Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (Trang 33 - 38)

Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng

1.5 Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng

1.5.1 Tiêu chuẩn hóa ISO 9000 [1]

ISO 9000 được định nghĩa là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng được phát triển để giúp các cơng ty tài liệu hóa một cách hiệu quả các yếu tố của hệ thống chất lượng cần thiết để duy trì một hệ thống chất lượng hiệu quả. Chúng không dành riêng cho bất kỳ ngành nào và có thể được áp dụng cho các tổ chức ở mọi quy mô.

1.5.1.1 Nhiệm vụ của ISO

Để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế. ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hồn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.

1.5.1.2 Nguyên lý cơ bản của ISO 9000

- Chất lượng sản phẩm do hệ thống chất lượng quản trị quyết định. - Làm đúng ngay từ đầu.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 13

ĐỖ THỊ THU HIỀN

- Thiết lập chiến thuật hành động: “Phịng ngừa là chính”. - Đề cao quản trị theo quá trình.

1.5.1.3 Các tiêu chuẩn chính của ISO 9000

Hệ thống ISO 9000 có 4 phiên bản chính được xây dựng để quản lý các tiêu chuẩn chất lượng đó là: 9000, 9001, 9004, 9011.

- Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngơn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu: Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hồn thành nếu như nó làm vừa lịng khách hàng thơng qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.

- Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.

- Tiêu chuẩn ISO 1901:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường: Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách giá các hệ thống quản lý chất lượng.

Ngoài ra ISO 9001: 2015 là hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và yêu cầu. Là phiên bản thay thế ISO 9001:2008. Đây là phiên bản mới nhất của ISO 9001.

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có điểm nhấn là dựa trên tư duy rủi ro. Giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh.

- Hệ quản lý chất lượng ISO 9001:2015, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi tổ chức.

- Hướng vào tiêu chuẩn và cung cấp bền vững sản phẩm. Có thể nói đây là hệ tiêu chuẩn giúp thỏa mãn khách hàng (Tiêu chuẩn ISO 9001:2008).

- Tiếp cận tư duy rủi ro, giúp tổ chức phát hiện các nguyên nhân khiến cho các hoạch định của doanh nghiệp không đạt được mục tiêu như mong muốn, đồng

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 14

ĐỖ THỊ THU HIỀN

thời đưa ra các giải pháp ngăn ngừa để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu như đã định.

- Hệ quản lý ISO 9001:2015 có thể áp dụng khơng phụ thuộc vào quy mơ tổ chức, loại hình tổ chức, ngành nghề. Vì thế, cho đến hiện nay khi nhắc đến ISO 9000 thì người ta cũng ngầm hiểu là đang nói đến tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

1.5.2 Tiêu chuẩn chất lượng AQL [9]

AQL được viết tắt từ các chữ cái trong tiếng anh là “Acceptable Quality Level để chỉ đến vấn đề mức chấp nhận được hoặc có thể hiểu đó là giới hạn chất lượng có thể chấp nhận được với một sản phẩm nào đó trong sản xuất hiện nay. Điều này có nghĩa là cho phép sản phẩm được xấu nhất ở một mức độ cho phép có thể chấp nhận được khi sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ mà không ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng của con người.

Đây là một quy định được định nghĩa rõ ràng trong ISO để đảm bảo chất lượng ở mức thấp có thể chấp nhận được và có thể đưa vào sử dụng. Mặc dù chất lượng khơng được hồn hảo như các sản phẩm hồn chỉnh nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

AQL để giúp bạn có thể hiểu được số lượng tối đa của một khối lượng hàng hóa có thể chấp nhận được trong q trình kiểm tra chất lượng hàng hóa và được lấy ngẫu nhiên để thử kiểm tra. Và nó được thể hiện bừng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên một tổng số lượng hàng kiểm định và cho phép lỗi.

1.5.2.1 Các cấp độ kiểm

Cấp độ kiểm quyết định mối quan hệ giữa số lượng lô hàng và số lượng mẫu kiểm. Mức độ kiểm được sử dụng cho bất cứ yêu cầu cụ thể nào sẽ được quy định rõ. Có mức độ kiểm là: I, II, III được cho trong Bảng 1 là thường sử dụng. Thông thường, người ta sử dụng cấp độ kiểm II. Tuy nhiên, có 3 cấp kiểm đặc biệt khác: S- 1, S-2, S-3, S-4 cũng được cho trong cùng bảng 1 và có thể được sử dụng khi cần kiểm những lượng mẫu tương đối nhỏ và có rủi ro lấy mẫu cao hoặc có thể bỏ qua.

Có 3 cấp độ kiểm thơng thường và 4 cấp độ kiểm đặc biệt. Các cấp kiểm (từ I đến III) thường được sử dụng cho kiểm định không tổn hại. Cấp II là cấp độ thông thường (trừ lượng kiểm nhỏ). Cấp I chỉ yêu cầu 40% lượng kiểm của cấp II và có thể được sử dụng cho những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Cấp III bằng 160% lượng kiểm của Cấp II. Cấp III sẽ có rủi ro thấp hơn trong việc chấp nhận lơ hàng với số lỗi vượt quá. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra số lượng mẫu lớn hơn. Trừ khi trong trường hợp bị chỉ định thì người ta mới sử dụng Cấp II để kiểm.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 15

ĐỖ THỊ THU HIỀN

Các cấp độ kiểm S-1, S-2, S-3 và S-4 có thể được sử dụng khi cần kiểm những số lượng mẫu nhỏ hoặc có rủi ro cao. Ví dụ như đây là những phương pháp kiểm tổn hại hoặc tốn kém chi phí (mất thời gian), hoặc với các lô hàng lớn, muốn kiểm các số lượng mẫu kiểm nhỏ và các rủi ro cao có thể bỏ qua với các quy trình lặp lại (đinh ốc của máy, dán tem, các công đoạn bắt chốt, v.v..) được thực hiện bởi nhà cung cấp. Số lượng mẫu kiểm lớn cho các cấp độ kiểm tăng từ S-1 đến S-4.

1.5.2.2 Các đơn vị lỗi

Lỗi nhẹ

Lỗi nhẹ là lỗi không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng đúng với mục đích mong muốn của một sản phẩm; hoặc một số đặc điểm của một sản phẩm bị lỗi này không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của sản phẩm. Một sản phẩm sẽ có một hoặc nhiều lỗi nhẹ.

Lỗi nặng

Lỗi nặng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm, dẫn đến kết quả: sản phẩm khơng được sử dụng đúng với mục đích mong muốn của nó. Một sản phẩm có một hoặc nhiều lỗi nặng. Bạn có thể tự mình đưa ra một danh sách các lỗi lớn cần được kiểm tra. Tổ chức AQF (một tổ chức chỉ tập trung vào các dịch vụ kiểm soát chất lượng) ngầm định rằng Lỗi lớn theo AQL là 2.5.

Lỗi nghiêm trọng

Lỗi nghiêm trọng là lỗi mang tính chất nghiêm trọng hoặc khơng an tồn. Một sản phẩm có thể có một hoặc nhiều lỗi quan trọng. Bạn có thể tự mình chuẩn bị một danh sách Các lỗi quan trọng cần được kiểm tra. Tổ chức AQF (một tổ chức chỉ tập trung vào các dịch vụ kiểm soát chất lượng) ngầm định rằng Lỗi quan trọng theo AQL là 0.

1.5.2.3 Các bước lấy mẫu kiểm AQL

- Đầu tiên, lựa chọn kế hoạch lấy mẫu phù hợp. - Quyết định % AQL.

- Quyết định các tham số của các kế hoạch lấy mẫu.

- Xác lập lượng mẫu kiểm, tiêu chuẩn chấp nhận và loại bỏ. - Lựa chọn các phần cần kiểm một cách ngẫu nhiên.

- Kiểm tra từng phần theo các đặc điểm đã cho. - Chấp nhận hoặc loại các phần còn lại.

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 16

ĐỖ THỊ THU HIỀN 1.5.3 Tiêu chuẩn TQM [1]

TQM là một cách quản lý một tổ chức, quản lý tồn bộ cơng cuộc sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn bên trong cũng như bên ngoài.

1.5.3.1 Nhiệm vụ của TQM

Chất lượng được hình thành trong suốt vịng đời của sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ của TQM là phải thực hiện cơng tác quản lý trong tồn bộ chu trình chất lượng (như vòng chất lượng bên dưới), đặt biệt chú trọng đến giai đoạn nghiên cứu, thiết kế.

Vịng chất lượng được thể hiện như hình vẽ sau:

1.5.3.2 Mục tiêu của Quản lý chất lượng toàn diện - TQM

- Cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. - Cung cấp một hệ thống toàn diện cho quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên

quan đến chất lượng, kiến tạo tư duy đột phá cho cán bộ quản lý chủ chốt. - Cộng sự tham gia của mọi bộ phận, mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng.

1.5.3.3 Chức năng của TQM

- Hoạch định chất lượng - Kiểm soát chất lượng - Cải tiến chất lượng

1.5.3.4 Các nguyên tắc của TQM

- Làm đúng ngay từ đầu

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 17

ĐỖ THỊ THU HIỀN

- TQM liên quan đến chất lượng con người

- Chất lượng là trên hết, không phải lợi nhuận trước hết - Quản lý ngược dòng

1.5.3.5 Nguyên tắc kiểm tra TQM

Kiểm tra là khâu quan trọng của bất kỳ hệ thống quản lý nào. Nếu làm việc mà không kiểm tra sẽ không biết được công việc tiến hành đến đâu, kết quả ra sao. Khơng có kiểm tra thì khơng có hồn thiện khơng có đi lên. Trong quản lý chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích phát hiện và điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong quá trình tìm nguyên nhân của sai lệch, đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa để đưa chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, lấy phịng ngừa là phương châm chính trong quản lý. Vì vậy cũng cần kiểm tra chính bản thân kế hoạch có chính xác khơng? Các biện pháp phịng ngừa ở khâu kế hoạch đã đủ chưa?

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)