Đánh giá việc huy động vốn thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (PVcombank) (Trang 62 - 68)

1.1.1 .Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại

2.2. Thực trạng huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

2.2.4. Đánh giá việc huy động vốn thông qua các chỉ tiêu

hàng đã cho thấy kết quả của việc thực hiện các biện pháp huy động vốn. Nhƣng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động huy động vốn, ta cần xem xét phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác này.

2.2.4.1. Các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp

- Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động:

Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (lãi ròng từ cho vay, đầu tƣ) đƣợc tính tốn từ tổng thu từ lãi cho vay, đầu tƣ vốn huy động khấu trừ chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác (bảng 2.5).

Từ bảng trên ta thấy, năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn là – 140.22 tỷ đồng chủ yếu do năm 2014 là một trong những năm đầu ngân hàng đƣợc thành lập, ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn, các hoạt động liên quan đến tín dụng chủ yếu đến từ các khách hàng hiện hữu, có những khách hàng lợi nhuận thu đƣợc từ phƣơng án đƣợc giảm bớt để đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, tạo uy tín và cạnh tranh trên thị trƣờng, dẫn đến số liệu kinh doanh không cao. Tuy nhiên con số này đã đƣợc cải thiện trong năm 2015 và 2016 với lợi nhuận từ việc kinh doanh vốn đạt 301,84 tỷ đồng và 954,46 tỷ đồng. và tiếp tục tăng lên 1.299,44 tỷ đồng. Đây là những con số khả quan cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động có hiệu quả của ngân hàng. Để đạt đƣợc số liệu này, Ngân hàng đã làm tốt các chỉ tiêu thu trong đó thu từ lãi vay, lãi vay ở đây khơng chỉ tính đến phần tín dụng doanh nghiệp là mà phần đem lại từ việc đem vốn huy động doanh nghiệp đi cho vay các hình thức trong xã hội. Với xu hƣớng ngày càng đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân, cho vay vốn lƣu động doanh nghiệp, thu từ lãi có dấu hiệu tăng trƣởng trong những năm gần đây, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động:

Từ tính tốn chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh vốn huy động năm 2014, 2015, 2016 và 2017 ta tính tốn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tƣ) qua các năm nhƣ bảng 2.6.

Bảng 2.5. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tại PVcomBank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm

So sánh (+/-)

2014 2015 2016 2017 2015/2014 2016/2015 2017/2016 1. Tổng thu 2,807.76 2,346.25 3,256.59 3,913.11 (461.51) 910.34 656.52

- Thu lãi cho vay (I) 2,807.76 2,346.25 3,256.59 3,913.11 (461.51) 910.34 656.52

2. Tổng chi 2,947.98 2,044.42 2,302.13 2,613.67 (903.56) 257.71 311.54

- Chi phí trả lãi (II) 2,944.26 2,042.08 2,298.78 2,610.66 (902.18) 256.70 311.88

- Chi phí hoạt động khác (III) 3.71 2.34 3.34 3.00 (1.38) 1.01 (0.34)

3. Lợi nhuận kinh doanh từ

vốn huy động (I-II-III) (140.22) 301.84 954.46 1,299.44

Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động KHDN- PVcomBank

Đơn vị: Tỷ đồng, lần

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tổng nguồn vốn huy động

(tỷ đồng) (I) 46,585 37,519 45,790 47,006

2. Lợi nhuận kinh doanh từ

vốn huy động (tỷ đồng) (II) (140.22) 301.46 954.46 1,299.44

3. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (%) (II/I *100)

-0.30% 0.80% 2.08% 2.76%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐ KD KHDN - PVcomBank)

Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động là -0.3%, tƣơng đƣơng với phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn doanh nghiệp bị âm trong năm này. Tuy nhiên, con số này tiếp tục biến đổi tăng trƣởng trong các năm sau với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trong các năm 2015, 2016 và 2017 lần lƣợt là 0,8%; 2,08% và 2,76%. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn huy động cho thấy giai đoạn 2015- 2017 hoạt động huy động vốn đã mang lại hiệu quả tƣơng đối tốt trong kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn trong khách hàng doanh nghiệp đã phát huy đƣợc tác dụng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.4.2. Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp - Chi phí huy động vốn bình qn:

Bảng 2.7. Chi phí huy động vốn bình qn KHDN – PVcomBank

Đơn vị: Tỷ đồng, lần Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Nguồn vốn huy động bình quân

(tỷ đồng) (I) 46,585 37,519 45,790 47,006

2. Tổng chi phí huy động (tỷ đồng)

(II) 2,947.98 2,044.42 2,302.13 2,613.67

3. Chi phí huy động vốn bình

quân (%) (II/I *100) 6.33% 5.45% 5.03% 5.56%

Năm 2014: chi phí huy động vốn doanh nghiệp (bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí quản lý) tại PVcomBank là 2.947,98 tỷ đồng, trong đó: chi phí trả lãi là 2.944,26 tỷ đồng, chi phí hoạt động khác 3,71 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2014 là 46.585 tỷ đồng. Tính tốn chỉ tiêu chi phí huy động vốn bình quân năm 2014 là 6,33%, nghĩa là với 100 đồng vốn huy động đƣợc ngân hàng phải chi ra 6.33 đồng. Các năm tiếp theo, PVcomBank tiếp tục duy trì mức chi phí vốn bình qn huy động ở KHDN ở khoản từ 5-6%, cụ thể trong các năm 2015, 2016, 2017 chỉ tiêu này lần lƣợt là 5,45%; 5,03% và 5,56%. Để làm đƣợc điều này đó là nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm thiểu chi phí trả hoạt động khác để giảm bớt gánh nặng chi phí huy động. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng và khẳng định thƣơng hiệu, với việc áp dụng linh hoạt các kỳ hạn lãi suất có tính cạnh trên thị trƣờng, chi phí huy động vốn doanh nghiệp vẫn cịn cao, chủ yếu tập trung vào chi phí trả lãi huy động.

- Hệ số sử dụng vốn huy động:

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM, và chúng có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Các NHTM không chỉ quan tâm tới việc huy động thật nhiều vốn mà cịn phải tìm nơi cho vay, đầu tƣ sao cho có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới việc huy động nhiều vốn mà khơng cho vay, đầu tƣ hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, trong khi phải mất nhiều chi phí huy động và nhƣ vậy sẽ dẫn tới làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng khơng có đủ vốn để cho vay, đầu tƣ ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, mất cơ hội mở rộng khách hàng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng giảm sút. Bởi vậy, việc tăng trƣởng nguồn vốn là điều kiện trƣớc nhất để các NHTM mở rộng đầu tƣ, cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Sử dụng vốn là cách nối tiếp, quyết định hiệu quả huy động vốn, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời trong hoạt động kinh doanh, các NHTM phải xây dựng cho mình một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho có sự phù hợp tƣơng đối về quy mô, thời hạn, lãi suất cũng nhƣ thay đổi phù hợp với môi trƣờng kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.

Bảng 2.8. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn đối với nguồn vốn huy động từ KHDN- PVcomBank

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng, Hệ số: lần

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tổng nguồn vốn. Trong đó: 46,585 37,519 45,790 47,006

- Nguồn vốn dƣới 12 tháng 42,359.74 34,431.19 41,902.43 43,630.97

- Nguồn vốn trên 12 tháng 4,225.26 3,087.81 3,887.57 3,375.03

2. Tổng dƣ nợ cho vay. Trong đó: 35,652 28,914 36,520 31,755

- Cho vay ngắn hạn 31,711.23 25,854.70 32,811.52 29,159.43

- Cho vay trung - dài hạn 3,940.77 3,059.30 3,708.48 2,595.57

3. Hệ số sử dụng vốn huy động 0.77 0.77 0.80 0.68

- Hệ số SDV ngắn hạn 0.75 0.75 0.78 0.67

- Hệ số SDV trung – dài hạn 0.93 0.99 0.95 0.77

4. Điều chuyển vốn TSC 10,933 8,605 9,270 15,251

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐ KD KHDN – PVcomBank)

Trong 4 năm từ năm 2014 đến năm 2017, tổng nguồn vốn mà Ngân hàng huy động đƣợc từ KHDN luôn đảm bảo để phục vụ nhu cầu đầu tƣ, cho vay cũng nhƣ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác. Hệ số sử dụng vốn năm 2014, 2015, 2016 và 2017 lần lƣợt là 0,77 lần, 0,77; 0,8 lần và 0,68 lần. Hệ số sử dụng vốn tại Ngân hàng không biến động nhiều qua các năm, đều duy trì ở mức từ 0,7-0,8 lần. Vì thế, những năm từ 2014 đến 2017 Ngân hàng luôn đảm bảo đủ vốn để phục vụ cho tăng trƣởng tín dụng theo kế hoạch, đảm bảo thanh khoản và ổn định kinh doanh đồng thời mở rộng các hoạt động đầu tƣ khác mang lại lợi nhuận tăng thêm cho tài chính.

Bảng 2.9. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại tiền tệ đối với nguồn vốn huy động từ KHDN– PVcomBank

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng, Hệ số: lần

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tổng nguồn vốn. Trong đó: 46,585 37,519 45,790 47,006

- Nguồn vốn nội tệ 38,922 30,983 39,952 41,267 - Nguồn vốn ngoại tệ 7,663 6,536 5,838 5,739

2. Tổng dƣ nợ cho vay. Trong đó: 35,652 28,914 36,520 31,755

- Cho vay nội tệ 25,669 20,572 28,920 22,267 - Cho vay ngoại tệ 9,983 8,342 7,600 9,488

3. Hệ số sử dụng vốn huy động 0.77 0.77 0.80 0.68

- Hệ số SDV nội tệ 0.66 0.66 0.72 0.54

- Hệ số SDV ngoại tệ 1.30 1.28 1.30 1.65

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐ KD KHDN – PVcomBank)

Nhìn tổng quan cân đối giữa nguồn vốn và dƣ nợ theo loại tiền tệ qua các năm ta thấy:

Hệ số sử dụng vốn nội tệ tƣơng đối thấp và tăng dần từ 2014 đến 2016 và giảm trong năm 2017 tƣơng ứng lần lƣợt là 0,66 lần; 0,66 lần; 0,72 lần và 0,54 lần. Trong khi đó nguồn vốn phục vụ nhu cầu vay ngoại tệ ln trong tình trạng thiếu hụt. Nhu cầu cho vay ngoại tệ năm 2014 cao hơn 1,3 lần so với nguồn vốn phục vụ cho vay. Năm 2015 là 1,28 lần; năm 2016 là 1,3 lần và năm 2017 là 1,65 lần. Mặc dù đã chú trọng hơn đến việc huy động vốn ngoại tệ nhƣng nhu cầu cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng quá cao. Ngân hàng luôn phải sử dụng vốn nội tệ đảm bảo cho các khoản vay ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (PVcombank) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)