Tổng quan các nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (Trang 25 - 39)

Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH chưa thấy có mợt nghiên cứu đầy đủ nào. Trước thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề nên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH” làm đề tài nghiên cứu và dựa trên một số nghiên cứu tiêu biểu để làm cơ sở cho đề tài.

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Phạm Minh Tuấn (2006) nghiên cứu về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk”, chưa chỉ ra rõ các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các tiêu chí phân tích ở phần thực trạng chưa cụ thể với phần giải pháp.

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), về năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp Việt Nam đã phân tích những yếu tố vơ hình trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các tiêu chí VRIN. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực – Tạo ra năng lực cạnh tranh động. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại ở mức tổng quát và chỉ có 2 nhân tố là năng lực sáng tạo, năng lực marketing tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chưa nghiên cứu cho từng ngành kinh doanh cụ thể.

Trần Quốc Hiếu (2012) nghiên cứu về “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Tân Mai đến năm 2020”. Nghiên cứu đề xuất mơ hình gồm 6 nhân tố bên trong là: Năng lực tài chính của doanh nghiệp; Nguồn

lượng; Thương hiệu công ty; và 2 nhân tố bên ngồi là: Yếu tố tḥc mơi trường kinh tế vi mô; Yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng là lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngồi, phương pháp lập ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Trần Hữu Ái (2013) nghiên cứu “Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản VN: Trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu”, tác giả đã đưa ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, (1) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh; (2) Nguồn nhân lực; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực marketing; (5) Năng lực cạnh tranh về giá; (6) Năng lực xử lý tranh chấp thương mại; (7) Năng lực nghiên cứu và phát triển; (8) Năng lực quản trị; (9) Năng lực cạnh tranh thương hiệu; (10) Năng lực công nghệ sản xuất.

“Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Phùng Thị Phương Hải năm 2016 cho thấy thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế và đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sữa Việt Nam để nhanh chiếm lĩnh thị trường nội địa và mở rộng ra thế giới.

Phạm Thu Hương (2017) nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu kết hợp từ nguồn số liệu phân tích thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và kết quả phân tích về NLCT có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT: (1) Năng lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực Marketing; (3) Năng lực Tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực Tổ chức dịch vụ; (6) Năng lực Tạo lập mối quan hệ. NLCT của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nợi chỉ ở mức trung bình và cịn khá thấp, hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV đều ở mức trung bình. Các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như: khó tiếp cận nguồn vốn, trình đợ cơng nghệ lạc hậu, trình đợ tổ chức quản lý ở mức trung bình, khả năng liên minh, liên kết giữa các DNNVV còn yếu.

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp “lý thuyết, khung phân tích và mơ hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình đợ cơng nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình cơng nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở NLCT của doanh nghiệp nói chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt đợng. Vì thế, nghiên cứu vẫn cịn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh nghiệp ở những qui mô và lĩnh vực khác nhau.

Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mơ hình đo lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thơng qua năm khía cạnh, (1) Cơ cấu hợi đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách nhiệm xã hợi có mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt đợng quản trị trong doanh nghiệp và NLCT, số điểm hoạt đợng quản trị trong doanh nghiệp càng cao thì đánh giá NLCT sẽ càng cao. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT sẽ cao hơn khi quản trị được đánh giá trên cơ sở toàn diện (tất cả năm thơng số đặt cùng nhau) thay vì đánh giá riêng lẻ. Tuy nhiên, Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh doanh hàng đầu bao gồm trong danh sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000 công ty Business Week. Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà khơng xét đến những khía cạnh khác. Do đó, vẫn cịn tồn tại mợt khoảng trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.

Nghiên cứu của Thompson, Strickland và Gamble (2007), đã đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, cơng nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xây dựng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh năng lực giữa các doanh nghiệp mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sauka (2015) nghiên cứu “Đo lường NLCT của các công ty ở Latvia”. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu đo lường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp công ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN và đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các cơng ty nói chung, mà khơng phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những cơng ty có ngành nghề khác.

2.2.3 Lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Trong Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong,

dấu (+) hoặc (-) tại mỗi yếu tố cho thấy yếu tố đó có sự ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh trong nghiên cứu tương ứng, các yếu tố mang dấu (+) là các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều, các yếu tố mang dấu (-) là các yếu tố có tác đợng ngược chiều đến năng lực cạnh tranh.

Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu trong nước

Yếu tố Ambastha và Momaya (2004) Chang và cộng sự (2007) Lee và King (2009) Tsai, Song và Wong (2009) Review, Assistant và Dubrovnik (2013) Nguyễn Cao Trí (2011) Trần Hữu Ái (2013) Năng lực tổ chức quản lý và điều hành (+) (+) Năng lực tài chính (+) (+) Năng lực công nghệ (+) Năng lực nguồn nhân lực (+) (+) (+) (+) (+) (+) Năng lực marketing (+) (+) (+) (+) (+) Sức mạnh năng lực thương hiệu (+) (+) Năng lực cạnh tranh về giá (-) (-) (-) (-)

Năng lực đầu tư nghiên cứu và triển khai (+) (+) (+) (+) (+) Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh (+) (+) (+)

H1

Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.2.4 Giả thuyết nghiên cứu

2.2.4.1 Trình độ tổ chức và quản lý

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi liên tục và khơng ổn định cho nên địi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự linh động nếu không sẽ bị lạc hậu. Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp được coi là nhân tố quyết định sự tồn tại, và phát triển của doanh nghiệp nói chung, cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình đợ tổ chức và quản lý mang ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Sự tăng trưởng vững chắc của một doanh nghiệp phụ thuộc vào kiến thức quản lý

Trình đợ tổ chức quản lý Nguồn vốn

Công nghệ Nguồn nhân lực Hoạt động Marketing Sức mạnh thương hiệu

Cạnh tranh về giá Hoạt động nghiên cứu và

phát triển

Phát triển quan hệ kinh doanh

Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH H3 H2 H4 H5 H6 H7 H8 H9

nghiệp phụ thuộc vào năng lực của ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo có vai trị nắm bắt tồn bợ nguồn lực của tổ chức, vạch ra các kế hoạch, chiến lược hoạt động từng thời kỳ. Nếu mợt doanh nghiệp có mơ hình quản lý tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt đợng sẽ diễn ra trôi chảy (Ambastha & Momaya 2004).

Theo Porter (1980) Trình đợ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau: (1) trình đợ của đợi ngũ cán bợ quản lý được thể hiện qua trình đợ học vấn, kiến thức liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (từ pháp luật, thị trường, ngành hàng, đến kiến thức về xã hợi, nhân văn); (2) trình đợ tổ chức, quản lý doanh nghiệp còn được thể hiện ở việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý và phân định chức năng, nhiệm vụ của các bợ phận. Việc hình thành bợ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng, khơng chỉ bảo đảm ra quyết định nhanh chóng, chính xác mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó, NLCT của doanh nghiệp được nâng cao; (3) năng lực hoạch định (hoạch định chiến lược, kế hoạch, điều hành tác nghiệp) có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, ảnh hưởng lớn tới NLCT của doanh nghiệp. Ho (2005), quản trị trong doanh nghiệp được xác định là việc tổ chức bộ máy hoạt động cho doanh nghiệp (hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng ban) và các chức năng liên quan đến vai trị của q trình quản lý, thực hiện các chiến lược, các mục tiêu đảm bảo đạt hiệu suất cao. Ngược lại một cơ cấu chồng chéo thì hiệu quả hoạt đợng sẽ kém. Trên cơ sở đó giả thuyết thứ nhất (H1) được đề xuất như sau: H1, Trình độ tổ chức, quản lý ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.

2.2.4.2 Nguồn vốn

Mợt doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong những điều kiện cần thiết để phát triển lợi nhuận (Chang & cộng sự 2007). Do vậy khả năng huy động vốn và

và mở rợng huy đợng vốn dưới nhiều hình thức. Theo quan điểm M. Porter, năng lực tài chính thể hiện ở khả năng quản lý tài chính, quản lý rủi ro đồng vốn, việc huy động vốn kịp thời sẽ đáp ứng nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường. Ngược lại doanh nghiệp có nguồn vốn yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế trong việc sử dụng công nghệ hiện đại; hạn chế về chi tiêu cho các hoạt động R&D; hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu, đào tạo và nâng cao kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực; hạn chế trong tiếp cận

thông tin v.v… Trên cơ sở đó giả thuyết thứ hai (H2) được đề xuất như sau: H2,

Nguồn vốn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.

2.2.4.3 Trình độ cơng nghệ

Năng lực cơng nghệ là nguồn lực cần thiết để tạo ra và quản lý sản xuất dựa trên các hoạt động sáng tạo như những cải tiến trong quy trình và tổ chức sản xuất sản phẩm, các dự án quảng bá tiếp thị sản phẩm (Figueiredo, 2007). Năng lực công nghệ là năng lực vận hành, duy trì hoạt đợng các phương tiện, thiết bị sản xuất mợt cách có hiệu quả trong q trình hoạt đợng kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực cơng nghệ cịn là năng lực gia tăng công suất các phương tiện, thiết bị sản xuất hiện có và khơng ngừng tạo ra các phương tiện, thiết bị sản xuất mới (Ambastha và Momaya, 2004). Theo nghiên cứu của Thọ và Trang (2008) cho thấy các đặc điểm sau về công nghệ tác đợng đến NLCT của doanh nghiệp, đó là: Chậm đổi mới cơng nghệ; Công nghệ phù hợp; Khả năng ứng dụng và tiếp cận cơng nghệ mới; Trình đợ nhân lực của bợ phận nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong doanh nghiệp. Trên

cơ sở đó giả thuyết thứ ba (H3) được đề xuất như sau: H3, Công nghệ ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.

2.2.4.4 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực bao gồm cả đội ngũ quản lý doanh nghiệp và lực lượng lao đợng có các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc (Chapman và Al- Khawadeh, 2002; Chen, Liaw & Lee, 2003). Nguồn nhân lực được xem là mợt

thành cơng của doanh nghiệp. Trình đợ của người lao đợng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới NLCT của doanh nghiệp. Theo Manmohan (2013), nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả nỗ lực, kỹ năng và khả năng của những người làm việc cho tổ chức. Người nhân viên sẽ làm tốt cơng việc của mình vì lợi ích của tổ chức cũng như lợi ích của chính họ nếu như họ được quản lý một cách hiệu quả. Người lao động mà doanh nghiệp tìm kiếm càng trở nên cạnh tranh hơn khi họ có tay nghề cao, đáng tin cậy, có trình đợ chun mơn (Duffey, 1988). Họ phải có khả năng hiểu, sử dụng được công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thơng tin và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tổ chức. Mối liên hệ giữa việc tạo ra và sử dụng tri thức với việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải có kiểm tra. Việc đào tạo, huấn luyện đóng mợt vai trị quan trọng nhằm tạo ra sự phát triển chiều rộng và chiều sâu kiến thức của tổ chức (Narasimbha, 2000).

Theo H. Kurt Christensen (2010) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố năng động nhất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và tham gia cải tiến kỹ thuật nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì thế để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao đợng, khuyến khích người lao đợng tham gia vào q trình quản lý và cải tiến kỹ thuật. Wayne (2010) cho rằng con người là một thành phần quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, khơng có con người thì tổ chức khơng thể tồn tại. Tổ chức càng hoạt động hiệu quả bao nhiêu thì NLCT của họ càng tốt bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)