Lựa chọn kho triển khai dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 55 - 63)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHO NHỰA TẠI CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN

3.2.1. Lựa chọn kho triển khai dự án

Cơng ty CP Nhựa Thiếu niên tiền phong có hệ thống 6 kho hàng lưu trữ từ nguyên vật liệu thô đến các kho thành phẩm, bán thành phẩm và kho phụ kiện bao bì.

55

Hình 3.3. Hệ thống kho hàng của công ty Nhựa Tiền Phong

Sau khi khảo sát hệ thông kho hàng của công ty, kho PPR được lựa chọn làm kho điểm triển khai cải tiến và áp dụng phần mềm quản lý kho thơng minh vì đây là kho đáp ứng được các tiêu chí của nhiệm vụ và đảm bảo tính khả thi khi xây dựng hệ thống kho thông minh. Một số lý do lựa chọn kho PPR để thực hiện triển khai nhiệm vụ gồm:

- Thứ nhất, đây là kho hàng đa dạng chủng loại nhất của công ty với gần 500 loại sản phẩm;

- Thứ hai, kho hàng PPR đã được tiêu chuẩn hóa các quy cách đóng gói, bao bì. Đây là điều kiện quan trọng để có thể định hướng thực hiện quản lý hàng hóa trên phần mềm thơng minh. Trong khi các kho khác chưa tiêu chuẩn quy cách đóng gói theo thùng;

- Thứ ba, qua q trình khảo sát nhóm thực hiện nhiệm vụ thấy rằng mặc dù kho PPR đã tiêu chuẩn hóa quản lý nhưng hiệu quả sử dụng khơng gian kho thấp, quy trình quản lý bất hợp lý, kiểm sốt hàng hóa thiếu đồng nhất dẫn đến sai lệch dữ liệu giữa thực tế và trên máy tính;;

- Thứ tư, sản phẩm PPR là sản phẩm chiến lược được công ty định hướng xây dựng hệ thống quản lý điển hình.

Các phân tích cụ thể kho PPR được trình bày trong các nội dung tiếp theo.

Theo đó, kho PPR của cơng ty CP Nhựa Thiếu niên tiền phong nằm trong khu vực kho thành phẩm và phụ tùng chung với 5 giá chứa hàng, bao gồm 3 giá kép và 2 giá đơn. Hệ thống kho được công ty thiết kế gồm 3 tầng với các gian hàng theo kích thước tiêu chuẩn. Hình dưới đây thể hiện sơ đồ mặt bằng và vị trí để các hàng hóa trong kho ở mỗi tầng.

56

57

58

59

Tuy nhiên, riêng phần kho PPR của công ty chỉ bao gồm 3 giá (1 giá kép và 2 giá đơn) nằm bên trái sơ đồ, còn lại 2 giá kép là thuộc kho khác của công ty (hình vẽ số 5).

Mỗi ơ hàng (location) trên giá được định vị riêng cho từng nhóm hàng hóa. Cụ thể vị trí của từng loại hàng hóa được trình bày tại hình vẽ mặt bằng 3 tầng của kho.

Năng lực lưu trữ của kho PPR được thể hiện chi tiết trong bảng 2 (phía dưới): ▪ Tổng năng lực lưu trữ kho PPR: 96 gian hàng

▪ Năng lực lưu trữ 1 gian hàng: ~ 24 m3

▪ Số lượng hàng hóa: 421 loại

Hình 3.7. Khơng gian kho PPR của cơng ty

Thông số chi tiết và năng lực lưu trữ của mỗi giá hàng tại kho PPR được trình bài trong bảng sau:

60

Bảng 3.3. Năng lực lưu trữ theo số ô hàng của một tầng tại kho PPR

Loại giá Số ô chứa mỗi tầng Số tầng Số giá Tổng số ô hàng Năng lực lưu trữ/ ô hàng (m3) Tổng năng lực lưu trữ (m3) Giá H 14 3 1 42 24 1008 Giá đơn I 7 3 1 21 24 504 Giá đơn K 11 3 1 33 24 792 Tổng 3 96 2304

Hình 3.8 dưới đây trình bày mơ phỏng tượng trưng 01 giá đôi của kho. Mỗi ô chứa hàng có 01 đường vào nhập hàng và ra xuất hàng như hình dưới đây.

Hình 3.8. Sơ đồ thiết kế giá đơi chứa hàng trong kho PPR

THỰC HIỆN

N.D. Minh

CHIẾU BẰNG

62

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 55 - 63)