CẢI TIẾN HỆ THỐNG GIÁ KHO HÀNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 76 - 81)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

4.1. CẢI TIẾN HỆ THỐNG GIÁ KHO HÀNG

4.1.1. Lắp đặt hệ thống thang nâng hàng

Xuất phát từ các vấn đề tồn tại trong kho PPR đã nêu tại phần 3, giải pháp này được để xuất với mục đích sử dụng hiệu quả tầng 2, tầng 3; giảm thao tác di chuyển của công nhân khi vận chuyển hàng và giúp công nhân dễ dàng thao tác công việc hơn.

Hệ thống thang nâng hàng/xe nâng hàng là một phần không thể thiếu được trong hệ thống kho thơng minh, nó giúp vận chuyển hàng hoá lên các tầng cao trong hệ thống kho.

- Phương hướng thực hiện:

Giải pháp 1 sẽ thực hiện lắp thêm hệ thống 03 thang nâng hàng tại các vị trí như sau:

• Thang máy 1: Lắp đầu hồi giá K sát tường gần cửa nhập

• Thang máy 2: Lắp giữa giá H phía cửa xuất (lấy 1 gian hàng mỗi tầng để lắp đặt)

• Thang máy 3: Lắp giữa giá I

• Sử dụng xe đẩy nhỏ (80*60cm) để di chuyển giữa các gian hàng

Sau khi đề xuất giải pháp lắp đặt 03 thang nâng hàng cho hệ thống 03 giá hàng của kho PPR, công ty đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả cũng như so sánh với phương án trang bị xe nâng hàng. Cụ thể, công ty cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thêm giải pháp vận hành 01 xe Forklift dùng cho các hoạt động xuất –

76

nhập hàng. Nếu sử dụng phương án xe nâng thì xe Forklift này cịn có thể kết hợp dùng chung cho các hoạt động khác và kết hợp sử dụng xe đẩy nhỏ (80*60cm) để di chuyển các hộp hàng giữa các gian hàng đối với hàng lẻ kiêu.

- Hiệu quả:

Giải pháp 1 sẽ mang lại các hiệu quả trong việc quản lý kho hàng PPR, bao gồm:

• Tăng hệ số sử dụng tầng 2 và tầng 3 (với hệ số sử dụng được kỳ vọng lên đến 60%) do việc vận chuyển hàng hóa lên tầng 2 và tầng 3 được thực hiện nhanh hơn;

• Giúp loại bỏ hồn tồn cơng việc nặng nhọc cho cơng nhân;

• Giảm thời gian di chuyển hàng bằng thang bộ để lấy hàng hoặc xếp hàng ở trên tầng 2 dao động từ 60 - 90 phút/1 pallet hàng xuống còn dưới 10 phút/1 pallet hàng (1 pallet hàng gồm 20 thùng hàng);

• Đảm bảo chất lượng hàng hóa khơng rơi vỡ (khi vứt từ tầng 2 xuống).

Hình 4.1. Mô tả giải pháp và phương hướng thực hiện lắp thang máy nâng hàng

THÊMMỚI

77

4.1.2. Cải tiến quy trình và thay đổi layout kho

- Mục đích:

Giải pháp 2 được đề xuất với mục đích giải quyết vấn đề “đảo date” do không sắp xếp kho được theo FIFO và mất thao tác khi lấy hàng. Việc thực hiện FIFO thông qua giải pháp thiết lập quy trình xuất – nhập mới và layout lại từng gian hàng để các xe đẩy hàng có thể tiếp cận tới tất cả các thùng hàng, cho phép xuất – nhập hàng thuận tiện hơn, tránh mất thời gian và thao tác khi lấy hàng.

- Phương thức thực hiện:

(1) Đối với giải pháp thiết lập quy trình xuất – nhập mới, việc xuất – nhập hàng theo quy trình mới được diễn tả như sau:

Bảng 4.1. Tổng hợp quy trình xuất nhập hàng hóa

Nhập hàng Xuất hàng

• Hàng từ nhà máy (trên pallet) đến (đã có QR Code)

• Đưa vào thang nâng số 1. (Nếu không lên tầng 2, 3 thì đưa trực tiếp vào vị trí ở tầng 1)

• Nâng hàng lên tầng

• Xếp lên xe dolly (thiết kế rộng 60 cm) đẩy hàng đến vị trí được chỉ định trên màn hình Tablet của phần mềm.

• Khi có đơn hàng, lệnh xuất từ phần mềm máy tính sẽ trích xuất danh sách và thứ tự nhặt hàng.

• Cơng nhân cầm lệnh xuất (trên tablet hoặc ĐT) đẩy Dolly đi nhặt hàng

• Đẩy hàng về thang nâng (nếu ở tầng 2, 3)

• Chuyển về vị trí xuất – Xuất hàng • Xác nhận lượng đã xuất vào máy tính

Lưu ý:

- Trong trường hợp hàng đã nhặt xong mà trả về (chưa xếp lên xe) thì cập nhật lại sau đó nhập vào máy tính và chuyển trả về vị trí ban đầu (trong ngày).

- Nếu đã cập nhật vào máy tính rồi mà hàng trả về thì cập nhật lại vào máy tính theo trạng thái – Tái nhập và chuyển trả về vị trí ban đầu trên giá.

78

(2) Đối với giải pháp layout lại ô hàng, việc triển khai thực hiện layout lại và tạo các kiêu trong mỗi ô hàng sẽ giúp việc di chuyển giữa các ô hàng và quản lý các mã hàng dễ dàng và chính xác hơn.

Hình 4.2. Mơ tả giải pháp layout lại ô hàng

- Hiệu quả:

Giải pháp 2 sẽ mang lại các hiệu quả trong việc quản lý kho hàng PPR, bao gồm:

- Tiếp cận được tất cả các Pallet hàng ở mọi ô hàng

- Phân chia nhỏ hơn các mã hàng để quản lý

- Hỗ trợ vận hành phần mềm nhờ định danh riêng biệt ô hàng

- Loại bỏ đảo date

4.1.3. Quy định quản lý trực quan

- Mục đích:

Khi áp dụng quản lý trực quan kho hàng, các thông tin về ô hàng, sản phẩm sẽ được hiển thị thông qua tên, ký hiệu, màu sắc, sơ đồ và các bảng tín hiệu để làm nổi bật các thông tin quan trọng cần truyền tải trong việc quản lý kho.

Hiện nay kho PPR đang thực hiện quản lý trực quan hóa bằng các nhãn mác giấy cũng mang lại hiệu quả cho quản lý xuất nhập hàng hóa trong kho. Tuy nhiên, việc thực hiện treo các biểu mẫu trực quan bằng giấy có thể được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc số nhà và được gắn cố định tại góc của mỗi ơ hàng vừa giúp quản lý dễ

79

dàng, thông tin trực quan đồng thời loại bỏ nguy cơ rơi mất khi treo bằng giấy như hiện nay.

- Phương hướng thực hiện:

Áp dụng quản lý trực quan kho hàng ở giải pháp 3 bước đầu phải được thực hiện bằng:

- Việc gắn tên phù hợp cho các ô hàng (location) theo quy định của phần mềm quản lý kho.

- Hiển thị 01 bảng quản lý tổng tại khu vực thủ kho (có thể là 01 màn hình) để hiển thị các thông tin như: danh sách sản phẩm, số lượng, kế hoạch xuất, kế hoạch nhập, năng lực lưu trữ còn lại,…

- Hiệu quả:

Đây là cách thức trực quan hoá trong quản lý kho, giúp cơng nhân dễ dàng nhận biết, từ đó giảm được thời gian tìm kiếm sản phẩm trong kho.

Hình 4.3. Minh họa đặt tên các gian hàng theo quản lý trực quan

4.1.4. Thiết kế xe đẩy hàng di chuyển giữa các gian hàng

Do khoảng cách di chuyển hàng hóa khi nhập hoặc xuất hàng từ thang nâng hàng sau khi cải tiến là tương đối xa (Khoảng cách xa nhất từ của thang nâng hàng đến vị trí nhập hoặc lấy hàng là 21m). Do đó, nếu khơng sử dung xe đẩy hàng thì người cơng nhân vẫn cần phải bê tay từng thùng hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Vơi mỗi Pallet hàng gồm 20 thùng hàng thì người cơng nhân phải mất 20 lần di chuyển với tổng chiều dài là 840m.

Xe đẩy hàng được thiết kế kích thước rộng 60cm dài 100cm để phù hợp với chiều rộng lối đi ở lan can mỗi tầng đồng thời có khả năng chờ được 8 thùng hàng với trọng lượng tối đa 160kg. Như vậy, nếu so sánh với phương án di chuyển bằng tay thì

A3-1 A3-2 A3-3 A3-4 A3-5 A3-6 A3-7

A2-1 A2-2 A2-3 A2-4 A2-5 A2-6 A2-7

80

quãng đường di chuyển 1 pallet 20 thùng hàng về điểm xa nhất của giá hàng người công nhân chỉ mất 3 chuyến di chuyển với tổng chiều dài là 126m.

Hình 4.4. Thiết kế xe Dolly di chuyển hàng trong kho

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 76 - 81)