Đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ cấp xã từ cơ sở lên thành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 89 - 91)

phố, từ thành phố xuống cơ sở; từ phường, xã này sang phường, xã khác.

Mục tiêu của giải pháp: Việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp người cán bộ

có tầm hiểu biết sâu rộng, bao quát nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn. Khi được trải nghiệm qua nhiều vị trí, cơng tác ở nhiều nơi thì sẽ có điều kiện đề xuất các quyết sách nâng cao năng lực điều hành và thực thi trong các điều kiện thực tế khác nhau. Rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, tạo cơ hội để cán bộ trải nghiệm thực tế, tăng uy tín và ảnh hưởng của cán bộ trong quần chúng nhân dân; tạo điều kiện cho cán bộ được chuyển sang một công tác và môi trường mới phù hợp với năng lực và sở trường. đồng thời, phá vỡ thế khép kín, cục bộ địa phương trong cơng tác cán bộ hiện nay nhằm mục đích tránh tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” tại các địa phương.

Nội dung của giải pháp: Để củng cố chính quyền cấp xã, lập lại trật tự kỷ cương trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, việc thực hiện chính sách luân chuyển Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND và CBCC chuyên môn từ xã, phường này sang xã, phường khác; luân chuyển cán bộ từ thành phố về cơ sở và từ cơ sở lên thành phố có thời hạn là việc cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Cấp bách là ổn định ngay tình hình hụt hẫng cán bộ của cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Lâu dài bởi lẽ trật tự kỷ cương trong thời gian này được giữ vững, trở thành khuôn mẫu phá vỡ cách quản lý cũ, tình cảm nể nang, ngại va chạm mất lịng hàng xóm họ hàng.

Trong cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng. Xét một cách toàn diện luân chuyên cán bộ bao gồm các hình thức như: đưa cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác nhằm mục đích cân đối giữa nơi thừa cán bộ có năng lực với nơi thiếu cán bộ hoặc để tránh thiên vị, cục bộ địa phương; đưa cán bộ từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm tăng cường củng cố cho cấp cơ sở vững mạnh; đưa cán bộ từ cấp dưới lên cấp

trên nhằm phát huy tích cực năng lực công tác của cán bộ hoặc ổn định tổ chức, giải quyết vấn đề cục bộ ở cơ sở. cán bộ thành phố được luân chuyển về xã, phường sẽ là trung tâm đoàn kết cán bộ tại xã, phường do không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi riêng tư, thực thi nhiệm vụ công tâm, công khai, phát huy được sức mạnh tổng hợp, dân chủ trong đời sống nhân dân của xã, phường.

Luân chuyển cán bộ về xã, phường không chỉ là củng cố chính quyền cấp xã, lập lại trật tự kỷ cương trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước ở xã, phường mà còn là sự cọ sát, rèn luyện thực tiễn của cán bộ được luân chuyển. Qua thực tiễn ở cơ sở có thể đánh giá trình độ năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước và đạo đức của cán bộ để có thể giao trọng trách cao hơn. cán bộ được luân chuyển về xã phải là những cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực thực thi nhiệm vụ, được tín nhiệm cao, được quy hoạch bố trí lãnh đạo quản lý ở cơ quan đơn vị cấp thành phố. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của luân chuyển cán bộ để thực hiện trong thực tế đạt hiệu quả, tránh tình trạng luân chuyển những cán bộ chưa thật sự có đủ đức và tài để có thể làm cho chính quyền xã mạnh lên,quản lý nhà nước có hiệu quả.

Để đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của việc luân chuyển, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã của thành phố cần chú trọng công tác luân chuyển cán bộ thành phố về làm việc ở xã, phường trong đó cần xác định thời gian luân chuyển cho phù hợp (nên từ 2-3 năm, trường hợp đặc biệt chưa bồi dưỡng kịp thời cán bộ tại chỗ thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá một nhiệm kỳ) không nên kéo dài quá lâu, việc kéo dài thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc luân chuyển, hình thành những dụng ý không minh bạch, ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ. Có cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp đối với cán bộ luân chuyển như bảo đảm về tiền lương, phụ cấp, hạn lên lương, trợ cấp khó khăn, kinh phí để thực thi sự đổi mới cơng vụ khi tiếp quản vị trí cơng tác mới. Bởi trên thực tế, cán bộ được luân chuyển về cơ sở sẽ phải khởi động nhiều việc, giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại ở cơ sở nhưng nếu khơng có ngân sách thì khó có thể thực hiện được.

Dự kiến kết quả của giải pháp: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 50% Bí thư Đảng ủy và 50% Chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương; sau năm 2020, 100% Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 89 - 91)