Môi trường cạnh tranh ngành Nhựa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 33 - 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VIỆT NAM

2.1.4. Môi trường cạnh tranh ngành Nhựa

Theo thống kê của VPA, hiện trong nước có khoảng 2.000 cơng ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhựa, trong đó chủ yếu là các cơng ty nhỏ và vừa. Số lượng công ty lớn cùng việc phân tán khiến gia tăng áp lực cạnh tranh trong ngành. Ngành nhựa là ngành phân tán nên khơng có cơng ty nào đủ khả năng chi phối các cơng ty cịn lại.

Giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc khá nhiều vào biến động giá thế giới và chiếm 80% trong cơ cấu chi phí sản xuất, điều này khiến biên lợi nhuận của công ty dễ bị tác động khi có thay đổi yếu tố đầu vào. Để đảm bảo mức sinh lời, nhiệm vụ đặt ra cho các cơng ty nhựa là duy trì và gia tăng thị phần đầu ra, điều này tăng áp lực cạnh tranh trong ngành.

Mức độ khác biệt giữa các sản phẩm nhựa trong nước khơng cao, khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung ứng mà không phải chịu nhiều chi phí do các sản phẩm nhựa của các cơng ty có độ phủ rộng khắp cả nước.

Đối với các công ty nhựa vật liệu xây dựng, chi phí đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị lớn khiến các cơng ty nhóm này phải chạy đua về sản lượng tiêu thụ nhằm bù đắp lại phần chi phí cố định đã đầu tư.

Ngành nhựa bao bì vẫn tăng trưởng tuy nhiên gia tốc tăng trưởng đang chậm lại, số lượng cơng ty sản xuất bao bì lớn, điều này khiến mức độ cạnh tranh trong mảng nhựa bao bì ngày càng gia tăng.

Những công ty FDI đầu tư vốn vào sản xuất nhựa ngày một nhiều, với dây chuyền máy móc hiện đại, hệ thống quản lý tốt cũng đặt ra nguy cơ mất thị phần đối với những công ty nội địa trong tương lai. Xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chủ yếu đến

33

từ những công ty FDI (chiếm 60% về giá trị xuất khẩu), điều này cho thấy khả năng xuất khẩu của các công ty nội địa cịn thấp, vì thế thị trường tiêu thụ trong nước sẽ chứng kiến sự cạnh tranh ngày một cao.

Cạnh tranh chủ yếu theo vùng miền, các công ty nhựa hầu hết tập trung tại khu vực miền Nam (chiếm 80%), còn lại là ở miền Bắc (15%) và miền Trung (5%). Do vậy các cơng ty phía Nam sẽ gặp phải cạnh tranh nhiều hơn là các công ty nằm ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Từ những yếu tố trên, chúng tôi đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành nhựa ở mức cao.

Mức độ cạnh tranh trong ngành nhựa khá cao khi các doanh nghiệp trong ngành phải chịu sức ép từ phía nhà cung cấp nước ngồi khi phụ thuộc 80% vào nguyên liệu nhập khẩu, thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu khiến các doanh nghiệp càng cần đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường đầu ra nhằm đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng. Các sản phẩm nhựa mang tính tương đồng cao, lựa chọn của khách hàng đa dạng từ các sản phẩm trong nước và nhập khẩu khiến vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng tiêu thụ tương đối thấp. Bên cạnh đó, với quy mơ và tiềm năng của thị trường tiêu dùng cũng như cơ sở hạ tầng, ngành nhựa Việt Nam có sức hút tương đối lớn đối với những nhà đầu tư nước ngồi, với cơng nghệ và nguồn vốn lớn liên tục có các hoạt động đầu tư, thâu tóm các doanh nghiệp nhựa trong nước. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nhựa trong nước trước nguy cơ cạnh tranh gia tăng trên chính sân nhà và có thể bị thâu tóm trong tương lai.

Hình 2.8. Đánh giá chỉ số cạnh tranh ngành nhựa Việt Nam

Theo báo cáo của FPTS Research thì Chỉ số vịng quay hàng tồn kho của VBC và BMP tương đối cao so với bình quân ngành, ở ngưỡng 5-6 vòng trong 9 tháng đầu năm

34

2016, điều này cho thấy khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tốt của hai cơng ty này. Ngược với BMP, NTP có lượng hàng tồn kho lớn hơn và vòng quay thấp hơn, chủ yếu do NTP phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu hơn để tránh biến động giá nguyên liệu đầu vào. SPP có chỉ số vịng quay thấp nhất trong số những công ty trên do thị trường tiêu thụ đầu ra đầu ra khơng tăng trưởng, trong khi SPP ln duy trì nguyên vật liệu ở mức cao, chiếm khoảng 41% giá trị hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)