Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn Dưới 2 năm 27 3,5648 0,51231 Từ 2 năm đến dưới 5 năm 69 3,4601 0,61480 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 105 3,4893 0,49793 Trên 10 năm 49 3,4821 0,65551
Kiểm định Levene df1 df2 Sig.
2,074 3 246 0,104
Kiểm định ANOVA Tổng bình phương F Sig.
Between Groups 0,215 0,223 0,880
Within Groups 78,937
Total 79,152
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS Kiểm định Levene cho giá trị Sig= 0,104> 0,05, do đó phương sai giữa các thâm niên công tác là như nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig: 0,880 > 0.05, vậy không có sự khác biệt trong Năng lực cạnh tranh theo thâm niên công tác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4 tác giả đã trình bày kết quả của nghiên cứu từ số liệu thứ cấp thu thập được từ công ty và phân tích số liệu sơ cấp thu thập được của 250 mẫu quan sát. Có nhiều kiểm định được thực hiện để đánh giá các chỉ số liên quan đến mô hình như: Hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hệ số tương quan Pearson. Sau khi làm sạch loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu, tiến hành phân tích hồi quy bội để tìm ra phương trình tuyến tính của mô hình. Tác giả thực hiện kiểm định Anova, tìm ra sự khác biệt về nhân khẩu học cũng được đưa vào kiểm tra nhằm phát hiện ra những khác biệt từ yếu tố này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ những yếu tố nào được đánh giá là quan trọng nhất. Tiếp theo sau chương 5 sẽ trình bày kết luận của nghiên cứu và một số hàm ý cho nhà quản trị.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu như đã trình bày ở chương 1 và việc tham khảo lý thuyết từ các nghiên cứu trước đó về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu đề xuất lý thuyết về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH gồm 9 yếu tố: (1) Trình độ tổ chức, quản lý, (2) Nguồn vốn, (3) Công nghệ, (4) Nguồn nhân lực, (5) Hoạt động Marketing, (6) Sức mạnh thương hiệu, (7) Khả năng cạnh tranh về giá, (8) Công tác nghiên cứu và phát triển chiến lược và (9) Phát triển quan hệ kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH. Dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thực hiện khảo sát các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng marketting, trưởng các chi nhánh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung
đối với 10 cán bộ quản lý nhằm khám phá, điều chỉnh các thành phần năng lực cạnh
tranh, thang đo các thành phần này và thang đo năng lực cạnh tranh. Thang đo năng lực cạnh tranh của tổ chức gồm 41 biến quan sát và thang đo năng lực cạnh tranh gồm 8 biến quan sát.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng marketting, trưởng các chi nhánh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH. Số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát và cỡ mẫu thu thập được N = 250. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì 9 thành phần của mô hình nghiên cứu được giữ nguyên. Tiếp đến kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 53,1% sự biến thiên của biến
của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH và 8 yếu tố này đều tác động dương đến năng lực cạnh tranh của TH. Trong đó, Nguồn vốn (β = 0,427) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là Trình độ tổ chức quản lý (β = 0,254), Sức mạnh thương hiệu (β = 0,188), Công nghệ (β = 0,182), Cạnh tranh về giá (β = 0,182), Hoạt động Marketing (β = 0,152), Phát triển quan hệ kinh doanh (β = 0,129) và cuối cùng là Nguồn nhân lực (β = 0,101).
5.2 Hàm ý quản trị
5.2.1 Nâng cao năng lực quản lý và điều hành