SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 73
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Kiểm tra hồ chỉ: Hồ chỉ cơ bản là lớp dầu bôi trơn để thuận tiện trong quá trình may. Lượng hồ chỉ trong mỗi lô hàng phải thống nhất phải tương đồng với nhau. - Kiểm tra chiều dài chỉ đúng quy định ghi trên nhãn hiệu.
- Kiểm tra số lượng chỉ may để xem nhà sản xuất có giao đủ số lượng hay không.
2. Mex
- Mex được lấy mẫu theo màu sắc và chủng loại của từng đợt nhập về kho. Riêng đối với mex tỷ lệ lấy mẫu là 5% lấy mẫu ngẫu nhiên, đơn vị (hoặc mét).
- Màu sắc: Kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng quy định, là sự so sánh với mẫu ở bảng hướng dẫn NPL mà đã được khách hàng hay phịng kỹ thuật cơng ty duyệt.
- Kiểm tra độ bám của mex qua nhiệt: Dựa vào các thông số về nhiệt độ, lực ép, thời gian ép mà khách hàng cung cấp hoặc của nhà cung cấp phụ liệu quy định sẽ tiến hành kiểm tra mex. Kiểm tra mex bằng cách cho chạy qua máy ép keo với nhiệt độ, lực ép và thời gian theo quy định, để keo nguội rồi dùng tay cạo, xé thử xem keo đã đủ độ bám dính hay chưa. Nếu đủ đạt thì sẽ ghi nhận lại thông số vào bảng báo cáo để ban hành cho sản xuất. Nếu keo chưa đủ độ dính hay keo tan chảy quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng vải thì sẽ phải điều chỉnh lại thơng số sao cho độ bám dính đạt yêu cầu.
Sau khi kiểm tra sẽ được thống kê toàn bộ kết quả vào biểu mẫu tổng hợp. Nếu 90% số mẫu đạt yêu cầu thì được đưa vào sản xuất, cịn trong trường hợp số mẫu không đạt yêu cầu vượt quá 10% thì báo cho khách hàng giải quyết hoặc báo với nhà cung cấp để giải quyết.
3. Nút
- Kiểm nghiệm mẫu khoảng 10% nếu thấy đạt chất lượng, có nghĩa là chất lượng của nút này đạt.
- Sau khi kiểm tra đủ số lượng nút thì ta tiến hành kiểm tra độ dày nút, chiều dài, chiều rộng nút phải phù hợp với khách hàng yêu cầu.
- Tiếp theo ta kiểm tra màu sắc của nút có nằm trong gam màu chuẩn khơng. Nút phải đảm bảo chất lượng về màu sắc, trong các tình huống giặt, sấy khơng biến đổi dạng, đổi màu sắc.
4. Dây kéo
- Vải của dây kéo phải có màu gần giống với vải chính và đúng với màu mà khách hàng yêu cầu.
- Răng dây kéo không bị rỉ sắt và không bị kẹt khi kéo. - Kiểm tra số lượng của từng màu, từng size và cả đơn hàng.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 74
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Kiểm tra thông số dài dây kéo của từng size.
- Đầu dây kéo phải đúng kiểu dáng mà khách hàng yêu cầu.
5. Nhãn
- Nhãn chính, nhãn size, nhãn hướng dẫn sử dụng: Phải chính xác về từ ngữ, nét chữ, ký hiệu, logo. Kích cỡ và màu sắc của nhãn phải đúng yêu cầu. Số lượng nhãn cho từng size, từng màu phải đúng theo đơn hàng đã đặt. Chất liệu của nhãn phải đúng theo yêu cầu và độ gấp khi may không mất.
- Nhãn giá, thẻ bài: Cũng cần phải kiểm tra tương tự như các loại nhãn trên. Tuy nhiên với nhãn giá phải kiểm tra thật kỹ barcode, barcode phải rõ nét, không bị mờ và phải đúng theo yêu cầu của khách hàng.
6. Kiểm phụ liệu đóng gói
- Đối với bao nilon phải đúng chủng loại, kích cỡ. Đối với bao nilon có dán miệng thì phải kiểm tra độ bám dính của keo, thơng tin in trên bao nilon phải đúng yêu cầu của khách hàng.
- Với thùng carton phải kiểm tra độ dày của thùng, kích thước, hay thơng tin in trên thùng và vị trí in phải đúng theo quy định.
- Thẻ bài phải đúng theo mẫu khách hàng quy định, mã vạch in trên thẻ bài phải rõ, sắc nét, không được phép thiếu nét, mờ, … phải kiểm tra kỹ mã vạch theo đúng mẫu quy định.
- Đạn nhựa sẽ được kiểm về số lượng, chất liệu và màu sắc có đúng theo quy định hay khơng.
Sau q trình kiểm tra phụ liệu, đặc biệt phụ liệu dạng tấm như mex, cần làm bảng thống kê phụ liệu đạt, phụ liệu sai hỏng giống như nguyên liệu. Đối với phụ liệu khác cần lập Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu để gửi cho các bộ phận liên quan để tiện công tác triển khai đơn hàng sau này.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 75
ĐỖ THỊ THU HIỀN
3.2.2 Kiểm tra chuẩn bị về thiết kế
Chuẩn bị về thiết kế đóng vai trị hết sức quan trọng trong quy trình cơng nghệ sản xuất hàng may cơng nghiệp. Vì vậy tất cả các cơng việc trong khâu này đòi hỏi phải được thực hiện và kiểm tra một cách cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo tất cả các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Những hồ sơ tài liệu ban hành cho sản xuất được phịng kỹ thuật kiểm sốt bao gồm:
Kiểm soát rập:
Bộ rập sử dụng để ban hành cho sản xuất phải được kiểm soát kỹ để kiểm tra độ co nguyên liệu đúng trong sản xuất trước khi chuyển cho bộ phận giác sơ đồ. Dựa vào các tài liệu có liên quan thì phịng kỹ thuật tiến hành kiểm tra theo các tiêu chí sau:
- Bộ rập lúc này đã qua giai đoạn may size set và được điều chỉnh thông số cho phù hợp với độ co rút thực tế của doanh nghiệp.
- Các ký hiệu ghi trên bộ rập phải đầy đủ về canh sợi, tên mã hàng, cỡ vóc, tên chi tiết, số lượng chi tiết.
- Đối chiếu xem thơng số bộ rập có đúng với thơng tin trong tài liệu kỹ thuật hay không.
- Kiểm tra sự ăn khớp giữa các đường lắp ráp, độ ra đường may các chi tiết, phải đảm bảo tồn bộ các thơng số kích thước.
Kiểm sốt giác sơ đồ:
Khi giác sơ đồ thì khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải từ 1 – 2cm tính từ biên vải để đảm bảo an toàn khi cắt. Sau khi giác xong nhân viên giác sơ đồ phải kiểm tra lại trước khi đưa qua khâu cắt:
- Kiểm tra số lượng chi tiết trên sơ đồ.
- Kiểm tra các chi tiết có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra đầy đủ các ký hiệu ghi trên chi tiết.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 76
ĐỖ THỊ THU HIỀN
- Phải đảm bảo về canh sợi, hướng sợi, các chi tiết đối xứng, … Các chi tiết không được để lấn qua nhau, chồng lên nhau hay lẹm hụt, sai kích cỡ.
Kiểm soát may mẫu:
Khi may xong mẫu, nhân viên may mẫu phải tự kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm: tồn bộ thơng tin về tài liệu, rập gốc (nếu có), cấu trúc may, thơng số kích thước và cách sử dụng nguyên phụ liệu. Sản phẩm mẫu sau khi may xong phải đảm bảo đúng thơng số kích thước và có kiểu dáng giống mẫu chuẩn.
Sau khi mẫu đã được khách hàng duyệt thì P.KT giao mẫu cho xí nghiệp. Xí nghiệp gửi kèm mẫu này và hàng mẫu của xí nghiệp cho đơn vị wash cùng bảng thông số để kiểm tra thông số trước và sau wash, đúng theo tài liệu kỹ thuật, yêu cầu wash đúng chế độ tiêu chuẩn của mặt hàng.
Khi nhận được kế hoạch trả sau wash thì kiểm tra đến chất lượng và thông số sau wash, tone màu, … Nếu đạt thì tiến hành đi sơ đồ sản xuất, khơng đạt thì điều chỉnh rập hoặc làm việc với wash để có hướng xử lý phù hợp.
3.2.3 Kiểm tra chuẩn bị về công nghệ
Đây là bước kiểm tra quan trọng nhất trước khi tiến hành sản xuất. Quy trình cơng nghệ tốt và hồn thiện giúp sản xuất có khả năng cao, chất lượng tốt và tránh được các lãng phí và sai phạm đáng tiếc.
- Kiểm tra so sánh đối chiếu giữa sản phẩm mẫu, thơng số, kích thước và hình vẽ có khớp với nhau khơng?
- Hình vẽ phải hết sức chính xác, khơng được nhầm lẫn, sai sót và khơng được tẩy xóa.
- Kiểm tra xem mẫu vẽ có được cân đối hay khơng, các chi tiết khuất có được triển khai đầy đủ hay chưa?
- Tất cả các loại văn bản còn lại phục vụ cho quá trình sản xuất như: bảng định mức nguyên phụ liệu, bảng thơng số kích thước, bảng quy định cho phân xưởng cắt, giác sơ đồ phải là cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Các văn bản cần đối chiếu thực tế thì cơng việc đối chiếu phải được tiến hành hoàn hảo rồi mới được lưu hành trong cơng ty.
Ví dụ: Trước khi ghi thời gian cho cột định mức của từng bước công việc trong
quy trình may thì cần có q trình bấm giờ thực tế được thực hiện nhiều lần trước khi quyết định chính thức vào văn bản.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 77
ĐỖ THỊ THU HIỀN
3.3 Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất 3.3.1 Quản lý chất lượng ở khâu cắt 3.3.1 Quản lý chất lượng ở khâu cắt
Để có được BTP đạt chất lượng cung cấp cho xưởng may thì bộ phận cắt phải đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố sau:
3.3.1.1 Trải vải
Trước khi tiến hành trải vải cần phải kiểm tra các xe xổ vải theo các tiêu chí: thời gian xổ vải đã đủ chưa, loại nguyên liệu, mã màu, mã hàng, khách hàng, … có đúng với lệnh cắt chưa? Và phải kiểm tra kỹ lại sơ đồ trước khi trải vải.
Khi tiến hành trải vải thì nhân viên trải vải phải tuân thủ quy định tại xưởng cắt cũng như quy trình trải vải theo quy định.
- Đánh số bàn cắt lên từng chi tiết trên sơ đồ để đảm bảo phối kiện chính xác, khơng bị nhầm lẫn giữa các chi tiết, các lô.
- Chừa hao hụt đầu bàn từ 1 – 3cm để tránh trường hợp các lớp vải trải không bằng nhau.
- Phải trải một lớp giấy lót lên bàn trải vải để dễ dàng hơn trong q trình cắt và tránh bị xơ lệch ảnh hưởng đến chất lượng BTP sau khi cắt.
- Mặt bàn vải phải gạt phẳng sát, giữ mép vải hai bên phải chồng khít lên nhau, mép vải phải đứng thành.
- Cắt đầu bàn phải thẳng, chiều dài các lớp phải bằng nhau để tránh hao phí đầu bàn nhiều và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chiều cao bàn vải (số lớp) phụ thuộc vào chất liệu vải và phải đúng theo quy định của phòng kỹ thuật.
- Vải đầu tấm phải ghi rõ số cây, tên khách hàng, tên mã hàng, số lớp, số bàn cắt để phục vụ cho công tác thay thân ở công đoạn sau.
3.3.1.2 Cắt vải
Trước khi tiến hành cắt vải phải kiểm tra kỹ lại sơ đồ một lần nữa, kiểm tra lại bàn trải vải lần cuối mới tiến hành cắt vải. Nếu có sai sót ở khâu này sẽ ảnh hưởng rất lớn vì khi cắt 1 bàn vải số lượng vải rất lớn, sau khi cắt xong ta sẽ thu được số chi tiết bằng với số lớp vải.
Kiểm tra tồn bộ các cơng việc trong quy trình cơng nghệ cắt để đảm bảo bán thành phẩm cắt ra đúng yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn cho phép. Khi cắt công nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình cắt của một bàn cắt.
Phải sử dụng các máy cắt sắt bén hay máy cắt bằng tia laser để tạo ra những BTP được đúng thông số và tránh bị tưa rách.
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 78
ĐỖ THỊ THU HIỀN
3.3.1.3 Đánh số, bóc tập, phối kiện
- Để một sản phẩm sau khi may xong đồng nhất về màu sắc thì việc đánh số là điều không thể thiếu trong quy trình cắt. Thế nhưng khi đánh số cũng cịn phải cần đánh số đúng vị trí quy định để khi may xong sản phẩm sẽ không lộ được số ra mặt phải sản phẩm. Trên các chi tiết bán thành phẩm của lớp vải trên cùng phải ghi rõ tên mã hàng, số bàn cắt, lớp vải nào, size gì, số thứ tự. Trên từng lớp vải còn lại ghi rõ số lô và số thứ tự.
- Trong cùng một xưởng cắt việc cùng lúc cắt nhiều mã hàng là điều không hề lạ, cũng như trên một sơ đồ có nhiều size nên cần phải thực hiện cơng đoạn bóc tập/ phối kiện để phân loại từng bó cho cùng size và cùng mã hàng. Để công nhân sẽ không bốc nhầm BTP của từng lô khác nhau, cũng như sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ cùng màu, cùng size, …
3.3.1.4 Kiểm tra BTP, ép keo
- Bán thành phẩm sau khi cắt phải được kiểm tra lại và thay thế nếu lỗi trước khi rải chuyền để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất.
- Kiểm tra xác suất chất lượng cắt: kiểm tra lớp đầu, giữa, cuối của bó thành phẩm theo rập cứng.
- Kiểm BTP: Kiểm 100% các chi tiết lớn (Kiểm cả 2 mặt trái, phải), kiểm lỗi theo mẫu đã duyệt.
+ Thay BTP lỗi thay đúng đầu tấm của cây vải đã cắt BTP đó.
+ Sử dụng rập cứng của chi tiết lỗi đặt lên vải đầu tấm để cắt, kiểm tra sự đồng màu, đúng canh sợi, đúng hình dáng chi tiết lỗi. Sau khi cắt xong, đánh số giống như chi tiết lỗi và đặt chi tiết mới vào bó bán thành phẩm ban đầu.
- Các chi tiết cho qua máy ép keo phải đúng nhiệt độ - áp suất - thời gian - đúng vị trí được quy định trong Bảng tác nghiệp ép keo. Phải kiểm tra nhiệt độ, lực nén, thời gian và độ bám dính của keo vào đầu giờ làm việc, dán mẫu ép thử (trái- giữa-phải) lên bảng tác nghiệp, ghi báo cáo " PHIẾU THEO DÕI MÁY ÉP KEO" => thực hiện 2 lần/ ngày. Keo sau khi ép phải không được bong, rộp, ố vàng, bạc màu vải, keo không bị chảy ra lớp ngồi.
3.3.2 Quản lý chất lượng trong q trình sản xuất tại chuyền may 3.3.2.1 Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền 3.3.2.1 Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền
Theo quy định tại Cơng ty Cổ phần May Sài Gịn 3, trước khi sản xuất đại trà thì khách hàng yêu cầu xí nghiệp may 5 sản phẩm đầu chuyền nhằm kiểm tra về thông
SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 79
ĐỖ THỊ THU HIỀN
số, quy cách may, … tất cả đều phải đạt yêu cầu để tránh những sai sót khơng đáng có khi sản xuất đại trà.
Sau khi may xong 5 sản phẩm đầu chuyền, dựa vào tài liệu kỹ thuật QA kiểm tra chất lượng và thơng số, góp ý với kỹ thuật triển khai về những điểm chưa đạt nếu có, so sánh với mẫu gốc, bảng màu, so sánh tài liệu để góp ý với sản phẩm đầu chuyền, đo thơng số phải đúng với thông số trước wash trong TLKT. Trưởng QC kiểm tra chất lượng và thông số, ghi góp ý vào báo cáo theo biểu mẫu.
- Kiểm tra đường may xem có bị bỏ mũi, nhăn, vặn hay khơng, các đường diễu, mí có bị le hay khơng. Nếu lỗi đường may do máy thì phải báo cáo ngay với nhân viên cơ điện để sửa máy.
- Kiểm tra xem các đường ráp đáy có khớp với nhau hay không? Độ đối xứng của các chi tiết.
- Kiểm tra các vị trí đính nút, gắn nhãn, thơng số có đúng u cầu kỹ thuật hay không. Các bấm, lỗ dùi khơng được lịi ra. Kiểm tra số lượng và quy cách gắn nhãn, nút, passant, con bọ xem có đúng yêu cầu hay chưa. (Xem phụ lục 9). - Kiểm tra chi tiết, tồn bộ sản phẩm xem có bị dơ, bị rách hay khơng.
- Kiểm tra xem các chi tiết có khác màu hay khơng. Nếu có phải báo ngay với tổ trưởng, bộ phận cắt để tiến hành thay thân hoặc nhân viên KCS inline đang kiểm tra hàng.
QC khách hàng (nếu có) quan sát q trình may của cơng nhân để góp ý, điều chỉnh những thao tác chưa đạt, kiểm tra thông số, chất lượng của sản phẩm.