Giải pháp hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 100)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

3.3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS Huyện

3.3.1. Giải pháp hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề

- Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, và nhà ở cho hộ nghèo DTTS:

Với phƣơng châm “cho cần câu và tạo điều kiện phát triển ao cá” cần phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản là giải quyết đất sản xuất, đất ở và nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, nhằm từng bƣớc ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xố đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, để phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với giữ vững an ninh quốc phịng. Bởi vì thiếu đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số

huyện đƣợc xem là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các hộ này thƣờng xuyên rơi vào cảnh nghèo đói. Do đó giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phƣơng. Chính quyền cần phải giải quyết hài hồ lợi ích giữa yêu cầu phát triển, mở rộng diện tích trồng cây Mắc ca, cây Gấc và các mơ hình mới nhƣ Măng Tây xanh, Bơ, Bƣởi, ni Heo ky, Dê, Bị lai sin... và các loại cây công nghiệp khác phù hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện nhằm tạo ra lƣợng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giữa yêu cầu phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông... với việc quy hoạch đảm bảo đủ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Rà sốt lại tình hình quản lý, sử dụng đất đai, rừng phịng hộ của các tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao và cho thuê chƣa hợp lý để điều chỉnh thu hồi lại số đất sử dụng không hiệu quả, hoặc sử dụng sai mục đích để tạo quỹ đất phục vụ cho nhu cầu đất đai hiện tại, cũng nhƣ tƣơng lai của cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tiến độ giao đất, rừng cho cộng đồng dân cƣ là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý hƣởng lợi hợp lý, thoả đáng sẽ là giải pháp hữu hiệu để giảm áp lực về đất sản xuất cho đồng bào, từng bƣớc xã hội hoá nghề rừng, ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng hiện nay, góp phần bảo vệ mơi trƣờng sinh thái. Có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho ngƣời dân trồng các loại cây dƣợc liệu dƣới tán rừng phòng hộ, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho họ nhằm tăng thu nhập một cách bền vững góp phần giảm nghèo cho ngƣời dân, vừa quảng bá đƣợc thƣơng hiệu huyện miền núi Sơn Tây.

Cụ thể hoá trong từng dự án quy hoạch đảm bảo mỗi hộ nghèo dân tộc thiểu số đều có từ 1 đến 1,5 ha đất nƣơng rẫy và từ 3 đến 5 sào ruộng lúa nƣớc để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho hộ trong năm. Khuyến khích hộ nghèo khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác theo quy hoạch của huyện và có hỗ trợ thoả đáng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số kinh phí khai hoang theo quy định của Chính phủ và của địa phƣơng. Đặc biệt chính quyền hạn chế thấp nhất việc hộ nghèo dân tộc thiểu số bán đất và chuyển nhƣợng đất cho ngƣời kinh trên địa bàn. Ngoài ra cần phải tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác cho ngƣời dân để tránh

tình trạng sau vài mùa đất bạc màu do không đƣợc cải tạo, ngƣời dân lại tiếp tục khai hoang, phá rừng làm nƣơng rẫy. Ngồi các chính sách trên thì chính quyền cũng cần liên kết với các doanh nghiệp, cơng ty cho ngƣời dân góp đất vào các dự án trồng Mắc ca, keo để ngƣời dân trực tiếp tham gia bằng đất và sức lao động của gia đình cùng với sự đầu tƣ của các cơng ty, doanh nghiệp về giống, phân bón và kỹ thuật. Đến khi thu hoạch thì thực hiện khốn sản phẩm hoặc ăn chia hợp lý để ngƣời dân tộc thiểu số nghèo có thu nhập ổn định và thực sự sống đƣợc bằng diện tích đất của mình, từ đó thốt nghèo và vƣơn lên khá giả làm giàu chính đáng.

- Phát triển các ngành nghề: Qua nghiên cứu thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội, thì nguyên nhân nghèo chủ yếu là lao động khơng có việc làm nhàn rổi, thất nghiệp, trình độ văn hóa thấp, nhận thức về đào tạo nghề giải quyết việc làm còn rất hạn chế. Chính vì thế, trong thời gian tới huyện tập trung đào tạo phát triển một số ngành nghề phù hợp nhƣ: Trồng trọt, chăn nuôi và thú y; bó chổi đót truyền thống, trồng rừng và chăm sóc các loại cây dƣợc liệu dƣới tán rừng để quản bá thƣơng hiệu tăng thu nhập cho hộ nghèo đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng; sơ cấp nghề xây dựng; nghề mộc, rèn... Giúp cho hộ nghèo có đƣợc những nghề yêu thích để họ tự lo cơng việc trong gia đình hằng ngày, giải quyết việc làm tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững.

3.3.2. Tăng cường hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, công tác khuyến nông, khuyến lâm

Trong thời gian tới Huyện cần quan tâm tập trung chỉ đạo các ngành chun mơn, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc huyện, các hội đồn thể từ huyện đến xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách thức làm ăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo đi tham quan học tập các mơ hình kinh tế hiệu quả trong địa bàn huyện, ngồi huyện để ngƣời nghèo hiểu nắm bắt thêm kiến thức để làm ăn phát triển kinh tế; tổ chức tập huấn cho ngƣời dân kể cả ngƣời không nghèo để họ giúp đỡ nhau trong làm ăn, hội nghị đầu bờ tại các thửa đất để ngƣời dân dễ hiểu biết và áp dụng. Ngồi ra rà sốt lại các mơ hình khuyến nơng thành cơng trong thời gian qua nhƣ: lúa lai, ngô lai, keo, cây ăn quả, nuôi cá nƣớc ngọt, nuôi Heo ky, Dê, ni bị nhốt

chuồng trồng cỏ dự trữ thức ăn cho gia súc... để nhân rộng thêm mơ hình. Đặc biệt là hƣớng dẫn hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo đƣợc nhận khốn bảo vệ rừng trồng các cây dƣợc liệu nhƣ sa nhân, ba kích, mây nƣớc. Vì đây là các mơ hình ở các huyện lân cận đã làm rất thành công đồng thời gắn với công tác bảo vệ rừng.

3.3.3. Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

- Tạo nguồn vốn cho ngƣời nghèo vay: Mở rộng huy động vốn từ nhiều nguồn để cho vay hộ nghèo, đặc biệt là thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Chính phủ một cách thuận lợi nhất nhƣ nguồn vốn cho vay hộ nghèo để phát triển kinh tế, cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay để làm các cơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho con em hộ nghèo vay vốn để học nghề, cao đẳng và đại học.

- Nâng mức cho vay đảm bảo cho hộ nghèo có đủ nguồn vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất và chăn nuôi theo nhu cầu, kéo dài thời hạn vay cho phù họp với từng chƣơng trình và cần có thời gian ân hạn để đảm bảo hộ nghèo vay vốn làm ăn có hiệu quả và thoát nghèo bền vững.

- Nới lỏng điều kiện cho vay, bằng hình thức tín chấp thơng qua các tổ chức chính trị xã hội, hộ nghèo đƣợc vay vốn mà khơng cần có tài sản để thế chấp cho ngân hàng.

Cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn ƣu đãi với lãi suất thấp đồng thời lồng ghép các chƣơng trình khuyến nông, khuyển lâm hƣớng dẫn cách làm ăn theo định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng và quan trọng nhất là sản phẩm của hộ nghèo sản xuất ra đƣợc tiêu thụ hết với giá cả hợp lý để đem lại thu nhập ổn định cho các hộ nghèo. Thực tế cho thấy tình trạng nghèo của ngƣời dân tộc thiểu số có nhiều nguyên nhân, nhƣng đa phần hộ nghèo dân tộc thiểu số đều thiếu vốn, do đó cung cấp tín dụng cho hộ nghèo thơng qua Ngân hàng chính sách xã hội của huyện để cho tất cả các hộ nghèo dân tộc thiểu số có sức lao động và có nhu cầu vay vốn phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đều đƣợc đáp ứng nhu cầu với mức vay và thời hạn vay phù hợp chính là yêu cầu hiện nay.

3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

- Đào tạo nghề chính là thực hiện chuyển đổi và hƣớng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tạo nhiều cơ hội cho họ tìm kiếm thêm việc làm, tăng thu nhập và vƣơn lên thốt nghèo bền vững. Do vậy cần có kế hoạch phân loại lao động xã hội để thực hiện hƣớng nghiệp, đào tạo để hạn chế sự thiếu hụt lao động có chun mơn từng khu vực trong huyện. Dạy nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Trang bị kiến thức về khuyến nông, lâm, ngƣ nghiệp cho hộ nghèo có lao động, có đất nhƣng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật sản xuất, còn ràng buộc bởi nhiều tập quán canh tác cũ, lạc hậu, điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất cây trồng vật ni thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

+ Dạy nghề thông qua mạng lƣới khuyến nông viên cơ sở, bằng hình thức cầm tay chỉ việc, đƣợc thực hành trên thực tế, thơng qua các mơ hình để ngƣời dân thấy đƣợc hiệu quả cụ thể và thực tế từ đó làm thay đổi thói quen, tập quán trong sản xuất.

+ Đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo, tập huấn, tăng cƣờng hình thức tập huấn nông dân tại cánh đồng theo phƣơng thức mơ hình trình diễn, hội thảo đầu bờ nhằm giúp đƣợc nơng dân nghèo nắm bắt đƣợc quy trình kỹ thuật chăm sóc một cách cụ thể dễ hiểu nhất.

+ Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngồi tỉnh cần tuyển dụng cơng nhân theo ngành nghề gì để có hƣớng đào tạo theo đơn đặt hàng, sau khi học nghề xong thì các hộ dân đảm bảo có việc làm bằng chính nghề mà mình đƣợc học, có cơng việc ổn định và tăng thêm thu nhập, từ đó vƣơn lên thốt nghèo bền vững.

3.3.5. Đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho ngƣời nghèo

Có cơ chế chính sách ƣu tiên cho đối tƣợng nghèo dân tộc thiểu số và con em của họ, đảm bảo hoàn thành chƣơng trình phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đƣợc miễn hồn tồn học phí và các khoản đóng góp khác, cần có các tiêu chí nhập học theo độ tuổi linh hoạt hơn với con em hộ nghèo dân tộc thiểu số, giúp các con em

ngƣời dân tộc thiểu số học tập bằng tiếng Việt cũng rất quan trọng, do đó việc dạy học bằng cả hai thứ tiếng dân tộc và tiếng Việt trong những năm học đầu học tiểu học của trẻ em dân tộc thiểu số, điều này làm đƣợc cần phải có giáo viên trợ giảng bằng tiếng dân tộc tại các lớp học tiểu học trên địa bàn tạo điều kiện cho các em nắm vững kiến thức và tiếp thu bài nhanh hơn, và có khả năng học lên cao hơn.

Mở rộng loại hình lớp học bán trú thành một quy định đóng góp hợp lý của tồn dân. Ngồi sự hỗ trợ của nhà nƣớc đối với con em hộ nghèo dân tộc thiểu số bằng các chính sách miễn giảm học phí thì chính sách trợ cấp sinh hoạt phí, mở các nhà nội trú tại trƣờng để con em dân tộc thiểu số đƣợc ăn ở tại trƣờng để an tâm học hành.

- Tăng cƣòng hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo

Tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, mơ hình y tế hiệu quả hơn cả chính là y tế dự phịng và y tế cộng đồng. Vì địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn, kinh tế eo hẹp, nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, nên ngƣời nghèo dân tộc thiểu số thƣờng hay chữa bệnh tại nhà hoặc tìm đến thầy mo để cúng. Điều đó cho thấy cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ cơ sở, trang thiết bị đến thuốc men và cán bộ.

Cơng tác y tế dự phịng nhằm tun truyền, vận động bà con ăn chín, uống sơi, phổ biến kiến thức về y tế, để ngƣời dân tự chăm lo sức khoẻ cho bản thân và gia đình bằng hình thức cấp thẻ Bảo hiểm y tế, thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số.

Mỗi thơn cần có một y tế viên cộng đồng với đầy đủ dụng cụ và thuốc sơ cấp cứu cần thiết để phục vụ kịp thời những trƣờng hợp ốm đau đột xuất đồng thời hƣớng dẫn bà con dân tộc thiểu số ăn, ở vệ sinh, chủ động phòng chống bệnh tật.

Đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu cho các Trạm y tế xã, tăng cƣờng và đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, đặc biệt là cán bộ làm nữ hộ sinh tại xã.

Thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đảm bảo đa số đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại cơ sở. Cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tƣợng q khó khăn

Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lƣu động miễn phí, định kỳ tại các thơn, khu dân cƣ và hƣớng dẫn bà con cách phòng tránh bệnh tật.

Thƣờng xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật về dân số, luật hôn nhân và gia đình để bà con hiểu rỏ và chấp hành tốt, đồng thời vận động ngƣời dân khi đau ốm phải đƣa đến cơ sở y tế để đƣợc chữa bệnh.

- Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

Trợ giúp pháp lý đƣợc hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm cơng bằng xã hội, phịng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Trợ giúp pháp lý là một phần quan trọng trong chính sách của nhà nƣớc ta nhằm tăng cƣờng hệ thống tƣ pháp, các quyền dân chủ và một hệ thống tƣ pháp phục vụ nhân dân. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là thực hiện một hoạt động tiến bộ, có tính nhân đạo nhân văn cao cả vì con ngƣời và nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con ngƣời đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhờ đƣợc trợ giúp pháp lý miễn phí mà những ngƣời nghèo, những đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận, sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, trợ giúp pháp lý đã trở thành chỗ dựa của ngƣời nghèo, nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội trong các vƣớng mắc, tranh chấp pháp lý

3.3.6. Một số giải pháp khác

a. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng vừa là phƣơng tiện vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trƣớc hết là đầu tƣ xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, ƣu tiên xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình thủy lợi đã hƣ hỏng xuống cấp để đảm bảo tƣới tiêu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích lúa nƣớc đƣợc chủ động tƣới từ các cơng trình thủy lợi kiên cố, thực hiện tốt việc kiên cố hóa kênh mƣơng. Vì hộ nơng dân các

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)