Thực trạng trung tâm logistics tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của trung tâm logistics và ảnh hưởng đến việt nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Thực trạng trung tâm logistics tại Việt Nam

Logistics là một trong những lĩnh vực mở rộng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng có thể vượt xa GDP. Thu nhập xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 390 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020, tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm ngối theo Tổng cục thống kê (GSO). Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng logistics hàng năm gần 20% vào năm 2025. Vận tải hàng khơng, hàng hải, đường bộ đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng logistics Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam đã chứng tỏ sự cải thiện đáng kể trong chỉ số hoạt động logistics- LPI. Nước ta xếp thứ 39 trong số 160 quốc gia, tăng 25 bậc so với vị trí của nó trong năm 2016. Dữ liệu từ Bộ công thương cho thấy ngành logistics của Việt Nam tăng trưởng hơn 12% trong năm 2018 [40].

Việc phát triển trung tâm logistics là xu hướng tất yếu cho quá trình phát triển ngành logistics và kinh tế tại Việt Nam. Đại dịch lan rộng trên toàn cầu làm suy giảm nghiêm trọng kinh tế thế giới, buộc Chính phủ các nước phải đồng loạt áp dụng các biện pháp kiểm sốt nghiêm ngặt việc đi lại, đóng cửa các nhà máy và cơ sở cung cấp dịch vụ không thiết yếu. Năm 2020, lĩnh vực logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm

trọng bởi đại dịch. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và thiếu hụt lao động trong mùa dịch khiến hầu hết hoạt động logistics, có những thời điểm, bị tê liệt. Trong khi đó, một số phân khúc khác như logistics thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn hàng giao tại nhà tăng đột biến. Để tận dụng tối đa các cơ hội, các nhà cung cấp dịch vụ logistics nên tập trung nhiều hơn vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như vận tải đa phương thức, logistics trong thương mại điện tử,..., cam kết quốc tế cũng như vì sự phát triển bền vững của chính mình.

Biểu đồ 3.1: Chi phí Logistics trên GDP năm 2018

Nguồn: Báo cáo logistics 2021 [40]

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới ở Biểu đồ 1, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 16,80% GDP, mức chi phí cao so với các nước phát triển. Tỷ lệ chi phí logistics so với GDP của Việt Nam cũng cao hơn Trung Quốc (14,5%) và các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Singapore (7,5 – 8,5%). Điều này xảy ra bởi chi phí phi chính thức của logistics Việt Nam vẫn cịn cao trong tổng chi phí vận tải đường bộ. Hệ thống hạ tầng giao thông tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, tính kết nối giữa vận tải đường biển, đường sắt và đường bộ, vận tải đa phương thức vẫn còn hạn chế và chưa

phát triển hiệu quả, cùng với đó là thiếu sự phối hợp, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý,… Khó khăn lớn nhất là việc năng lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam cịn yếu, hạn chế về quy mơ doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng CNTT cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế.

Nhưng khả quan hơn khi theo báo cáo Logistics Việt Nam 2020, xu hướng phát triển các trung tâm logistics ở Việt Nam đang ngày càng tăng và nhiều nơi đã được khởi công xây dựng và vận hành dù cho chúng ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Cùng với đầu tư hệ thống CNTT, chuẩn hóa quy trình tổ chức sản xuất, Trung tâm Vận chuyển và Kho vận khu vực Bắc miền Trung dự tính sẽ đáp ứng được tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng trên 30%/năm và giảm 50% chi phí nhân cơng. Các hoạt động giao nhận, vận chuyển được thực hiện thông qua phương thức giao nhận bằng xe lồng lưới cũng giảm thời gian giao nhận, nâng cao hiệu suất của phương tiện, giảm tỷ lệ hàng hóa hư hỏng. Hay Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam,

Quảng Trị được xây dựng với hệ thống kho, kho ngoại quan, kho bảo thuế và các cơng

trình phụ trợ khác đáp ứng giao nhận, lưu kho, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển,… Dự kiến lưu lượng hàng hóa thơng qua trung tâm khoảng 10 đến 12 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2 đến 2,5 triệu tấn/năm; Diện tích mặt đất dự kiến sử dụng 71,77 ha. [39]

Thực tế tại Việt Nam cho thấy chúng ta đã đang có những bước chuyển mình khi chuyển đổi dần từ trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm logistics thế hệ mới, có áp dụng công nghệ 4.0. Với sự gia tăng mạnh của số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng phục vụ lưu giữ, phân loại hàng hóa, hồn tất đơn hàng…, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với chất lượng cao Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp logistics đề đã chú trọng đến ứng dụng CNTT, tuy nhiên mức độ

và trình độ vẫn cịn nhiều hạn chế, ứng dụng cơng nghệ cịn ở mức độ thấp, đặc biệt là gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số. Trong đó, hai mơ hình trung tâm logistics điển hình về ứng dụng cơng nghệ là: Trung tâm Logistics và cảng cạn quốc tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối công nghệ 4.0; và Trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp [39].

Một phần của tài liệu Phân tích ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của trung tâm logistics và ảnh hưởng đến việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w