Phân bố trọng số nhân tố và CPF của nguồn động cơ chạy xăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 107 - 108)

CPF của nồng độ cao của nguồn giao thông chủ yếu đến từ hướng tây, tây nam là hướng trùng với vị trí của đường Giải Phóng. Đây là một trong những con đường chính nối ngoại thành phía Nam vào trung tâm Hà Nội.

Dạng nguồn này chiếm 30,65% cao hơn một chút so với kết quả nghiên cứu của Cohen và cộng sự khi nhóm nghiên cứu tìm ra sự đóng góp của nguồn xăng vào bụi PM2,5 tại Hà Nội là 27% [56]. Điều này cũng có thể lý giải được bởi dải kích thước của bụi do động cơ xăng phát ra chủ yếu nằm trong khoảng 40 – 80 nm [125]. Do đó, sự đóng góp cao hơn của dạng nguồn này vào hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 100 nm (bụi nano) là điều có thể lý giải. Kết quả này cũng hợp lý khi so sánh với nghiên cứu của Gugamsetty và cộng sự (2012) khi nhóm nghiên cứu tìm ra sự đóng góp của nguồn giao thơng vào bụi PM0,1 tại Đài Loan là 33,59% [21].

Nhân tố 3: Nguồn từ động cơ diesel

Các thơng số có trọng số lớn bao gồm OC, EC, SO42-, NO3-. Mặc dù các chất chỉ thị của động cơ diesel khá tương tự với động cơ xăng, vẫn có một số điểm khác nhau để có thể phân biệt giữa hai loại nguồn này. Có thể thấy SO42-, chất có nguồn gốc từ thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu, trong bộ hồ sơ nguồn thải của động cơ diesel cao hơn động cơ xăng. Điều này có thể giải thích được bởi thành phần lưu huỳnh trong dầu diesel cao hơn trong xăng.

Ngoài ra, Tỷ số EC/TC của nhân tố này khoảng 0,22. Tỷ số này phù hợp với nguồn từ động cơ diesel công nghệ cũ như tại Sacramento (0,32) và Oakland (0,29) [54]. Ngồi ra, Sự đóng góp của dạng nguồn này có xu thế tăng giảm cùng với nồng độ soot – EC (R2 = 0,12), là chất chỉ thị nguồn của động cơ diesel [135].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mức độ và phần đóng góp của các dạng nguồn thải chính tới nồng độ bụi nano trong không khí (Trang 107 - 108)