B. Nhiệm vụ:
- Ban TTCĐS chịu trách nhiệm xây dựng website để quản lý, bán vé máy bay.
- Ban TTCĐS chủ trì phối hợp với Ban TTBSP, Ban KHPT xây dựng chương trình bán, chính sách giá linh hoạt, cập nhật, cụ thể, rõ ràng cho khách hàng hiểu, sử dụng dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng.
C. Kế hoạch triển khai:
Bảng 3. 2. Kế hoạch triển khai chương trình bán vé giảm cước cho NLĐ
STT Nhiệm vụ Đơn vị
chủ trì
Đơn vị phối hợp
1 Phê duyệt chủ chương trình bán PTGĐ Thương mại TTCĐS 2 Xây dựng subsite của trang chủ
Vietnamairlines.com
TTCĐS TTBSP
3 Xây dựng biểu giá KHPT TTCĐS, TTBSP
87
STT Nhiệm vụ Đơn vịchủ trì phối hợp Đơn vị
5 Triển khai chính sách bán, quy trình phối
hợp cho các đơn vị TTCĐS TTBSP, KHPT
6 Thông báo và hướng dẫn NLĐ sử dụng
trang mua vé TTCĐS TTBSP, KHPT
3.2.1.3. Kết quả, hiệu quả của giải pháp
Giải pháp “Hồn thiện, nâng cao chính sách phúc lợi, chế độ về vé giảm
cước cho NLĐ và thân nhân” khi được đưa vào thực tiễn sẽ giúp đạt những kết
quả, hiệu quả dự kiến như sau:
- Gia tăng quyền lợi cho NLĐ tăng sự gắn bó lâu dài giữa NLĐ và Vietnam Airlines; tạo động lực làm việc, cống hiến của NLĐ. Tự hào và hãnh diện khi là NLĐ của Vietnam Airline, được công ty quan tâm, giành nhiều ưu đãi không chỉ với bản thân mà còn cả thân nhân, bạn bè.
- Khơng phát sinh chi phí do Vietnam Airlines tự xây dựng và quản trị trang bán vé này giúp tiết kiệm trong giai đoạn tình hình SXKD khó khăn lúc này nhưng vẫn hiệu quả, đem lại doanh thu, giảm thiểu tình trạng tải trống.
- Vietnam Airlines trực tiếp chăm sóc và nắm thơng tin khách hàng, không thông qua các đại lý. Điều này giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo, triển khai, cập nhật các thơng tin của hãng, chính sách, chế độ vé đến khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.
- Giúp khách hàng làm quen với việc mua vé trực tiếp trên website của Vietnam Airlines, đẩy mạnh thương mại điện tử, hướng đến hiện thực hóa hãng hàng không số Digital Airlines.
3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng, triển khai áp dụnghệ thống đánh giá kết quả làm việc BSC và KPI làm việc BSC và KPI
3.2.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp
Đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp luôn là yêu cầu bắt buộc để lãnh đạo doanh nghiệp có thể tiến hành việc điều chỉnh các vị trí trong cơng việc, đồng thời có kế hoạch thực hiện tốt hơn công tác nhân sự trong Khối cơ quan của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đặc biệt là công
88 tác quản lý nguồn nhân lực. Đây cũng là cơ sở để có đãi ngộ về mặt vật chất phù hợp cho NLĐ, nâng cao sự hài lòng của NLĐ.
Hiện nay, tại Khối cơ quan TCTHK chưa có hệ thống đánh giá cơng việc cụ thể rõ ràng, chỉ có Bảng đánh giá cơng việc chung chung, lỗi thời, khơng có các thước đo định lượng cụ thể nên việc đánh giá kết quả cơng việc của NLĐ cịn mang tính định tính, xoay vịng vì mục tiêu lên lương theo chu kỳ/ cảm tính, yêu thích hay nâng đỡ của cán bộ đánh giá. Điều này tác động tâm lý, động lực làm việc, cống hiến của NLĐ.
Chính vì vậy, học viên đề xuất giải pháp đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao động lực làm việc của NLĐ đó là “Xây dựng, triển khai
áp dụng hệ thống đánh giá kết quả làm việc BSC và KPI”. 3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
A. Tổng quan về BSC và KPI + Giải thích từ ngữ
- BSC (Balanced Score Card-Thẻ điểm cân bằng): Là công cụ được sử dụng để hoạch định và quản trị các mục tiêu chiến lược. Hệ thống này giúp kiểm soát được các mục tiêu chiến lược, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững, tránh tình trạng hao kiệt nguồn lực.
- KPI* (Key Performance Indicator- Chỉ số hoạt động/hiệu suất chính): là các chỉ số để đo mục tiêu. Thông thường KPI sẽ được chia làm 03 nhóm chính theo ngun tắc 10/80/10: 10% các chỉ số dùng để đo kết quả hoạt động, gọi là Key Result Indicator (KRI); 80% các chỉ số đo hiệu suất, gọi là Performance
Indicator; và 10% chỉ số đo lường hiệu suất chính, chính thức gọi là Key
Performance Indicator (KPI)
- KRI (Key Result Indicator- Chỉ số kết quả cốt yếu): Là nhóm chỉ số được dùng để đo lường kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp. Nhóm chỉ số này thường được quản trị cấp cao sử dụng để kiểm soát mục tiêu.
- PI (Performance Indicator – Chỉ số hiệu suất cốt yếu): Là nhóm chỉ số thường được dùng để đo hiệu suất thực hiện công việc của doanh nghiệp/tổ chức. - KPI** (Key Performance Indicator – chỉ số hiệu suất cốt yếu): Dùng để chỉ nhóm KPI đo các yếu tố tạo hiệu suất cốt yếu.
89 - KPI mục tiêu (KPImt): Là nhóm các KPI* được triển khai từ mục tiêu chiến lược của hệ thống BSC từ trên xuống. KPI mục tiêu cũng có thể hiểu đơn giản là các mục tiêu được cấp trên giao cho cấp dưới.
- KPI cơ bản (KPIcb): Là các KPI* được xác định từ công việc hàng ngày/ tuần/ tháng/năm của tổ chức/nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ, mô tả công việc hoặc các công việc khác được giao. KPI cơ bản có thể trùng hoặc không trùng với KPI mục tiêu.
- Phương pháp BSC và KPI: Là phương pháp kết hợp giữa phương pháp BSC và công cụ KPI để thiết lập, cân bằng, kiểm soát các mục tiêu chiến lược, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện các tầm nhìn, hiện thực hóa Sứ mệnh.
- Các cấp xây dựng và triển khai BSC và KPI: là các chủ thể có trách nhiệm xây dựng và triển khai BSC và KPI tại Khối cơ quan TCT. Các cấp được phân chia theo hệ thống tổ chức, thông thường gồm:
Cấp khởi nguyên (C0) – Cấp cao nhất trong hệ thống, chịu trách nhiệm xây dựng bộ mục tiêu chiến lược chung, thể hiện trong Bản đồ chiến lược.
Cấp triển khai (từ C1 trở đi đến Cn): Là các cấp tổ chức/quản lý dưới cấp C0., n là số cấp quản lý trong tổ chức của C0.
Trọng số: Thể hiện mức độ quan trọng của mục tiêu trong tổng các mục tiêu của một cấp chủ thể trong một khoảng thời gian xác định thực hiện chiến lược, trọng số có đơn vị %, tổng các trọng số của một chủ thể bằng 100%.
Mục tiêu: Là đích hướng đến của hoạt động. Mục tiêu xa nhất của doanh nghiệp là Sứ mệnh. Các mục tiêu được phân chia theo thời gian: dài – trung – ngắn hạn; được phân cấp quản trị từ C0 đến Cn. Mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị phải xuyên suốt được thể hiện trong Cây mục tiêu.
+ Lợi ích của việc sử dụng BSC và KPI trong đánh giá công việc
BSC và KPI là cơng cụ được dùng để kiểm sốt mục tiêu, đảm bảo cho quá trình thực thi chiến lược đạt hiệu quả tốt và hiệu suất cao. Do đó, sử dụng hệ thống BSC và KPI sẽ đảm bảo được các lợi ích cơ bản sau:
90 Thứ nhất, cân bằng và kiểm soát các mục tiêu chiến lược xuyên suốt từ cấp cao nhất tới từng vị trí làm việc theo khung thời gian tác nghiệp: ngày/tuần/tháng/quý/năm.
Thứ hai, đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu được giao của các đơn vị/bộ phận/nhân viên theo khung thời gian tác nghiệp, từ đó có các hành động điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Thứ ba, đảm bảo các vị trí làm việc/người lao động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân cơng, nâng cao trách nhiệm và tính chun nghiệp trong cơng việc.
Thứ tư, xây dựng được hệ thống đánh giá đơn vị/nhân viên gắn liền với mức độ hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó thiết kế cơ chế trả lương/thưởng cho phù hợp, tạo được động lực lao động cho cán bộ, nhân viên.
Thứ năm, phát triển hệ thống quản trị mục tiêu xuyên suốt, thông qua hệ thống kế hoạch, báo cáo, các cơng cụ đo lường mang tính định lượng cao, nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến và hiện đại hơn.
Thứ sáu, hệ thống BSC và KPI nếu vận hành hiệu quả được xem là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khu vực và tồn cầu.
+ u cầu tối thiểu cần có khi áp dụng BSC và KPI
- Có hệ thống mục tiêu chiến lược, dù ở cấp phác thảo. Hệ thống này bao gồm: tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiều dài và trung hạn, xác định năng lực cốt lõi, phương châm hành động cơ bản.
- Có hệ thống tổ chức, quản trị rõ ràng, theo chức năng và được phân cấp (có thể ở dạng tuyến tính chức năng hoặc một dạng khác).
- Có hệ thống điều hành hoạt động thơng qua các chính sách, qui chế, quy định, quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, được triển khai bằng các hình thức: đại hội, họp giao ban, phiếu giao việc, hội thảo, nhóm…
- Có hệ thống phân cơng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn rõ ràng, có mơ tả cơng việc cụ thể và hệ thống đánh giá hàng tháng.
91 - Và quan trọng nhất là có sự hiểu biết, quyết tâm và cam kết áp dụng của từ cấp lãnh đạo cao nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên.
B. Mơ hình triển khai và quy trình xây dựng BSC và KPI
+ Mơ hình triển khai