Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 45 - 49)

Năng lực cơng chức cấp phường (xã) khơng cịn là vấn đề mới. Ở nhiều nước trên thế giới đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều mơn khoa học như: chính trị học, quản lý cơng… nhưng Năng lực cơng chức ln là đề tài có tình thời sự và cũng nhiều nội dung liên quan cần quan tâm nghiên cứu. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học,nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tịi, khảo sát. Đã có nhiều cơng trình được cơng bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau ở nước ta. Liên quan trực tiếp đến việc quản lý Năng lực cơng chức có một số cơng trình dưới đây:

- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Khắc Bộ, Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2006.

- Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Năng lực CBCC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Luật học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Tiến sỹ Nguyễn Duy Hùng với đề tài: “Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008.

- Tiến sỹ Lê Chi Mai (2002) với bài viết “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp” trên Tạp chí Cộng sản, số 20/2002.

- Tác giả Đỗ Ngọc Ninh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004.

- Tác giả Vũ Công Khôi với bài viết: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay” đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước (tháng 3/2005).

- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003.

Những tài liệu, cơng trình khoa học trên đây ở chừng mực nhất định đã đề cập đến các vấn đề lý luận về cán bộ; quản lý năng lực cán bộ.

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trước đều nghiên cứu năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức, chưa nhiều các cơng trình nghiên cứu quản lý năng lực của đội ngũ cán bộ cấp phường (xã). Mặc dù vậy, các cơng trình khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Mặt khác cho đến thời điểm hiện nay, tại thành phố Tam Điệp chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến nâng cao chất lượng lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã, do vậy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.

Kết luận chương 1

Đội ngũ cán bộ ở cơ sở có vai trị và vị trí quan trọng đặc thù quyết định đến khả năng hiện thức hóa việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta có đến được với dân, có tạo được sức mạnh từ đơng đảo quần chúng nhân dân hay có duy trì được sự ổn định vững vàng để đổi mới và phát triển từ mọi địa phương cơ sở hay không phụ thuộc trực tiếp vào sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ này.

Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cũng đã chỉ ra rằng, sự thành công hay thất bại của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ cấp xã. Địa phương nào quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì địa phương ấy có tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế, văn hố phát triển, quốc phịng an ninh được giữ vững, cán bộ được dân tin, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai có kết quả. Ngược lại, ở đâu đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không được quan tâm, không đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, có những biểu hiện về tham ơ, tham nhũng, lãng phí, hống hách, cửa quyền với dân thì ở đó tình hình sẽ gặp khó khăn thậm chí cịn bị kẻ xấu kích động, gây rối trở thành những điểm nóng phức tạp, kéo dài.

Do đó để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở thì trước hết phải nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Họ khơng những chỉ cần có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất đạo đức tốt mà cịn cần phải có tri thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, có năng lực cơng tác để hồn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tuy nhiên để khẳng định và phát huy vai trị, vị trí và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã (như: yếu tố trình độ (trình độ học vấn, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học); Hiệu quả thực thi công vụ, mức độ đảm nhận công việc; Đạo đức công vụ và văn hóa cơng sở; Phương pháp và kỹ năng làm việc; Một số hình thức biểu hiện khác về sức khỏe, độ tuổi, thâm niên công tác, cơ cấu cán bộ…); Các yếu tố này đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp xã.

Ngồi ra, luận văn cịn tập trung nghiên cứu các hình thức biểu hiện năng lực cán bộ cấp xã (như: yếu tố nhận thức; Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ cấp xã; Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã; Yếu tố văn hóa địa phương; Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất).

Xuất phát từ những vấn đề cơ sở lý luận về cán bộ cấp xã, quan điểm, đặc điểm, vị trí, vai trị của đội ngũ này; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và các hình thức biểu hiện năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ cấp xã, luận văn đã chỉ ra sự cần thiết cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ cấp xã, xác định đây là một đòi hỏi hết sức cấp thiết, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Tam Điệp.

Đó là những cơ sở lý luận cho sự phân tích thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ các xã trên địa bàn thành phố Tam Điệp được trình bầy tại Chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)