Nội dung công tác giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 38)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững

1.1.2. Nội dung công tác giảm nghèo bền vững

Để giảm nghèo theo nghĩa đa chiều, bên cạnh việc phải làm cho thu nhập của hộ nghèo tăng lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ tái nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất, gia tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn lực sản xuất còn phải tạo điều kiện cho ngƣời nghèo gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; gia tăng vị thế của ngƣời nghèo. Do đó, để giảm nghèo cần thực hiện các định hƣớng sau:

1.1.2.1. Hỗ trợ sản xuất, phát triển các ngành nghề

Muốn giảm nghèo cho ngƣời đồng bào DTTS cần phải tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất thơng qua một số chính sách:

- Hỗ trợ đất sản xuất: giúp cho hộ nghèo có tƣ liệu sản xuất, đủ đất sản xuất

canh tác đảm bảo an ninh lƣơng thực tại chỗ, tạo ra sản phẩm đƣa ra thị trƣờng tăng thu nhập góp phần giảm nghèo. Vì đa số hộ nghèo đều thiếu đất sản xuất. Hiện nay Chính phủ ban hành Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn. Theo đó những nơi cịn quỹ đất thì đƣợc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và đƣợc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho mỗi hộ để tạo quỹ đất sản xuất bình quân 30 triệu

đồng/hộ. Trong đó, ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ và đƣợc vay tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tƣơng đƣơng với 1,2%/năm; Đối với những nơi khơng cịn quỹ đất thì hỗ trợ vay vốn để mua đất sản xuất.

- Hỗ trợ con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… là tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đƣợc với các loại cây, con giống mới, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn để họ biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng xuất góp phần tăng thu nhập vƣơng lên thoát nghèo bền vững theo chƣơng trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, Quyết định số 1722/QĐ-TTG ngày 02/9/2016 của Chính phủ.

- Thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đƣờng xá, cơng trình thuỷ lợi, tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia sản xuất, nâng cao năng xuất lao động để thoát nghèo

- Qua thực tế, đa số hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số khơng có ngành nghề, khơng có việc làm dẫn đến thất nghiệp. Để tạo điều kiện cho họ có cơng ăn việc làm ổn định thì cần phải tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng, nhờ đó tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thêm thu nhập cho ngƣời nghèo

Tiêu chí đánh giá:

+ Số hộ đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng chính sách + Số hộ thốt nghèo từ chính sách mang lại

1.1.2.2. Hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm

- Thực hiện các chính sách khuyến nơng, khuyến lâm... là tạo điều kiện cho ngƣời dân có điều kiện học hỏi kỹ thuật sản xuất bằng việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ lao động cho ngƣời nghèo. Các hoạt động khuyến nông – lâm – ngƣ trang bị kiến thức và kỹ năng ra các quyết định sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trƣờng, điều kiện tự nhiên và lợi thế cạnh tranh của địa phƣơng. Trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông, lâm thơng qua áp dụng khuyến nơng có sự tham gia của ngƣời dân,

hội nghị đầu bờ, tập huấn trên cơ sở mơ hình thực tế. Giới thiệu phƣơng pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, hoạch toán kinh tế và tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật, thị trƣờng cho nơng dân nghèo.

Tiêu chí đánh giá: + Số buổi tập huấn

+ Số hộ nghèo đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn cách làm ăn....

+ Số hộ dân biết áp dụng làm ăn phát triển kinh tế sau khi đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn.

1.1.2.3. Tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo

Muốn giảm nghèo cần phải tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất thông qua gia tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn. Tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đƣợc vay với lãi suất thấp hoặc khơng có lãi suất... giúp họ có vốn để sản xuất và từ đó có thể thốt nghèo.

Nội dung chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo: Cung cấp tín dụng ƣu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mơ nhỏ cho các hộ gia đình nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với ngƣời nghèo. Áp dụng linh hoạt phƣơng thức cho vay, cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn, ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội quản lý. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững

Chƣơng trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 và một số chính sách khác.

Tiêu chí đánh giá:

+ Số hộ nghèo đƣợc vay vốn. + Vốn vay bình quân hộ nghèo.

+ Số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ tái nghèo

1.1.2.4. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo - Đào tạo nghề:

Thực hiện chính sách đào tạo nghề nghề nơng thơn, hàng năm có rất nhiều ngƣời dân tộc thiểu số đăng ký học tập.

Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề ngày càng đƣợc chú trọng, quan tâm đầu tƣ xây dựng hệ thống trƣờng lớp, cơ sở đào tạo nghề bố trí ở những vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để tạo điều kiện cho con em học nghề thuận tiện. Các ngành nghề đào tạo bao gồm: Kỹ thuật xây dựng, bảo vệ thực vật, kỹ thuật điện dân dụng, sửa chữa và lắp ráp máy tính, thú y, chăn ni, ni trồng thủy sản, cơ điện nơng thơn, văn thƣ hành chính… Ngồi việc thực hiện học bổng chính sách, các chế độ ƣu đãi khác và miễn, giảm học phí cho học sinh theo đúng quy định của Chính phủ.

- Giải quyết việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, đã có nhiều lao động nơng thơn miền núi đƣợc giải quyết việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nơng nghiệp, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện cuộc sống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng, nhờ đó tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thêm thu nhập cho ngƣời nghèo.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Số lao động đƣợc đào tạo nghề và giải quyết việc làm + Gia tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ tái nghèo + Số lao động có việc làm ổn định

1.1.2.5. Hỗ trợ hộ nghèo thơng qua các chính sách an sinh xã hội

Giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với các chính sách khác tạo ra một tấm lƣới tồn diện cho các

thành viên trong xã hội. Giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội một cách lâu dài và bền vững. Xét về lâu dài góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tƣợng cần trợ cấp an sinh xã hội. Do đó, giảm nghèo đƣợc thực hiện thơng qua việc tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản:

+ Hỗ trợ dịch vụ y tế: cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, cấp phát thuốc, chữa bệnh miễn phí...

+ Hỗ trợ dịch vụ giáo dục: miễn hoặc giảm học phí cho con em hộ nghèo; miễn, giảm các khoản đóng góp xây dựng trƣờng lớp, hỗ trợ về sách vở, điều kiện học tập cho con em các hộ nghèo...

+ Hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, nhà ở, điện, nƣớc sinh hoạt.

+ Hỗ trợ giải quyết nƣớc sinh hoạt, địa phƣơng có thể thực hiện bằng việc hỗ trợ kinh phí cho các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo khu vực nơng thơn gặp khó khăn về nguồn sinh hoạt để đào giếng, xây bể dự trữ nƣớc hoặc tạo nguồn nƣớc sinh hoạt. Hỗ trợ đối với các cơng trình xây cấp nƣớc sinh hoạt tập trung.

Ngồi ra cịn hỗ trợ về nhà ở thông qua cho vay vốn để sửa chữa nhà ở hoặc trợ cấp xây nhà, hỗ trợ về điện bằng cách trợ giá...

Kết quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đƣợc phản ánh bằng các chỉ tiêu:

- Số hộ nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp phát thuốc và khám chƣa bệnh miễn phí.

- Số hộ nghèo đƣợc miễn, giảm học phí tiền xây dựng trƣờng. - Số hộ nghèo đƣợc sử dụng nƣớc sạch, điện.

- Số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ nhà ở, số nhà tạm đã đƣợc xóa - Số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ đƣợc hỗ trợ tiền điện thắp sáng

1.1.2.6. Công tác thi đua, tun truyền phổ biến tấm gƣơng tốt, mơ hình tốt về giảm nghèo Hằng năm UBND huyện ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm, Kế hoạch tổ thực hiện các ngày lễ lớn trong năm, chức Tọa đàm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi

đua ái quốc – Ngày truyền thống Thi đua yêu nƣớc(11/6/1948 – 11/6/2018), đăng ký giao ƣớc thi đua của Cụm Miền núi và Hải đảo năm, Phân chia khối cụm và đăng ký thi đua của khối, cụm các cơ quan trên địa bàn huyện; triển khai thực hiện các quy định mới về công tác thi đua, khen thƣởng, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản và ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng năm trên địa bàn huyện.

Tuyên truyền, biểu dƣơng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tấm gƣơng ngƣời tốt việc tốt là việc làm thƣờng xuyên đã có những chuyển biến rõ nét, tạo sự lan tỏa trong tất cả cán bộ công chức, viên chức, nhân dân trên địa bàn. Các phong trào thi đua đƣợc triển khai bài bản, có tiêu chí và nội dung thi đua rõ ràng, cụ thể, thiết thực, đƣợc cán bộ và nhân dân đón nhận và hƣởng ứng tích cực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

1.1.2.7. Một số giải pháp giải quyết nghèo đa chiều

Trước hết, cần đổi mới tƣ duy xây dựng và thực hiện chính sách giảm

nghèo; phân cấp quản lý, tăng cƣờng vai trò của cấp địa phƣơng, chuyển từ hỗ trợ sang đầu tƣ. Đây là điều kiện hết sức cần thiết, vì trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần gắn với các chính sách thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, áp dụng các tiếp cận tăng trƣởng bao trùm tồn diện. Các chính sách cần đƣợc thiết kế bảo đảm sự thống nhất về cơ chế hỗ trợ, mức hỗ trợ giống nhau đối với các đối tƣợng giống nhau, tránh trùng lắp cũng nhƣ bỏ sót đối tƣợng.

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng chuẩn nghèo và chính sách theo phƣơng pháp

đo lƣờng nghèo đa chiều nhằm tăng tính bền vững trong chính sách giảm nghèo. Để áp dụng và thực hiện phƣơng pháp này cần triển khai theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khố XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Nghị định số 76/2014/QH13, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19-12-2014 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15-9-2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.

Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc tiếp cận phƣơng pháp đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho chƣơng trình giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về giảm nghèo theo

hƣớng tập trung, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp; phân cơng đầu mối chịu trách nhiệm. Theo đó, thu gọn đầu mối, thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan Trung ƣơng nhằm tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các chính sách. Giảm dần các chính sách hỗ trợ cho khơng, tăng cƣờng chính sách hỗ trợ cho vay có điều kiện, có thời hạn để khắc phục tình trạng khơng muốn thốt nghèo.

Thứ tư, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, ý thực tự chủ, tinh thần tự lực

của ngƣời dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của các chính sách giảm nghèo. Bên cạnh đó, cần đổi mới tƣ duy để thực hiện cam kết giảm nghèo, nhƣ tinh thần Nghị quyết số 80/CP về giảm nghèo bền vững và Nghị quyết số 26-NQ/TW (Khóa X) của Ban Chấp hành trung ƣơng là đƣa ngƣời dân trở thành chủ thể của quá trình phát triển. Chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng các nền tảng thể chế và xã hội cho quá trình phát triển, cũng nhƣ việc quản lý tình trạng dễ bị tổn thƣơng, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân để bảo đảm mọi ngƣời đều có đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, mở rộng kinh tế cho ngƣời nghèo bằng cách đẩy mạnh tăng trƣởng

nói chung và tích lũy tài sản cho ngƣời nghèo thơng qua hỗ trợ đất đai, giáo dục cho họ; tăng thêm mức lợi suất từ những tài sản này thông qua sự kết hợp các hành động mang tính thị trƣờng và phi thị trƣờng. Đồng thời, Đảng, Nhà nƣớc phải có trách nhiệm và nhạy bén hơn đối với ngƣời nghèo, tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời nghèo trong các q trình chính trị và ra quyết định ở địa phƣơng, từng bƣớc dỡ bỏ những rào cản xã hội nhƣ phân biệt giới, tôn giáo và địa vị xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)