1.2. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương về nâng cao năng lực
1.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Mục tiêu Đảng bộ Thành phố Ninh Bình quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ tới là cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Không chỉ đạt chuẩn về lý luận chính trị, yêu cầu bắt buộc đối với 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, phường và 80% cán bộ chun mơn cấp xã là phải có trình độ đại học. Ngồi việc giao chỉ tiêu cho từng cấp ủy, có chính sách khuyến khích cán bộ đi học, tăng cường mở lớp..., thì việc thành phố ưu tiên, hỗ trợ kinh phí và cử đối tượng thuộc diện cán bộ nguồn cấp xã được tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn được coi là giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu.
Năng lực cán bộ hạn chế nên nhiều địa phương rất lúng túng khi cụ thể hóa nghị quyết, đề án công tác của cấp trên; tình trạng viết chung chung, “sao y bản chính” chương trình hành động, đề án cơng tác của cấp trên làm của mình vẫn khá phổ biến. Chưa kể đội ngũ cán bộ làm cơng tác Đảng, đồn thể cịn thiếu và yếu, công tác quản lý cán bộ chưa sâu sát; khơng ít cấp ủy thiếu chủ động không quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành cịn để xảy ra tình trạng mất đồn kết nội bộ hoặc đùn đẩy chậm xem xét giải quyết vụ việc phức tạp kéo dài gây bức xúc trong dư luận...
Thành ủy Ninh Bình thực hiện chương trình “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên; năng lực điều hành quản lý của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội các cấp giai đoạn 2015-2020”. Trước mắt rà sốt bổ sung hồn thiện quy chế, quy định, quy trình về cơng tác cán bộ; xây dựng các quy định đặc thù: quy định chế độ trách nhiệm của tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu; quy chế lấy ý kiến quần chúng đánh giá cán bộ... thực hiện thống nhất. Thành phố Ninh
Bình là đơn vị đi đầu của tỉnh thực hiện chủ trương chuẩn hóa, trẻ hóa tăng tỷ lệ cán bộ nữ và từng bước nhất thể hóa chức danh. Các khâu tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ được đổi mới. Ngồi cơng khai cơng tác tuyển dụng cán bộ công chức thông qua thi tuyển thành phố sẽ xây dựng cơ chế tiêu chí tuyển dụng với người tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc cán bộ có thành tích xuất sắc cơ sở. Cùng với đó là thí điểm thi tuyển một số vị trí lãnh đạo ở xã, phường nhằm lựa chọn nhân sự tốt nhất đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Hình thức đánh giá chất lượng cán bộ nhất là người đứng đầu cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được tiến hành dân chủ trên cơ sở lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo. Cấp ủy các cấp kiên quyết miễn nhiệm, thay thế cán bộ quản lý khơng hồn thành nhiệm vụ, cán bộ trách nhiệm để xảy ra việc nổi cộm, bức xúc kéo dài... Bên cạnh đó, căn cứ nhu cầu kiến thức, kỹ năng mà cán bộ cơ sở đang cần, thành phố đã đề xuất, đào tạo 100% cán bộ chủ chốt cấp xã, phường có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 100% cán bộ chủ chốt cấp phường, thị trấn và 80% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học đáp ứng u cầu đang đặt ra.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, một số kinh nghiệm có thể vận dụng ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đó là:
Thứ nhất, làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ cấp xã, rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ cán bộ cấp xã. Khơng ngừng nêu cao tinh thần đồn kết.
Thứ hai, quan tâm tới cơng tác tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ; đảm bảo theo tiêu chuẩn, làm tốt công tác luân chuyển, điều động, kiên quyết khơng bố trí những người không đủ tiêu chuẩn, xử lý kịp thời cán bộ vi phạm.
Thứ ba, quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp xã; xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ; chú trọng bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.
quá trình đánh giá đảm bảo khách quan, dân chủ, cơng bằng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch để đào tạo nguồn cán bộ, thường xuyên rà soát để bổ sung quy hoạch, việc bố trí sắp xếp cán bộ được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ hàng năm cùng với quy hoạch, đào tạo.
Thứ năm, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra công chức thi hành công vụ đối với cơ sở. Luân chuyển, điều động, sắp xếp nhiệm vụ khác đối với những người trình độ khơng đảm bảo, tăng cường cán bộ từ các ban, ngành của thành phố và của địa phương khác thay thế CBCC khơng đảm bảo năng lực, hoặc có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Năng lực cơng chức cấp phường (xã) khơng cịn là vấn đề mới. Ở nhiều nước trên thế giới đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản lý cơng… nhưng Năng lực cơng chức ln là đề tài có tình thời sự và cũng nhiều nội dung liên quan cần quan tâm nghiên cứu. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học,nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tịi, khảo sát. Đã có nhiều cơng trình được cơng bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau ở nước ta. Liên quan trực tiếp đến việc quản lý Năng lực cơng chức có một số cơng trình dưới đây:
- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Khắc Bộ, Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2006.
- Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Năng lực CBCC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Luật học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Tiến sỹ Nguyễn Duy Hùng với đề tài: “Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008.
- Tiến sỹ Lê Chi Mai (2002) với bài viết “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp” trên Tạp chí Cộng sản, số 20/2002.
- Tác giả Đỗ Ngọc Ninh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004.
- Tác giả Vũ Công Khôi với bài viết: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay” đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước (tháng 3/2005).
- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003.
Những tài liệu, cơng trình khoa học trên đây ở chừng mực nhất định đã đề cập đến các vấn đề lý luận về cán bộ; quản lý năng lực cán bộ.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trước đều nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức, chưa nhiều các cơng trình nghiên cứu quản lý năng lực của đội ngũ cán bộ cấp phường (xã). Mặc dù vậy, các cơng trình khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Mặt khác cho đến thời điểm hiện nay, tại thành phố Tam Điệp chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến nâng cao chất lượng lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã, do vậy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Kết luận chương 1
Đội ngũ cán bộ ở cơ sở có vai trị và vị trí quan trọng đặc thù quyết định đến khả năng hiện thức hóa việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta có đến được với dân, có tạo được sức mạnh từ đơng đảo quần chúng nhân dân hay có duy trì được sự ổn định vững vàng để đổi mới và phát triển từ mọi địa phương cơ sở hay không phụ thuộc trực tiếp vào sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ này.
Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cũng đã chỉ ra rằng, sự thành công hay thất bại của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ cấp xã. Địa phương nào quan tâm đầy đủ và làm tốt cơng tác cán bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì địa phương ấy có tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế, văn hố phát triển, quốc phịng an ninh được giữ vững, cán bộ được dân tin, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai có kết quả. Ngược lại, ở đâu đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không được quan tâm, không đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, có những biểu hiện về tham ơ, tham nhũng, lãng phí, hống hách, cửa quyền với dân thì ở đó tình hình sẽ gặp khó khăn thậm chí cịn bị kẻ xấu kích động, gây rối trở thành những điểm nóng phức tạp, kéo dài.
Do đó để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở thì trước hết phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Họ khơng những chỉ cần có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất đạo đức tốt mà cịn cần phải có tri thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, có năng lực cơng tác để hồn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tuy nhiên để khẳng định và phát huy vai trị, vị trí và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã (như: yếu tố trình độ (trình độ học vấn, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học); Hiệu quả thực thi cơng vụ, mức độ đảm nhận công việc; Đạo đức công vụ và văn hóa cơng sở; Phương pháp và kỹ năng làm việc; Một số hình thức biểu hiện khác về sức khỏe, độ tuổi, thâm niên công tác, cơ cấu cán bộ…); Các yếu tố này đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã.
Ngồi ra, luận văn cịn tập trung nghiên cứu các hình thức biểu hiện năng lực cán bộ cấp xã (như: yếu tố nhận thức; Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ cấp xã; Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã; Yếu tố văn hóa địa phương; Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất).
Xuất phát từ những vấn đề cơ sở lý luận về cán bộ cấp xã, quan điểm, đặc điểm, vị trí, vai trị của đội ngũ này; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và các hình thức biểu hiện năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ cấp xã, luận văn đã chỉ ra sự cần thiết cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ cấp xã, xác định đây là một đòi hỏi hết sức cấp thiết, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Kinh nghiệm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Tam Điệp.
Đó là những cơ sở lý luận cho sự phân tích thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ các xã trên địa bàn thành phố Tam Điệp được trình bầy tại Chương 2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
2.1. Khái quát thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Tam Điệp có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Tam Điệp
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tam Điệp).
Thành phố Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 105 km²; dân số trên 6,5 vạn người. Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư; Phía Nam giáp thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung (Thanh Hóa); Phía Đơng giáp huyện n Mơ; Phía Tây giáp huyện Nho Quan. Với vị trí cửa ngõ, giao thông thuận lợi, núi đồi trùng điệp, đất đai màu mỡ, Tam Điệp có rất nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác mỏ, thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu,... Trên thực tế Tam Điệp đã trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Ninh Bình.
Tuy nhiên, là vùng giáp danh giữa các tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hịa Bình, là nơi có nhiều cơng trình quốc phịng quan trọng; là đơ thị trẻ có tốc độ đơ thị hóa nhanh; có khu cơng nghiệp với trên 15.000 cơng nhân, hàng ngày có rất nhiều lượt phương tiện chở nguyên vật liệu ra vào thành phố,… vì thế Tam Điệp tiềm ẩn những nguy cơ về mất an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh, Tam Điệp đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư nâng cao chất lượng tồn diện các tiêu chí của thành phố trực thuộc tỉnh; phấn đấu 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đẩy mạnh thu hút đầu tư nhất là đầu tư vào các khu công nghiệp công nghệ cao; giữ vững thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, tạo động lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,... phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020;
Đánh giá về sự phát triển của thành phố giai đoạn 2010-2015, Đại hội Đảng bộp thành phố lần thứ IX nhận định: “Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ đơ thị hố nhanh, thị xã đã được Bộ Xây dựng công nhận trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào năm 2012, sớm hơn 3 năm so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VIII đề ra; được Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào tháng 4/2015. Đời sống nhân dân có bước phát triển, an sinh xã hội đảm bảo. Quốc phịng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao” 24.
2.1.2. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước
Thị xã Tam Điệp được thành lập theo Quyết định số 200-HĐBT ngày 17/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng địa giới hành chính hai thị xã: Hà Nam, Ninh Bình và thành lập thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Tại thời điểm thành lập, thị xã có 3 phường (gồm Bắc Sơn, Trung Sơn và Nam Sơn) và 04 xã (gồm n Sơn, n Bình, Quang Sơn, Đơng Sơn).
Năm 2007, thực hiện Nghị định số 62/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Tam Điệp thành lập thêm 02 phường mới là Tân Bình và