0,91 Nghiên cứu này

Mưa HUST 0,26 0,21 1,12 Nghiên cứu này

Khô Vinacomin 0,85 0,33 2,79 Nghiên cứu này

Mưa Vinacomin 0,29 0,28 1,01 Nghiên cứu này

Hè Nhật Bản 0,06 0,02 3,00 Kudo, 2012

Hè Đức 0,08 0,06 1,33 Kudo, 2012

Nồng độ trung bình của char - EC và soot - EC lần lượt là 0,25 ± 0,26 µg/m3 và 0,20 ± 0,08 µg/m3. Tỷ lệ char - EC/soot - EC này nằm trong khoảng với các nghiên cứu khác mặc dù nồng độ char - EC và soot - EC trong nghiên cứu này khác với các nghiên cứu khác (Bảng 3.9).

Trong các nghiên cứu trước, tỷ lệ char - EC/soot - EC thường thấp hơn 1,0 đối với nguồn từ xe cộ [144, 145], từ 1,0 đến 2,0 đối với nguồn đốt than đá và lớn hơn 10 đối với nguồn đốt sinh khối [144, 145]. Tỷ lệ char - EC/soot - EC trong nghiên cứu này nằm trong khoảng trên dưới 1,0 trong đợt 1, 2, và 4 nên khả năng bị ảnh

hưởng lớn bởi nguồn giao thơng và đốt than đá. Chỉ có đợt 3, tỷ lệ này cao hơn hẳn, cho thấy ảnh hưởng của hoạt động đốt rơm rạ vào thời gian này.

(a, b là mối tương quan giữa char - EC với EC và giữa soot - EC với EC tại HUST; c, d là mối tương quan giữa char - EC với EC và giữa soot - EC với EC tại

Vinacomin)

Hình 3.14. Mối tương quan giữa Char - EC và Soot - EC với EC của bụi nano

Hầu hết mối tương quan chặt giữa char - EC và EC (Hình 3.14) đã được tìm thấy trong cả hai mùa tại hai địa điểm (R2 = 0,91 – 0,98) cho thấy char - EC chiếm phần lớn trong tổng EC. Sự có mặt nhiều hơn của char - EC cho thấy sự tồn tại của các nguồn đốt thông thường như đốt sinh khối, đốt sinh hoạt tại cả hai địa điểm. Ngược lại, mối tương quan giữa soot - EC và EC phức tạp hơn (Hình 3.14). Điều này chứng tỏ sự thay đổi thành phần EC chủ yếu gây ra bởi soot - EC.

Tiểu kết: Nồng độ OC, EC có sự diễn biến theo mùa và theo vị trí tương tự

như nồng độ khối lượng bụi nano. Nồng độ của chúng tương đối ổn định, chỉ khi xuất hiện các hiện tượng bất thường như đốt rơm rạ, nồng độ của chúng mới tăng lên một cách tạm thời. Tương tự như nồng độ khối lượng, nồng độ OC, EC trong nghiên cứu này cao hơn trong các nghiên cứu được so sánh khác. Tỷ lệ OC/EC cũng như char - EC/soot - EC giúp nhận diện sơ bộ nguồn đóng góp cho bụi nano gồm: giao thơng, đốt than đá, nấu ăn và nguồn thứ cấp.

3.3.2. Thành phần ion hòa tan trong nước

Nồng độ ion vào hai mùa tại từng địa điểm được thể hiện trong Bảng 3.10.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 86 - 88)