3.2. Định hướng về nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ cấp xã,
3.2.2. Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp
xã của thành phố Tam Điệp, tỉnh tỉnh Ninh Bình từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Từ đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đơ thị của thành phố Tam Điệp, đặc biệt xuất phát từ mục tiêu tổng quát xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 để đạt được yêu cầu trên, cần có một đội ngũ cán bộ cấp xã có đầy đủ đức và tài, có phẩm chất và năng lực. Vì vậy, phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã của thành phố Tam Điệp đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
Một là, Xác định rõ vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ cấp xã, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hóa. Đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trị quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phịng an ninh ở cơ sở, do đó, cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã theo hướng toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, trình độ LLCT, trình độ chun mơn, trình độ quản lý nhà nước và năng lực thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới khi đất nước hội nhập, xã hội phát triển cần phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đồn kết, phối hợp trong công tác, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; luôn bám sát cơ sở và nhân dân, tôn trọng và lắng nghe nhân dân, chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực tổ chức, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã bên cạnh yêu cầu chung là hiểu biết về pháp luật, nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nắm vững chế độ quản lý hành chính, nắm vững nghiệp vụ chun mơn; đối với các chức danh chun mơn cần phải chun nghiệp hố nhằm đảm bảo cho hoạt động công vụ hiệu quả, đúng quy định.
Một đội ngũ cán bộ cấp xã theo hướng chuyên nghiệp hóa là bên cạnh những kiến thức tổng hợp, tồn diện cịn phải được đào tạo một cách chuyên sâu một lĩnh vực chuyên môn nhất định phù hợp với yêu cầu của từng vị trí, chức vụ cơng tác, đồng thời phải thường xun được bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung thông tin và tri thức mới để khơng ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh đất nước hội nhập.
Hai là, Trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp xã. Bên cạnh việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã phải kết hợp với việc trẻ hóa đội ngũ, quan tâm quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng cán bộ nữ. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã, việc trẻ hóa đội ngũ cán bộcơ sở là một yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, trong q trình trẻ hóa đội ngũ cán bộ cần phải được thực hiện theo lộ trình, đảm bảo tiêu chuẩn, liên tục, mang tính kế thừa và kết hợp hài hòa giữa các độ tuổi nhằm tăng phát huy được trí tuệ và nâng cao sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ cấp xã trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ra, việc tăng cường cán bộ là nữ cũng cần được chỉ đạo và thực hiện tốt nhằm đảm bảo bình đẳng giới, phát triển xã hội hài hoà, từng bước thu hẹp khoảng cách giới. Chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với cán bộ nữ, quan tâm ưu tiên bố trí tỷ lệ hợp lý đối với cán bộ là nữ trong công tác tuyển dụng, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cơng việc.
Ba là, Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã đối với những địa bàn ngoại thành xa trung tâm. Qua thực tế cho thấy, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã đối với những địa bàn ngoại thành xa trung tâm có mặt cịn hạn chế hơn so với khu vực nội thành, trong khi đó, đây là các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo và khu cơng nghiệp, theo đánh giá còn tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội như tranh chấp đất đai, truyền đạo trái pháp luật. Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng chính sách cởi mở, đổi mới của nhà nước ta và các vấn đề “dân tộc” “tôn giáo” “dân chủ” “nhân quyền” để kích động bạo loạn lật đổ, ly khai. Cần bổ sung cán bộ về công tác tại các vùng khó khăn này, trong đó có việc luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ.
Bốn là, Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã phải được tiến hành một cách chủ động, khẩn trương, tích cực nhưng phải tuân thủ quy định, đảm bảo quy trình, chặt chẽ, từng bước vững chắc phù hợp với thực trạng đội ngũ cán bộ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của từng phường, xã.
Năm là, Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã cần phải chú ý đảm bảo đồng bộ, cả trình độ, phẩm chất đạo đức. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp xã có đủ “tâm” đủ “tầm” đảm bảo sức khoẻ, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các quan hệ xã hội mới phức tạp nảy sinh, mặt trái của cơ chế thị trường cùng các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày càng đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu tận tụy với nhân dân, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với cơng việc. Nói cách khác cần xây dựng đội ngũ
cán bộ có cơ cấu hợp lý, đủ đức, đủ tài để đáp ứng nhu cầu địi hỏi của cơng cuộc đổi mới đất nước.
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã thành phố Tam Điệp