Mục tiêu bố trí và thiết kế kho hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 41 - 43)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

2.2. TỔNG QUAN VỀ KHO HÀNG VÀ QUẢN LÝ KHO HÀNG

2.2.4. Mục tiêu bố trí và thiết kế kho hàng

Sử dụng không gian kho

Như đã đề cập ở trên, nguyên tắc nền tảng trong việc sắp xếp và bố trí trong khu vực chứa hàng của nhà kho là phải được sử dụng hết không gian kho hàng. Một đặc điểm về thiết kế khu vực chứa hàng để đạt được mục tiêu này là sử dụng các gian chứa hàng có lối đi vừa đủ sử dụng phục vụ cấp và lấy hàng. Mức quay vịng hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến kích thước thực tế của kho chứa hàng. Ví dụ, khi doanh số thấp, cũng như trong kho hàng cung cấp, gian nhà kho có thể rộng và sâu với các lối đi hạn chế và hẹp. Doanh số tăng bắt buộc phải có các lối đi tốt hơn và cuối cùng là có các gian nhà kho nhỏ hơn và lối đi rộng hơn. Các yêu cầu về dịch vụ khách hàng cuả các kho hàng phân phối yêu cầu cần có các lối đi vận chuyển nhanh hơn.

Sắp xếp hàng hóa trong kho

Những mục đích chung của việc sắp xếp hàng hố áp dụng trong khu vực kho có tầm quan trọng khác nhau đối với các nhà quản lý kho hàng. Một mục đích cơ bản của việc quản lý sắp xếp hàng hoá là để tăng khả năng sử dụng của các nhà kho. Một nhà kho có chiều dài, chiều rộng và chiều cao cố định. Tận dụng những khoảng trống đến mức có thể để giảm giá hoạt động của các nhà kho. Việc sử dụng khoảng trống của nhà kho thường có hai khía cạnh. Một là việc tận dụng chiều cao của các toà nhà. Nhiều nhà kho lãng phí nhiều khoảng trống do khơng sử dụng không gian trên cao của kho hàng. Khoảng

41

trống theo chiều cao thường là dễ dàng nhất để chất hàng. Nhưng kích thước theo chiều ngang thì cũng là một nhân tố quan trọng và mỗi nhà kho phải tận dụng khoảng trống này một cách có hiệu quả để đạt năng suất cao. Những nhà quản lý kho hàng cũng phải chú trọng đến khoảng trống này chứ không chỉ tập trung vào khoảng trống của sàn trong kho.

Một khía cạnh thứ hai trong việc tận dụng khoảng trống nhằm giảm tối thiểu không gian hai bên trong khi tránh các khoảng hẹp ở giữa để thuận lợi cho việc di chuyển xếp kho. Khi chúng ta xác định được kế hoạch xếp kho, công ty thường vận chuyển hàng hố của mình vào kho hoặc những nơi thuộc khu vực kho, sau đó chuyển chúng đến những nơi mà hàng hoá bắt buộc phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng, và khâu cuối cùng là chuyển lại về kho sẵn sàng đến tay khách hàng. Q trình này khơng tránh khỏi việc vận chuyển lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, ở một số nơi xếp kho, công ty cũng phải tránh những điều kiện sắp xếp như thế này nếu như nhà kho có thể tận dụng được một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, bản thiết kế hệ thống sắp xếp hàng hoá và những hoạt động có liên quan nên được thiết kế để giảm tối thiểu công tác vận chuyển trong khả năng cho phép trong nhà kho.

Bên cạnh đó, hệ thống sắp xếp hàng hố nếu có liên quan đến mặt hậu cần hoặc mặt sản xuất cần giảm tối đa mối nguy hiểm cho những công nhân làm việc gần đó mà vẫn nâng cao được năng suất. Việc sắp xếp hàng hoá thường kết hợp với cả sản xuất tự động và hoạt động chân tay. Hầu như các hoạt động chân tay thường ở những khâu kiểm nghiệm mặt hàng.

Bảo vệ và an toàn

Mục tiêu hiệu suất và bảo vệ an tồn của việc bố trí các kho hàng cung cấp cách thức tổ chức tốt hơn để đưa ra các quyết định khơng gian nhà kho. Về khía cạnh bảo vệ, chúng ta có thể phát triển một vài hướng dẫn chung sau. Trước hết, việc sử dụng không gian nhà kho nên tách riêng các mặt hàng dễ gây nguy hiểm như các mặt hàng dễ gây cháy nổ và ơxi hố từ các mặt hàng khác cũng như loại bỏ các hàng hoá dễ hỏng. Thứ hai, công ty nên bảo đảm cho các sản phẩm mà yêu cầu độ bảo đảm cao.

42

Khía cạnh hiệu suất có hai phương diện. Một là sử dụng khơng gian kho hàng có hiệu quả có nghĩa là sử dụng tối đa độ cao và giảm thiểu các lối đi. Phương diện thứ hai là chỗ đặt hàng trong nhà kho được sử dụng hiệu quả để hạn chế chi phí lao động và chi phí vận chuyển.

Doanh nghiệp không chỉ quyết định việc chuyển hàng vào kho một cách đơn thuần mà cần phải thường xuyên giám sát q trình quản lý và vận chuyển hàng hóa trong kho. Trong khi có các phương pháp giám sát khác nhau, doanh nghiệp sẽ đề ra các mục tiêu và các mức cho giá và năng suất chuyển hàng và sau đó xem xét năng suất thực tế để đánh giá một cách khách quan năng suất của kho chứa. Bằng việc tăng năng suất kho, doanh nghiệp có thể tăng giá trị sử dụng, tăng nguồn tiền, lợi nhuận, hoàn lại vốn đầu tư và mang đến cho khách hàng phong cách phục vụ tốt hơn.

Để bắt đầu chương trình sản xuất, doanh nghiệp nên chia các kho chứa hàng thành các khu vực chức năng và tính ra năng suất, khả năng tận dụng và hiệu suất của mỗi khu vực chứa hàng. Tập trung vào việc cải thiện lao động, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và so sánh với các tiêu chuẩn nếu có.

Ngồi ra, mặc dù tình trạng máy móc thiết bị (nếu sử dụng các xe nâng hoặc các thiết bị vận chuyển, vận hành kho) có thể khơng ổn định trong hầu hết các nhà kho, nhưng hệ thống này cũng góp phần cải thiện hiệu suất quản lý và phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch cẩn thận nếu đưa ra các quyết định đầu tư thiết bị vận hành kho có liên quan đến những rủi ro thay đổi công nghệ, dao động về thị trường, và đầu tư lớn. Nói chung, hệ thống thiết bị vận hành kho tự động hoạt động tốt nhất khi các mặt hàng trong kho có hình dạng đơn giản, dễ vận chuyển, khi lựa chọn đơn đặt hàng thuận lợi và khi di chuyển các mặt hàng có số lượng lớn ít bị dao động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)