QUẢN LÝ KHO HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 50 - 53)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG NGÀNH NHỰA

2.3. QUẢN LÝ KHO HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA

Theo báo cáo Ngành Nhựa Việt Nam năm 2017, ngành Nhựa tại Việt Nam là ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 16-18%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Nhu cầu tiêu thụ nhựa gia tăng, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã vượt mức trung bình thế giới. Tính tới năm 2015, ngành Nhựa trong nước có giá trị ước đạt 9 tỷ USD, cơ cấu giá trị ngành nhựa Việt Nam thuộc về 4

50

nhóm ngành chính: Nhựa bao bì (39%), Nhựa gia dụng (32%), Nhựa xây dựng (14%) và Nhựa kỹ thuật (9%). Trong nước hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa (tập trung chủ yếu tại miền Nam, chiếm 84% tổng số doanh nghiệp toàn quốc), chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung phần lớn vào nhóm bao bì và nhựa gia dụng. Ngành nhựa Việt Nam hiện sử dụng 03 cơng nghệ chính trong sản xuất: ép đúc, thổi/phun và ép đùn. Hầu hết máy móc thiết bị trong ngành đều được nhập khẩu, năm 2015 ngành nhựa nhập khẩu khoảng 715 triệu USD, chủ yếu từ Trung Quốc (38%) và khu vực Đông Bắc Á (44%). Điều này cũng khiến các doanh nghiệp trong ngành đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá, nhất là trong thời kỳ tình hình kinh tế-chính trị các nước trên thế giới bất ổn khiến giá trị những đồng ngoại tệ chính biến động.

Qua nghiên cứu, hệ thống Kho hàng của các doanh nghiệp ngành Nhựa có những đặc điểm tương đối đặc thù khiến cho các chi phí quản lý và vận hành kho hàng trở nên khó khăn, tốn nhiều chi phí hơn bình thường:

- Thứ nhất, các sản phẩm ngành Nhựa là rất đa dạng, một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm Nhựa thường có từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mã sản phẩm khác nhau. Thậm chí một số doanh nghiệp có tới trên 5000 mã sản phẩm sản xuất từ Nhựa. Điều này làm cho hệ thống quản lý trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực quản lý và trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tốt. Phần lớn các hệ thống vận hành kho hàng tại các doanh nghiệp Nhựa Việt Nam sử dụng bằng thủ công mất nhiều thời gian, chi phí.

- Thứ hai, sản phẩm ngành Nhựa có hình dạng và kích thước đa dạng với dải kích thước và hình dạng khác nhau. Một số sản phẩm như ống nhựa có đường kính thay đổi từ 2cm cho đến hàng mét, trong khi đó, chiều dài các sản phẩm ống nhựa cũng có kích thước lớn. Đặc biệt, một số sản phẩm như khớp nối, linh kiện nhỏ của ngành Nhựa lại có kích thước rất nhỏ. Chính vì vậy, hệ thống kho hàng cho sản phẩm Nhựa cũng thường tốn nhiều không gian hơn thông thường.

- Thứ ba, các sản phẩm ngành Nhựa thường là sản phẩm rỗng (ống nhựa, linh kiện nhựa) do đó diện tích kho hàng sử dụng lưu trữ sản phẩm ngành Nhựa cũng tốn

51

nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp khơng có một hệ thống quản lý kho hiệu quả thì chi phí cho hệ thống kho hàng sẽ là rất lớn.

- Thứ tư, sản phẩm ngành Nhựa thường có giá trị khơng cao, trong khi kích thước lại lớn. Do đó, chi phí lưu trữ bình qn cho một đơn vị sản phẩm luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các sản phẩm khác. Đây cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp ngành Nhựa trong việc kiểm sốt chi phí lưu trữ.

- Thứ năm, mạng lưới phân phối sản phẩm Nhựa, đặc biệt là đối với Nhựa gia dụng là rất lớn, nhu cầu của khách hàng tương đối đa dạng và khơng ổn định. Do đó, việc quản lý kho hàng các sản phẩm Nhựa này tương đối biến động. Đây là bài tốn khó cho các doanh nghiệp ngành Nhựa trong việc cân bằng giữa việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tối ưu chi phí lưu trữ. Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu đáp ứng khách hàng tối đa nên phải chấp nhận có một hệ thống kho hàng khổng lồ. Trong khi đó, nếu giữ hệ thống kho tối ưu chi phí với lượng lưu kho duy trì thấp thì có nguy cơ khơng đáp ứng được khách hàng.

Chính vì vậy, giải quyết bài toán quản lý kho hàng, dự trữ sản phẩm Nhựa đang là yêu cầu cấp bách mà các doanh nghiệp Nhựa ở Việt Nam đau đầu. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, áp lực cạnh tranh về chi phí, giá bán, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng lại càng bắt các doanh nghiệp ngành Nhựa phải tìm kiếm cho mình một giải pháp quản lý kho hàng hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm chi phí, tăng năng suất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Do đó, việc tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng cho các sản phẩm đặc thù của ngành Nhựa Việt Nam thông qua việc xây dựng một hệ thống quản lý kho hiện đại, thông minh là nhiệm vụ quan trọng. Phần mềm quản lý kho hàng thông minh sẽ được phát triển dựa trên nền tảng của một số phần mềm kho hàng hiện tại với những cải tiến nhằm đạt được những tính năng ưu việt thơng qua khả năng quản lý dự trữ, dự báo nhu cầu, cảnh báo thiếu hụt, cảnh báo năng lực lưu trữ…

52

PHẦN 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỞ MỚI NĂM 2020 THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA NGÀNH CƠNG NGHIỆP” (Trang 50 - 53)