CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trung
4.1.3. Opportunities Cơ hội
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển thành một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Bằng việc thành lập các khu kinh tế và khu cơng nghiệp, chính phủ đang chủ động thực hiện các bước để dần dần đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, đó là một lý do khác khiến ngành logistics của Việt Nam có tiềm năng mạnh mẽ. Việc hình thành nên các trung tâm logistics sẽ đem đến nhiều cơ hội cũng như giảm chi phí ch̃i cung ứng nhờ việc làm giảm chi phí hàng tờn kho và có thể đạt được lợi thế kinh tế theo quy mơ. Hàng hóa Việt Nam sẽ được xuất khẩu ra nước ngồi với chi phí
nhập khẩu từ nước ngồi về thị trường Việt Nam cũng như hàng hoá vận tải nội địa trong sẽ được đưa đến tiếp cận người tiêu dùng trong nước với chi phí và thời gian ngắn hơn. Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam sẽ bán được hàng hóa trên thị trường với giá cả cạnh tranh hơn và quá trình cung cấp hàng sẽ nhanh chóng, thuận tiện và mềm dẻo hơn. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam sẽ hiệu quả hơn do quá trình cung ứng hàng hóa hiệu quả, nhanh chóng, tin cậy với chi phí thấp cho hệ thống các kênh logistics bán hàng.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng hiệu quả hơn do quá trình cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào được nhanh chóng, đa
dạng, ổn định, đáng tin cậy, giá cả thấp với chí phí dịch vụ logistics thấp. Cũng bởi trung tâm logistics sẽ giúp đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và hiệu quả, nên sẽ làm tăng được hiệu quả luồng luân chuyển logistics tổng thể từ đó giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí vận tải. Hệ thống trung tâm logistics đóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong việc hợp lý hoá, tối ưu hoá các hoạt động phân phối, các hoạt động của hệ thống logistics thương mại, cơ chế vận hành các chuỗi cung ứng,...
Một khi hệ thống trung tâm logistics Việt Nam khi được xây dựng hoàn chỉnh, hoạt động và vận hành hiệu quả sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc giảm chi phí logistics tới mức hợp lý. Các doanh nghiệp có cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng kho bãi và trung tâm phân phối, tích hợp cơ sở hạ tầng lưu trữ hiện có với các chức năng hậu cần khác, chẳng hạn như vận chuyển, quản lý hàng tồn kho, dây chuyền lạnh, cơ sở hải quan và quản lý kho hàng.
Các trung tâm logistics sẽ thường xun đóng vai trị là đầu mối hậu cần cho các nguyên liệu, vật phẩm quy mô lớn và hỗ trợ hoạt động cho thương mại và công nghiệp, thu hút cộng đồng dân cư xung quanh hệ thống các trung tâm logistics và kích thích nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ hoạt động của các trung tâm này. Đặc biệt sẽ thu hút
một lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đến đầu tư kinh doanh khi muốn tận dụng lợi thế cạnh tranh của trung tâm logistics, tạo động lực mạnh mẽ
cho sản xuất phát triển. giao thương của cả khu vực trung tâm logistics và các khu vực hấp dẫn lân cận. Đây sẽ là cơ hội để phát triển bứt phá về kinh tế- thương mại cho vùng trung tâm logistics, cho cả một vùng kinh tế rộng lớn của Việt Nam. Đồng thời nó sẽ
tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
tại trung tâm logistics cũng như các hoạt động hỗ trợ cho trung tâm logistics. Bên cạnh đó các trung tâm logistics Việt Nam sẽ thu hút mạnh mẽ nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến tham gia và đầu tư tại các vùng trung tâm logistics do đó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra cơ hội cho người lao động được học tập, huấn luyện, rèn luyện tay nghề,...
Xu hướng phát triển logistics trong thế kỷ này là tồn cầu hóa trên cơ sở ứng dụng CNTT hiện đại, thương mại điện tử nhằm mục tiêu là tạo giá trị gia tăng để hạ
giá thành vận tải và mở rộng việc thuê dịch vụ từ những công ty logistics chuyên nghiệp. Sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam đã tạo ra một số cơ hội
trong lĩnh vực giao hàng. Các dịch vụ như giao hàng trong hai giờ và một ngày có tiềm năng lớn vì tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của đất nước có thể chi trả cho các dịch vụ giá trị gia tăng như vậy. Sự mở rộng nhanh chóng của dịch vụ logistics của đất nước đã làm tăng nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề và kinh nghiệm. Ngành cơng nghiệp cần các chương trình hậu cần tiên tiến và giá cả hợp lý. Các trường đại học địa phương cũng có cơ hội giới thiệu các chương trình như vậy.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cùng với quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, điều hành sẽ giúp cho các cơ quan, chính quyền của từng địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn. Nhờ ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp có thể truy nhập vào Cổng thơng tin điện tử của Chính phủ, của các địa phương và website của các cơ quan sở, ban, ngành để tìm hiểu về cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời. Đóng góp ý kiến trong q trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ; giao lưu trực tuyến với các cán bộ lãnh đạo cao
cấp của Nhà nước; trao đổi ý kiến, kiến nghị trực tuyến với các cơ quan nhà nước... Thực tế cho thấy, việc cung cấp các dịch vụ cơng trực tuyến cần có nhiều điều kiện, trước hết là cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin cần được xây dựng đồng bộ, hoạt
động thơng suốt, có trình độ quản lý, năng lực vận hành và khai thác hệ thống có hiệu quả đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp được nhanh chóng và
thuận tiện.
Việc ứng dụng CNTT tại các trung tâm logistics đem đến nhiều ưu thế trong
việc quản lý hoạt động logistics như trong việc sử dụng các phần mềm để quản lý như quản lý vận tải, quản lý kho... Thông tin từ người điều hành đến được trực tiếp
tất cả thành viên trong doanh nghiệp, mệnh lệnh đưa ra là thống nhất, nhanh chóng do khơng phải qua khâu truyền đạt lại. Người điều hành thơng qua mạng tin học có thể theo dõi dễ dàng, thường xuyên diễn biến quá trình thực hiện hoạt động Logistics trong trung tâm logistics, biết được công việc đang gặp vấn đề ở đâu và kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết. Thơng tin cũng có thể được tổng hợp thống kê vào bất cứ lúc nào; cung cấp số liệu dễ dàng phục vụ cho hoạt động điều hàn TTL. CNTT giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực (liên lạc với các đối tác nước ngồi thơng qua e-mail, họp video- conference, telephone-conference,...), không phụ thuộc thời gian và không phụ thuộc lịch cơng tác của nhau (ví dụ trình ký qua mạng, kể cả khi lãnh đạo đi vắng, xin ý kiến của các đối tác liên quan mà khơng cần phải chờ họp...). Ngồi ra, việc làm các hợp đồng, trao đổi chứng từ đều có thể làm thơng qua mạng Internet, mạng lưới ngân hàng,... sẽ làm giảm giấy tờ, thủ tục hành chính, tiết kiệm ngân sách.