CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.2. xuất giải pháp nhằm phát triển công nghệ thông tin vào trung tâm
logistics tại Việt Nam
Việc xây dựng trung tâm logistics sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của khơng chỉ một khu vực kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển của một quốc gia. Do đó,
chính phủ cần nghiên cứu xây dựng những chính sách đặc biệt riêng cho các trung tâm logistics để thu hút sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam nên đưa ra một bản quy hoạch trung tâm logistics
cho toàn nền kinh tế, cũng như những văn bản pháp lý liên quan một cách phù hợp, để từ đó hỗ trợ cho dự án xây dựng và phát triển trung tâm logistics. Vì mỗi khu vực sẽ có những lợi thế riêng để hình thành nên trung tâm logistics, sẽ là lãng phí nếu việc xây dựng nó khơng tính tốn đến hệ thống các cảng biển, cảng hàng không, và hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh. Bởi lẽ, cơ sở hạ tầng là điều kiện ảnh hưởng quyết định đến tốc độ lưu thơng hàng hóa tại một quốc gia, khu vực. Việt Nam nên ưu tiên huy động nhiều nguồn lực khác nhau cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, khai thác cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, kho bãi, hệ thống công nghệ thông tin. Hầu hết các trung tâm
logistics trên thế giới đều được xây dựng và đưa vào hoạt động theo từng phần. Bởi để xây dựng hồn chỉnh một trung tâm logistics khơng chỉ cần một lượng ngân sách lớn cho đầu tư vào nhà xưởng, các trang thiết bị phục vụ tại trung tâm cũng như hệ thống giao thông vận tải, bên cảng phục vụ cho việc chuyển tải diễn ra được thuận lợi, tuy nhiên mức phí dịch vụ tại trung tâm lại khơng thể cao được. Các doanh nghiệp tư nhân nhiều khả năng sẽ không lựa chọn đầu tư quá lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, rủi ro đầu tư cao. Các trung tâm logistics nên xây dựng mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, tính năng hiệu quả.
Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin liên quan đến logistics là quan trọng nhất. Chính phủ và các doanh nghiệp cũng như các công ty doanh nghiệp cần xây
dựng một hệ thống trao đổi dữ liệu- công nghệ điện tử quốc gia. Điều quan trọng là phải chuẩn hóa hoạt động thương mại điện tử và thơng quan. Sau khi thực hiện các hoạt động điện tử, điều quan trọng là phải giảm bớt các thủ tục rườm rà, giấy tờ và thời gian trong thủ tục hải quan, cũng như vấn đề giấy tờ trong quá trình xuất nhập khẩu. Nhà nước phải tham gia vào việc phát triển và triển khai các công nghệ mới để thiết lập một hệ thống trực tuyến [32]. Tiếp đến là phải đầu tư vào đào tạo nghiệp vụ CNTT
để quản lý cơ sở hạ tầng CNTT quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics. Đầu tư vào việc sử dụng các phần mềm điện tử hiện đại được quốc tế công
nhận cũng là điều cần thiết. Cần có một bộ phận chuyên gia mới để nghiên cứu các sản phẩm mới của chương trình thương mại điện tử ở các nước khác trên thế giới và khu vực. Sau đó có thể tạo ra các chương trình phù hợp với cơ sở hạ tầng CNTT của Việt Nam, cũng như mang lại hiệu quả cho quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp CNTT.
Nhà nước cần cải thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động logistics. Sự thịnh vượng của nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhà nước pháp quyền vì vậy mà hoạt động logistics tại Việt Nam cần có sự hỗ trợ của các chính sách và pháp luật để phát triển. Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh logistics ở Việt Nam
cần minh bạch, thống nhất và hợp lý hơn. Do đó, sẽ khả thi hơn khi phát triển một
thị trường logistics thuận tiện và hiệu quả hơn. Để bắt đầu, chính phủ nên tạo ra các giấy tờ pháp lý tồn diện hơn để kiểm sốt hoạt động hậu cần, đặc biệt là trong các lĩnh vực vận tải biển và giao nhận. Hơn nữa, các giấy tờ pháp lý lỗi thời phải được sửa đổi để phản ánh tính tồn cầu hóa của nền kinh tế.
Việt Nam cần xây dựng cơ chế pháp lý đặc thù cho các trung tâm logistics để thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh cho các cơ quan quản lý, các nhóm doanh nghiệp sử dụng và cung ứng dịch vụ logistics. Cơ
chế pháp lý này cần được xây dựng theo hướng ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ lợi ích của nhóm doanh nghiệp cùng tham gia. Ngành logistics cũng có những đặc thù của riêng nó, do đó, khi soạn thảo các quy định pháp lý chúng ta nên thành lập các tổ chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế để cũng như có được những ý kiến của những người hoạt động trong nghề, để đưa ra được những quy định hợp với thực tế hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lai. Để làm được điều này, Việt Nam cũng nên tham khảo kỹ thêm mơ hình của các quốc gia có ngành dịch vụ logistics phát triển như Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, từ đó đúc rút ra những điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công cho các quốc gia này, sau đó, dựa trên thực trạng đăc điểm phát triển của thị trường, doanh nghiệp trong nước tìm ra hướng đi hiệu quả cho ngành logistics trong nước [21]. Do hoạt động logistics là hoạt động mang tính tồn cầu nên phải tn thủ theo quy định của các quốc gia, do đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật pháp ở những quốc gia là thị trường chính của mình, từ đó thiết kế phần mềm hoạt động cho đơn vị của mình sao cho sản phẩm dịch vụ của mình có thể đáp ứng được những quy định đó.
Ngồi những sản phẩm dịch vụ mà bất kì cảng nào cũng có, thì trung tâm logistics cũng nên phát triển những hoạt động giá trị gia tăng cho hàng hóa đến cảng như đóng gói, dán nhãn, kẹp chì,...hay cung cấp chuỗi các dịch vụ hậu cần cảng biển Logistics cho các đối tác trong và ngoài nước. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Để thực hiện thành cơng chiến lược đó, Ban quản lý trung tâm logistics nên đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống kho bãi chứa hàng, phương tiện vận tải, phương tiện bốc xếp hàng hóa .... Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không cạnh tranh về giá mà chỉ cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ như: đầu tư về quy mô, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực chun mơn sâu, có khả năng ngoại ngữ để làm việc với các đối tác nước ngoài, am hiểu về thương mại, thủ tục hải quan trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho hoạt động thương mại
tại cảng. Tại các trung tâm, các cảng đều có tổ chức quản lý thống nhất hoạt động logistics, đồng thời chú trọng việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng kỹ
thuật, đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của một trung tâm logistics.
Tất cả các hoạt động của các ngành đều bị chi phối bởi khía cạnh chủ quan của nguồn nhân lực. Ngay cả khi điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng thuận lợi, bất kể ngành nào nếu khơng có một lực lượng lao động lành nghề với kiến thức và chuyên môn sâu rộng cũng rất khó để có thể thành cơng. Cần có kế hoạch phát triển lâu dài và bền
vững để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động logistics. Việt
Nam sẽ có một đội ngũ chun gia có trình độ với kiến thức và năng lực để tham gia thành cơng vào quy trình chuỗi logistics sau khi thơng tin logistics được giảng dạy một cách bài bản và có hệ thống ở cấp đại học. Những người đã làm việc trong lĩnh vực này cần được đào tạo thêm về kiến thức và năng lực chun mơn. Nhiều khóa học logistics ngắn hạn đã thu hút được sự quan tâm, chú ý và chấp nhận của các cá nhân trong lĩnh vực này, bao gồm cả kiến thức lý thuyết và kiến thức chuyên môn thực tế được giảng dạy bởi các chuyên gia nổi tiếng. Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chính quy và chun nghiệp hơn [41]. Để có thêm nguồn tài chính đào tạo thường xun, Việt Nam phải tìm kiếm thêm nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn, cả trong và ngồi nước, cũng như phối hợp và tranh thủ sự hợp tác với FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác [31].
Ngồi ra cần có sự tích hợp và đồng bộ trong hoạt động của doanh nghiệp logistics, nghĩa là chuẩn hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Một trong số những rủi ro của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận chính là sự chậm trễ trong việc cập nhật và kiểm tra thông tin từ các bộ phận liên quan, dẫn đến phát sinh chi phí. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam khơng ít về số lượng và cũng khơng thấp về trình độ, điều các doanh nghiệp cần làm là đào tạo cho đội ngũ nhân viên CNTT trong công ty nắm rõ các nguyên tắc và quy trình hoạt động của đơn vị mình để có thể thiết kế hệ thống phần mềm quản lý hợp lý, nhờ đó giảm
được chi phí mua ngồi mà vẫn có được giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
KẾT LUẬN
Logistics là hoạt động tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển hai chiều nguồn lực, tài chính, thơng tin ... từ nhà cung cấp đến kho hàng, thơng qua q trình sản xuất, nhà máy, kho bãi, nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Về bản chất, logistics là các hoạt động phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa ra đời và gắn liền với sản xuất của các doanh nghiệp từ hàng trăm năm nay. Logistics ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng và phức tạp hơn chuyên ngành dịch vụ độc lập. Đó là một vấn đề mới của nền kinh tế thế giới đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp và chính phủ từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay. Việc nghiên cứu đầu tư xây dựng trung tâm hậu cần cảng là phù hợp với xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ của thế giới. Nó tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa qua cảng nên hầu hết các cảng lớn đều tập trung quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics siêu lớn. Bài viết này tập trung hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận về kho vận và trung tâm hậu cần. Đồng thời đánh giá việc nghiên cứu mơ hình phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia trên tồn thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Hiệu quả logistics đang được cải thiện khi q trình tự động hóa của các trung tâm hậu cần và cơ sở hậu cần trên khắp thế giới đang tiến triển. Đặc biệt, các hệ thống tiên tiến được giới thiệu trong các trung tâm hậu cần đã thay thế nhân lực trong khi thực hiện các nhiệm vụ mà con người khó có thể làm được. CNTT ứng dụng trong các trung tâm logistics nhằm tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển, dỡ hàng, đóng gói và giao sản phẩm dựa trên kiến thức đã phân tích. Các trung tâm hậu cần thơng minh đang
trở thành cốt lõi của các trung tâm hậu cần mới vì chúng có thể tích hợp quản lý sản xuất, quy trình, quản lý hậu cần và dịch vụ, nâng cao hiệu quả với hoạt động thông minh kết hợp công nghệ CNTT mới nhất. Nó cũng góp phần vào việc thiết lập chiến lược hoạt động hậu cần của cấp quản lý thông qua chức năng hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu hậu cần. Các trung tâm logistics thông minh này sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện toàn bộ chiến lược quản lý chuỗi cung ứng ngoài các kho hàng nơi trước đây là trọng tâm của kho lưu trữ. Logistics tại các nước tiên tiến đã và đang thực hiện nâng cấp thiết bị hậu cần và hệ thống. Các ngành logistics gần đây đang phát triển mới cùng với sự phát triển của công nghệ CNTT.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam nên học hỏi có chọn lọc và vận dụng những bài học, kinh nghiệm quý báu để phát triển các trung tâm logistics cảng biển tại các cảng lớn của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển thành cảng cửa ngõ quốc gia hoặc quốc tế. Để nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của một quốc gia trẻ và năng động, Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc đẩy mạnh hiệu quả ngành logistics. Do đó, sự phát triển của ngành dịch vụ này cần sự hỗ trợ của hầu hết các thành phần trong nền kinh tế. Trải qua quá trình phát triển, logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chế, nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa biết cách giải quyết và cải thiện triệt để những khó khăn mà ngành gặp phải. Đối với từng yếu tố, Việt Nam cần có những quan điểm và giải pháp khác nhau để phát triển thị trường logistics phù hợp với điều kiện trong nước và bắt kịp xu hướng logistics toàn cầu. Từ kinh nghiệm kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý và vấn đề biến đổi khí hậu đến các yếu tố chủ quan như nguồn nhân lực, nhận thức của doanh nghiệp, cơ quan quản lý ngành và thông lệ thương mại quốc tế.
CNTT mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của cơng nghệ mới và mang lại lợi ích kinh doanh. Những thách thức chính của việc phát triển trung tâm logistics là cần có một hệ thống logistics minh bạch, phân loại lại, linh hoạt và thông minh. Yêu
cầu hiện nay đối với Việt Nam là phải có một lộ trình rõ ràng cho sự phát triển của ngành logistics trong bối cảnh tồn cầu. Điều đó địi hỏi sự quyết tâm của chính phủ, cũng như sự minh bạch trong quản lý hạ tầng giao thông và CNTT. Cuối cùng, để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chính phủ, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp logistics.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. André Langevin và Diane Riopel (2005), “Logistics System: Design and
Optimization”, Springter
2. Aleksandar Rikalovic, Gerson Soares và Jelena Ignjatic (2017). “Analysis of logistics center location: A GIS– based approach” , VI International
Symposium, New Horizons of transport and communications 2017
3. Baker, Peter (2008). “The role, design and operation of distribution centers in
agile supply chains”, PhD Thesis, Cranfield University, School of Management,
tr.6
4. Beata Skowron-Grabowska (2010). “Centra logistyczne w lancuchach dostaw”, PWN, Warszawa
5. Beata Skowron-Grabowska, (2010). “Value Added In A Logistics Center”, University of Miskolc, Department of Material Handling and Logistics, vol. 4(1), pages 123-129, December.
6. Black, W (1996). "Sustainable Transportation: A U.S. Perspective" Journal of Transport Geography, 1996, 4, 151-159.
7. D’Hont, S., “The Cutting Edge of RFID Technology and Applications for
Manufacturing and Distribution”, Texas Instrument.
8. Deloitte. (2013). “The Logistics Industry in Turkey. Investment Support and
9. Duroc, Y.; Tedjini, S. “RFID: A key technology for Humanity.” Comptes Rendus Phys. 2018.
10. Duc Nha Le, Hong Thi Nguyen, Phuc Hoang Truong (2020). “Port logistics
service quality and customer satisfaction: Empirical evidence from Vietnam”,
The Asian Journal of Shipping and Logistics, Volume 36, Issue 2, June 2020, Pages 89-103
11. EEIG (2004). “Logistics centres”, Directions for use, Euro platforms
12. Elif Arbatli and Gee Hee Hong (2016). “Singapore’s Export Elasticities: A
Disaggregated Look into the Role of Global Value Chains and Economic Complexity”, International Monetary Fund.
13. Farook R. Hamzeh, Iris D. Tommelein, Glenn Ballard and Philip M. Kaminsky (2007). “Logistics centers to support project based production in the