ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ KHO PPR

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 74 - 76)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

3.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ KHO PPR

Sau khi tiến hành khảo sát phân tích và đánh giá hoạt động quản lý kho hàng tại kho PPR của công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, nhóm đề tài nhận thấy đặc điểm lớn nhất trong quản lý kho hàng là các quy trình nghiệp vụ mặc dù được hỗ trợ bởi phần mềm quản lý bán hàng nhưng các thao tác trong cả quy trình nhập và xuất kho đều được thực hiện thủ công.

Thứ hai, việc thiết kế hệ thống giá kệ không theo tiêu chuẩn phổ biến về chiều dài, chiều rộng và kích thước kho nên việc vận hành kho hàng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các giá hàng được thiết kế thành 03 tầng nhưng lại chỉ có thang bộ được lắp đặt tại đầu hồi của mỗi giá. Việc này dẫn đến rất khó khăn trong việc cấp hàng, xếp hàng, nhặt hàng, chuyển hàng.

Không những vậy, chiều rộng của mỗi giá hàng là 4 đến 6m nên mặc dù kho hàng được hỗ trợ nhập bởi xe nâng (forklift) nhưng mỗi lần xe nâng để hàng lên các tầng cao thì vẫn khơng thể đưa hàng vào đúng vị trí cần mà phải thêm một quy trình xếp hàng bằng tay vào vị trí quy định. Đây là bất cập tiếp theo dẫn đến thừa thao tác;

Thứ tư, mỗi hàng hóa có thể được lưu trữ tại nhiều gian hàng khác nhau nhưng lại khơng có quy định lấy hàng ở gian nào trước hoặc xác nhận việc lấy hàng ở gian đó, dẫn đến người quản lý kho khơng kiểm sốt được chính xác số lượng và vị trí từng mặt hàng tại các vị trí khác nhau trong kho;

74

Thứ năm, phần mềm quản lý mặc dù có khả năng cập nhật và hiển thị tình trạng kho hàng tốt nhưng lại khơng linh hoạt khi chỉ được trang bị 01 máy tính PC tại kho, trong khi đó người quản lý cần kiểm sốt 6 gian hàng trong một khơng gian rộng lớn. Đây là nguyên nhân rất quan trọng khiến người quản lý kho buộc phải nhập bằng thủ công vào sổ tay trước khi tổng hợp và cập nhật vào phần mềm;

Thứ sáu, người công nhân nhặt hàng và xếp hàng của kho phần lớn là lao động thuê ngồi, chưa được qua các quy trình đào tạo cấp phát hàng cũng như quy định an tồn vận hành kho. Chính sách th ngồi đối tượng lao động này mặc dù tiết kiệm đươc chi phí nhưng có nguy cơ dẫn đến mất kiểm soát về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa. Tóm lại, những vấn đề hạn chế trong quản lý kho PPR và nguyên nhân được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Tổng hợp những vấn đề tồn tại và giải pháp đề xuất quản lý kho PPR

VẤN ĐỀ NGUYÊN NHÂN MỤC ĐÍCH CẢI THIỆN

Quy trình thao tác thủ cơng, hiệu suất thấp

Người cơng nhân th ngồi, chưa được đào tạo;

Thiết kế giá kệ không tiêu chuẩn dẫn đến xe nâng không tiếp cận được hết các không gian;

Bố trí phần mềm hỗ trợ khơng thuận tiện cho người quản lý khi vận hành nhập xuất kho.

Đào tạo công nhân vận hành kho; Cải tiến giá kệ, lắp thang nâng hàng và kết hợp sử dụng xe đẩy nhỏ;

Thiết kế phần mềm quản lý kho ứng dụng công nghệ thông minh và quản lý trực quan để tự động cập nhật thông tin cần thiết. Hệ số sử dụng

khơng gian thấp

Khó khăn khi di chuyển thang bộ lên tầng 2 và tầng 3 mỗi giá hàng;

Sử dụng hiệu quả tầng 2 và 3

Mất thao tác, đảo date

Không xếp hàng theo FIFO ; Thời gian tìm kiếm dài.

Thực hiện FIFO; Thiết trực quan hóa. Nhầm lẫn, thất

thốt

Khơng trực quan, chưa quy định cụ thể các vị trí và tuân thủ quy định;

Tránh nhầm lẫn, thất thoát, loại bỏ lãng phí thao tác, tìm kiếm; Đánh số chuẩn hóa gian hàng và tương ứng với phần mềm;

75

PHẦN 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHO PPR CỦA CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Từ những nguyên nhân được phân tích trong phần trước, mục tiêu của phần này sẽ tập trung vào các giải pháp cải tạo hệ thống giá kệ kho hàng nhằm tâng cao hiệu quả sử dụng không gian và dễ dàng tiếp cận cho người vận hành.

Bên cạnh đó, nhóm giải pháp về phần mềm cũng sẽ được tập trung nghiên cứu nhằm hỗ trợ việc quản lý kho hàng được thông minh hơn nhờ các công nghệ scan mã code tự động cập nhật thông tin hàng hóa, khả năng kiểm sốt số lượng, vị trí và tình trạng hàng hóa mà khơng cần phải nhập thủ cơng như hiện tại. Việc hỗ trợ tự động quản lý bằng Code không chỉ giúp tăng hiệu quả mà còn giúp người quản lý tránh nhầm lẫn, thất thoát.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)