CHƢƠNG III KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân lập và lựa chọn chủng hiệu lực kháng côn trùng bộ hai cánh từ các
3.1.1. Phân lập các chủng Bacillus
Để phân lập và tuyển chọn đƣợc chủng B.thuringiensis có hoạt tính diệt cơn
trùng bộ 2 cánh (Diptera), 317 mẫu đất, lá đã đƣợc thu thập tại 7 tỉnh thành từ 7 vùng địa lý của Việt Nam (Hình 3.1). Các địa điểm này trƣớc đó chƣa từng sử dụng các chế phẩm sinh học.
Hình 3.1. Sự phân bố của các chủng Bt phân lập tại 7 vùng địa lý của Việt Nam
Sử dụng các mẫu đất, lá này làm nguồn phân lập B. thuringiensis. Sau 3 ngày nuôi cấy ở 30oC, trên bề mặt môi trƣờng đã xuất hiện nhiều loại khuẩn lạc khác nhau, trong đó có các khuẩn lạc thuộc chi Bacillus là những khuẩn lạc tròn, màu trắng sữa, có mép nhăn hoặc khơng nhăn (Hình 3.2).
Hình 3.2. Hình dạng khuẩn lạc vi khuẩn B.thuringiensis trên môi trƣờng MPA sau 72 giờ nuôi cấy ở 300C
Tiếp đó, những khuẩn lạc có hình thái bên ngồi đặc trƣng cho nhóm vi khuẩn Bacillusđƣợcnhuộm với thuốc nhuộm Fushin bazơ để quan sát dƣới kính
hiển vi quang học ở độ phóng đại 1000 lần nhằm kiểm tra khả năng hình thành bào tử và tinh thể.
Trong 317 mẫu đất, lá thí nghiệm có 198 mẫu mang vi khuẩn Bacillus và 119 mẫu không phân lập đƣợc B. thuringiensis. Nhƣ vậy tần suất xuất hiện của Bacillus là 62,4%. Những khu vực có tỉ lệ Bacillus cao trong mẫu: Kiên Giang (75,0%),
Điện Biên (72,8%) và Hà Nội (72,8%); thấp nhất là Nghệ An (33,3%).
Trong số 1.020 khuẩn lạc với các đặc điểm thuộc chiBacillus, có 440 khuẩn lạc thuộc nhóm B. thuringiensis dựa trên khả năng hình thành tinh thể (chiếm 43%). Tỉ lệ này phụ thuộc vào số mẫu lấy đƣợc ở các tỉnh, cao nhất ở các mẫu đƣợc thu thập ở Hà Nội (54%) và thành phố Hồ Chí Minh (53%), thấp nhất ở mẫu thu thập ở Lâm Đồng (25%), các tỉnh Điện Biên và Kiên Giang cho tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau (42% và 44%). Số liệu chi tiết đƣợc trình bày tại biểu đồ hình 3.3.
Hình 3.3.Kết quả phân lập của B. thuringiensis trong các mẫu đất, lá thuộc 7 vùng của Việt Nam
Các mẫu đất đƣợc thu thập tại 7 vùng địa lý của Việt Nam có tần suất Bt cao hơn so với những công bố trƣớc đây (Martin và Travers, 1989; Binh và cộng sự, 2005). Tần suất B.thuringiensis trong nghiên cứu này là 62,4% điều này hoàn toàn phù hợp với các công bố trƣớc đây của Martin và Travers (1989), trong mẫu đất của New Zealand (Chilcott và Wigley, 1993), trong mẫu đất của Hàn Quốc ( Lee và cộng sự, 1995) và trong mẫu đất của nhật Bản (Ohba và Aizawa, 1986).
Sự xuất hiện của B.thuringiensishầu nhƣ khắp nơi trong môi trƣờng sống,
bao gồm: đất nông nghiệp, đất rừng, đất đô thị, đất ngập mặn, thậm chí cả sa mạc (Dulmage và Aizawa,1982; Martin và Travers, 1989; Zhang và cộng sự, 2000; Uribe và cộng sự, 2003). Trong nghiên cứu này, sự xuất hiện của Bt tập trung chủ yếu ở Hà Nội thuộc đất thành thị và có mật độ dân số cao. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Quesada-Moraga (Quesada-Moraga và cộng sự, 2004), phù hợp với kết quả của Ayyasamy (2012). Theo Ayyasamy, tỉ lệ Bt ở đất thành thị là 80%, tuy nhiên tần suất xuất hiện cao nhất ở đất nông nghiệp (Ayyasamy và cộng sự, 2012).
Nhƣ vậy, so với số liệu cơng bố của các tác giả trên thì tần suất xuất hiện Bt và chỉ số Bt mà đề tài phân lập đƣợc là khá cao. Chứng tỏ số lƣợng vi khuẩn Bt ở Việt Nam rất phong phú, có thể cung cấp nhiều nguồn gen quý.
Từ 317 mẫu đất, lá thu thập tại 7 tỉnh thành thuộc 7 vùng địa lý của Việt Nam đã phân lập đƣợc 198 mẫu Bacillus, chiếm tỉ lệ 62,4%, phân bố cao ở các tỉnh Kiên Giang (75,0%), Điện Biên (72,8%) và Hà Nội (72,8%). Phân lập đƣợc 1020 khuẩn lạc thuộc chi Bacillus, với 440 khuẩn lạc có khả năng hình thành bào tử và
tinh thể, chiếm tỉ lệ 43%.Các chủng B. thuringiensis đƣợc tiếp tục xử lý để xác định hình dạng tinh thể.