Tình hình vốn vay cho hộ nghèo qua các năm 2013-2017

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 88)

(ĐVT: Triệu đồng) Năm Số hộ đƣợc vay vốn (hộ) Tổng vay vốn (triệu đồng) Vốn vay trung bình/hộ 2013 328 3.730 11,372 2014 469 8.774 18,707 2015 537 10.705 19,934 2016 722 15.164 21,000 2017 926 19.051 20,573 Tổng cộng 2.982 57.424 19,256

2.3.2.4. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo

- Đào tạo nghề: Thực hiện chính sách đào tạo nghề nghề nông thôn, hàng năm UBND huyện giao chỉ tiêu cho các xã và trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề huyện để mở lớp đào tạo nghề các lớp sơ cấp nghề cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời đồng bào DTTS, với các ngành nghề đơn giản, phù hợp để giúp ngƣời dân biết đƣợc những kỹ năng cơ bản để phục vụ lao động sản xuất nhƣ: Sơ cấp kỹ thuật xây dựng, trồng trọt chăn ni thú y, điện dân dụng, may, rèn, bó chỗi... Kết quả thực hiện từ năm 2013 đến 2017 đào tạo nghề cho 559 lao động nơng thơn, trong đó đa số là ngƣời nghèo.

Trong thời gian thực hiện, huyện cịn gặp một số khó khăn nhƣ: ý thức của ngƣời dân tham gia học nghề rất thấp, mức độ tiếp thu cịn thấp, họ khơng mặn mà với việc học nghề, một số ngành nghề đào tạo chƣa phù hợp với mong muốn của ngƣời dân, chế độ hỗ trợ học nghề còn rất thấp... dẫn đến kết quả đào tạo nghề không đạt chỉ tiêu đề ra (đạt 25% chỉ tiêu huyện giao).

- Giải quyết việc làm: Gặp nhiều khó khăn vì ý thức của ngƣời học rất hạn chế, mức độ tiếp thu cịn thấp nên khơng đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao động, mà chủ yếu sau khi hồn thành chƣơng trình đào tạo thì học viên chủ yếu phục vụ cơng việc cho gia đình và trong địa bàn xã cũng góp phần cải thiện cuộc sống trong đồng bào dân tộc thiểu số. UBND huyện khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng, nhờ đó tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thêm thu nhập cho ngƣời nghèo.

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giải quyết việc làm, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng cùng với chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đƣợc địa phƣơng thực hiện có hiệu quả. hàng năm giải quyết việc làm mới và thêm việc làm cho khoảng trên 200 lao động chủ yếu là làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh; có 125 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngồi chủ yếu ở các nƣớc Malaysia, Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc...

Bên cạnh đó vẫn cịn một số bất cập khó khăn nhƣ: ý thức kỷ luật kỷ cƣơng của lao động cịn thấp khơng đảm bảo về quy định của doanh nghiệp nên một số lao

động phải trả về nƣớc sớm ; chính sách ƣu đãi của các doanh nghiệp không thực hiện đúng nhƣ cam kết... dẫn đến công tác tuyên truyền vận động lao động tiếp tục tham gia xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, hàng năm thực hiện không đạt chỉ tiêu tỉnh giao

2.3.2.5. Thực trạng hỗ trợ hộ nghèo thơng qua các chính sách an sinh xã hội a. Chính sách hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo

Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣợc triển khai chủ động và tích cực. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã đƣợc khống chế và đẩy lùi, thƣờng xuyên có trên 90% số trẻ em dƣới 1 tuổi trong huyện đƣợc tiêm đầy đủ 6 loại vác xin; duy trì thanh tốn bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh. Chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi và các đối tƣợng chính sách đƣợc thực hiện đầy đủ. Tại huyện có Trung tâm y tế huyện, các xã đều có trạm y tế và 100% xã có bác sĩ.

Từ năm 2013 đến 2017 huyện Sơn Tây đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 66.770 lƣợt ngƣời nghèo (bình qn 13.354 ngƣời /năm). Để đảm bảo tính chính xác, đúng và đủ đối tƣợng thụ hƣởng, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện, UBND các xã, thị trấn hàng năm phải rà soát, lập danh sách bổ sung các đối tƣợng thuộc diện thụ hƣởng chƣa đƣợc cấp thẻ, đồng thời đề nghị cấp lại thẻ sai thông tin và thu hồi các đối tƣợng không thuộc diện thụ hƣởng theo quy định.

Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo đã giúp cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ và thụ hƣởng chính sách khám chữa bệnh miễn phí, góp phần từng bƣớc xố bỏ những hủ tục lạc hậu trong quan niệm và phƣơng pháp chữa bệnh trong cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số, nâng cao sức khoẻ cho ngƣời dân. Hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lƣợng và tinh thần điều trị. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các trạm y tế xã chƣa đƣợc đầu tƣ, nâng cấp hồn chỉnh, thiếu các cơng trình phụ trợ nhƣ bếp ăn, phịng bệnh cho bệnh nhân, cán bộ y tế xã trình độ cịn hạn chế, khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp và thiếu hiểu biết về phong tục tập

quán của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số nên dẫn đến khó khăn trong cơng tác khám chữa bệnh. Cơng tác cấp phát thẻ BHYT vẫn cịn chƣa kịp thời và cịn nhiều sai sót về thơng tin của ngƣời thụ hƣởng nên cịn khó khăn, phiền hà nhiều cho ngƣời nghèo khi sử dụng thẻ.

b. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho ngƣời nghèo

UBND huyện đã chỉ đạo cho Phòng giáo dục huyện và các ngành chức năng có liên quan thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí cho các đối tƣợng là con em hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2013-2017 theo đúng quy định của nhà nƣớc.

Đã thực hiện miễn, giảm học phí cho 11.500 học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo với tổng kinh phí 5.644 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo đã tạo sự động viên, khích lệ rất lớn cho các hộ nghèo dân tộc thiếu số, góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo, giúp các em yên tâm học tập. Với kết quả đạt đƣợc là 9/9 xã duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS chống mù chữ góp phần nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo, đặc biệt là ngƣời nghèo dân tộc thiểu số, từ đó có kiến thức để phát triển kinh tế và vƣơn lên thoát nghèo bền vững, vì đa phần hộ nghèo rơi vào các hộ khơng biết chữ, trình độ học vấn thấp.

c. Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo

Hàng năm trên cơ sở Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tƣ Pháp huyện phối hợp các UBND xã và trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức tuyên truyền trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo qua các hình thức: Tuyên truyền phổ biến pháp luật; thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua công tác hộ tịch và lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với hoạt động hịa giải ở cơ sở, bình qn mỗi năm thực hiện từ 12 – 15 đợt.

Tuy nhiên, công tác tổ chức tuyên truyền chƣa đƣợc thƣờng xuyên và sâu rộng, trợ giúp pháp lý chƣa đa dạng, một số xã cán bộ chƣa nắm đƣợc trình tự, thủ tục thực hiện tuyên truyền pháp lý, kỹ năng về tƣ vấn và trợ giúp pháp lý của cán bộ còn nhiều hạn chế.

2.4. Đánh giá về công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS huyện Sơn Tây

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong 05 năm 2013 – 2017 thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, nhìn chung, việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đƣợc sự hƣởng ứng của ngƣời dân, các chính sách giảm nghèo bƣớc đầu mang lại kết quả thiết thực. Các chƣơng trình, dự án triển khai thực hiện trên địa bàn nhìn chung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, mang lại hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế xã hội, quốc phịng, an ninh, tạo đƣợc niềm tin của nhân dân với Đảng, và nhà nƣớc.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của ngƣời nghèo đƣợc mở rộng nhƣ: chính sách về y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở, nƣớc sinh hoạt; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện, dầu hỏa thắp sáng, chính sách tạo việc làm thơng qua việc vay vốn ƣu đãi; hầu hết hộ nghèo đã đƣợc hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất nhƣ: giống cây trồng, vật nuôi, chuồng trại, phân bón, thuốc trừ sâu,...đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất; Việc giao khốn chăm sóc, bảo vệ rừng tạo điều kiện cho ngƣời nghèo có thêm việc làm tăng thu nhập; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc tăng cƣờng, nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên. Phần lớn ngƣời dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; biết làm chuồng trại, biết dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm. Huyện cũng mạnh dạn đầu tƣ chọn những mơ hình mới thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phƣơng bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mơ hình ni cá Tầm, mơ hình trồng cây Mắc ca ở xã Sơn Bua. Qua đó xuất hiện nhiều mơ hình làm ăn có hiệu quả, xuất hiện nhiều gƣơng điển hình, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi.

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ nhiều Chƣơng trình, chính sách giảm nghèo nói chung và chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; cơng tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đến nay cơ bản khơng cịn hộ đói, Số hộ nghèo từ 3.149 hộ, chiếm tỷ lệ 67,21% năm 2011 giảm còn 2.645 hộ, chiếm 49,48% năm 2017 theo chuẩn nghèo mới. Kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng, đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân đƣợc nâng lên. Đây là cơ sở để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH ở vùng dân tộc thiểu số, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sơn tây, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)