Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 83)

Mục tiêu của giải pháp: Nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch là đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Đào tạo, bồi dưỡng vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu quả việc triển khai thực hiện thành cơng đề án quy hoạch và góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã. Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là trang bị, bổ sung kiến thức, phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc, đảm bảo đạt chuẩn về LLCT, quản lý nhà nước.

Nội dung của giải pháp:

Một là, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã phải theo quy hoạch, kế hoạch theo hướng đạt chuẩn theo quy định gắn với việc sử dụng. Mỗi chức danh cán bộ chủ chốt phải có sự chuẩn bị từ 2 đến 3 người, có kế hoạch cho đi đào tạo. Đồng thời, phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ phù hợp đối với từng chức danh, trên cơ sở đó người cán bộ có hướng phấn đấu. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đạt được hai mục tiêu:

trạng “Người đi học thì khơng được làm, người đi làm thì khơng được học”. - Đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn nhân lực này. Điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích cán bộ nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.

Hai là, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng. Kết hợp hài hòa các hình thức đào tạo đối với các loại đối tượng. Chương trình đào tạo phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tăng thời gian về truyền thụ kiến thức chuyên môn đối với công chức cấp xã, quan tâm nâng cao kỹ năng quản lý điều hành, kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo của cán bộ chuyên trách. Nội dung đào tạo phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực thực tiễn, xử lý tốt các vấn đề, tình huống xảy ra. Nội dung vừa đảm bảo những lý luận cơ bản về quản lý kinh tế xã hội, vừa sát với tình hình chỉ đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở; phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, tự nghiên cứu của học viên, tăng cường các buổi đi thực tế, trao đổi kinh nghiệmgiữa các cơ sở,... Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cơ bản nên tập trung bồi dưỡng một số vấn đề: đường lối, chính sách đổi mới theo định hướng XHCN của Đảng, nhất là đường lối, chính sách đối với nơng nghiệp, nông thôn và nông dân; các vấn đề liên quan đến cuộc sống cộng đồng; LLCT; nghiệp vụ quản lý nhà nước; công tác tuyên giáo, dân vận; những vấn đề KT - XH ở cơ sở,... Nói tóm lại, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải xuyên suốt các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh ở cơ sở, đảm bảo ngắn gọn, dễ học, dễ hiểu, sát với công việc thực tế hàng ngày của cán bộ. Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch lâu dài nên cho đi học tập trung, chính quy ở các trường trong tỉnh và trung ương. Đối với cán bộ, cơng chức có tuổi nên áp dụng hình thức đào tạo tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn. Ngoài ra cần kết hợp với các hình thức khác như tập huấn, hội thảo, tọa đàm,...

để cập nhập kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, giải trình tốt các tình huống phát sinh thực tế; đồng thời, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận.

Ba là, Xu thế công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội ngày càng phổ biến và được nhiều người sử dụng phục vụ học tập, làm việc, giải trí,... Bên cạnh đó, một số trường hợp sử dụng mạng xã hội để đăng tải những bài viết, quan điểm chính trị phức tạp; bình luận, chia sẻ những vấn đề nhạy cảm về chính trị, xã hội xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức; đăng tải những thơng tin bí mật nhà nước và nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Vì thế, việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ, bình luận những hình ảnh phản cảm, những nội dung thơng tin khơng chính thống, phản động, xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,... làm ảnh hưởng đến tinh hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn là nhiệm vụ được các cấp ủy, chính quyền quan tâm sâu sắc.

Để làm được việc đó, các cấp ủy, chính quyền cần thực hiện tốt cơng tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trong việc sử dụng thành thạo mạng xã hội để tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân sử dụng, khai thác mạng xã hội hiệu quả, lành mạnh, thiết thực, đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quảng bá về hình ảnh, lịch sử, địa lý, sự phát triển về kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng.

Bốn là, những năm qua, thành phố Tam Điệp đã ban hành Quy chế hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, chủ trương tích cực này cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán, mang tính tồn diện đối với đội ngũ cán bộ cấp xã như: chế độ trợ cấp hàng tháng cho học viên; chế độ khuyến khích những cán bộ tích cực tham gia đào

tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn; chính sách sử dụng cán bộ sau khi đào tạo,... Trong điều kiện hiện nay, thành phố đang thiếu những cán bộ giỏi, những người có thể đảm nhiệm các vị trí phức tạp, do đó, có thể có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong học tập như đề bạt ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng; thay đổi ngạch, bậc, tạo điều kiện phát triển cao hơn...

Năm là, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc kiểm tra, đánh giá công việc hoạt động thực tiễn của người được đi đào tạo, bồi dưỡng để từ đó tìm ra những hạn chế và ngun nhân để nâng cao chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cuối cùng, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí. Cần thu hút và đa dạng hóa từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn đóng góp của địa phương cử cán bộ đi học, đóng góp của chính bản thân cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và các nguồn kinh phí khác…

Dự kiến kết quả:

- Về trình độ văn hố: 100% có trình độ THPT .

- Về trình độ chun mơn: 100% cán bộ có trình độ chun mơn đại học trở lên.

- Về trình độ lý luận chính trị: Đến năm 2015 phấn đấu 100% cán bộ cấp xã, phường có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

- 100% cán bộ cơ sở được bồi dưỡng kiến thức về cơng tác xây dựng đảng, quản lý hành chính nhà nước, công tác nghiệp vụ theo quy định và được bồi dưỡng kiến thức về cơng nghệ thơng tin, biết sử dụng máy vi tính trong cơng tác.

Bảng 3.1: Lộ trình thực hiện các mục tiêu của thành phố Tam Điệp

STT Nội dung mục tiêu Mục tiêu

Đến 2020 Đến 2025 1 Trình độ văn hóa Trình độ THPT trở lên 100 100 2 Trình độ chun mơn Trình độ đại học 100 100 Trình độ trên đại học 10 20 3 Trình độ llct Trình độ trung cấp LLCT trở lên 85 100

4 Bồi dưỡng quản lý nhà nước, quản lý kinh

tế, nghiệp vụ công tác khác 100 100

3.3.3. Bố trí, sử dụng cán bộ cấp cơ sở

Mục tiêu của giải pháp: Trong qúa trình xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã thuộc thành phố, việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ cấp xã luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một giải pháp khơng kém phần quan trọng góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã. Q trình bố trí, sử dụng cán bộ là cả một chuỗi mắc xích cơng việc quan trọng liên quan đến người cán bộ, từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm “đầu vào” công khai, hướng dẫn tập sự, phân công công tác phù hợp với trình độ chun mơn, nâng bậc lương cho cán bộ, đánh giá, phân lọai cán bộ, quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã theo phân cấp quản lý.

Nội dung của giải pháp: Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ chịu trách nhiệm bố trí cán bộ đúng vị trí, chun mơn, tạo điều kiện cho cán bộ ở cơ sở rèn luyện kỹ năng, thành thạo trong công việc. Phân công, giao nhiệm vụ phù hợp cho cán bộ, bảo đảm các điều kiện để cán bộ cấp xã thi hành nhiệm vụ, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã. Khi thực hiện việc bố trí cơng việc cho cán bộ cấp xã phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao trình độ chuyên

môn, cán bộ cấp xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, cơng vụ của mình.

Thơng qua việc bố trí, sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ giúp cho cán bộ cấp xã phát huy được khả năng, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc, tiếp xúc với nhân dân, truyền đạt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân; nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Muốn vậy, cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ cấp xã và có kế họach sắp xếp, bố trí lại theo đúng chức danh, tiêu chuẩn ứng với nội dung công việc của địa phương, là cơ sở để xây dựng kế hoạch quy họach đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời cũng là cơ sở để bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ hợp lý, có căn cứ khoa học.

Để thực hiện có kết qủa qúa trình sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã, trước mắt cần dựa vào các tiêu chuẩn chung do Nhà nước ban hành đối với từng cán bộ cấp xã để cụ thể hóa thành tiêu chuẩn từng chức danh chuyên môn, thực hiện việc sắp xếp, bố trí nhân sự theo yêu cầu công việc, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ cấp xã nhằm tạo điều kiện để cán bộ cấp xã được rèn luyện trong thực tiễn. Cần thực hiện việc phân cơng nhiệm vụ có thời hạn và chế độ nghỉ hưu đúng qui định, thực hiện tốt việc đánh giá, phân lọai cán bộ cấp xã theo định kỳ, có đánh giá đúng mới sắp xếp, bố trí đúng việc, tăng cường kiểm tra cán bộ ở cơ sở thực hiện chức trách, nhiệm vụ và những điều cán bộ, công chức không được làm, thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ cấp xã, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về cán bộ.

Tập trung chuẩn bị tốt việc luân chuyển các chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, xã theo tinh thần Kế hoạch số 111-KH/TU ngày 31/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (Nghị quyết số 26-NQ/TU).

Dự kiến kết quả giải pháp:

chun mơn, uy tín, thế mạnh trên các lĩnh vực.

3.3.4. Đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ cấp xã từ cơ sở lên thành phố, từ thành phố xuống cơ sở; từ phường, xã này sang phường, xã khác. phố, từ thành phố xuống cơ sở; từ phường, xã này sang phường, xã khác.

Mục tiêu của giải pháp: Việc luân chuyển cán bộ sẽ giúp người cán bộ

có tầm hiểu biết sâu rộng, bao quát nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn. Khi được trải nghiệm qua nhiều vị trí, cơng tác ở nhiều nơi thì sẽ có điều kiện đề xuất các quyết sách nâng cao năng lực điều hành và thực thi trong các điều kiện thực tế khác nhau. Rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch, tạo cơ hội để cán bộ trải nghiệm thực tế, tăng uy tín và ảnh hưởng của cán bộ trong quần chúng nhân dân; tạo điều kiện cho cán bộ được chuyển sang một công tác và môi trường mới phù hợp với năng lực và sở trường. đồng thời, phá vỡ thế khép kín, cục bộ địa phương trong cơng tác cán bộ hiện nay nhằm mục đích tránh tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” tại các địa phương.

Nội dung của giải pháp: Để củng cố chính quyền cấp xã, lập lại trật tự kỷ cương trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, việc thực hiện chính sách luân chuyển Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND và CBCC chuyên môn từ xã, phường này sang xã, phường khác; luân chuyển cán bộ từ thành phố về cơ sở và từ cơ sở lên thành phố có thời hạn là việc cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Cấp bách là ổn định ngay tình hình hụt hẫng cán bộ của cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Lâu dài bởi lẽ trật tự kỷ cương trong thời gian này được giữ vững, trở thành khuôn mẫu phá vỡ cách quản lý cũ, tình cảm nể nang, ngại va chạm mất lịng hàng xóm họ hàng.

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng. Xét một cách toàn diện luân chuyên cán bộ bao gồm các hình thức như: đưa cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác nhằm mục đích cân đối giữa nơi thừa cán bộ có năng lực với nơi thiếu cán bộ hoặc để tránh thiên vị, cục bộ địa phương; đưa cán bộ từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm tăng cường củng cố cho cấp cơ sở vững mạnh; đưa cán bộ từ cấp dưới lên cấp

trên nhằm phát huy tích cực năng lực cơng tác của cán bộ hoặc ổn định tổ chức, giải quyết vấn đề cục bộ ở cơ sở. cán bộ thành phố được luân chuyển về xã, phường sẽ là trung tâm đoàn kết cán bộ tại xã, phường do không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi riêng tư, thực thi nhiệm vụ công tâm, công khai, phát huy được sức mạnh tổng hợp, dân chủ trong đời sống nhân dân của xã, phường.

Luân chuyển cán bộ về xã, phường không chỉ là củng cố chính quyền cấp xã, lập lại trật tự kỷ cương trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước ở xã, phường mà còn là sự cọ sát, rèn luyện thực tiễn của cán bộ được luân chuyển. Qua thực tiễn ở cơ sở có thể đánh giá trình độ năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước và đạo đức của cán bộ để có thể giao trọng trách cao hơn. cán bộ được luân chuyển về xã phải là những cán bộ có trình độ chun mơn, năng lực thực thi nhiệm vụ, được tín nhiệm cao, được quy hoạch bố trí lãnh đạo quản lý ở cơ quan đơn vị cấp thành phố. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của luân chuyển cán bộ để thực hiện trong thực tế đạt hiệu quả, tránh tình trạng luân chuyển những cán bộ chưa thật sự có đủ đức và tài để có thể làm cho chính quyền xã mạnh lên,quản lý nhà nước có hiệu quả.

Để đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của việc luân chuyển, góp phần

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ cấp xã thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)