Phương hướng đảm bảo chất lượng

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (Trang 31 - 33)

Sơ đồ 3 .9 Nguyên nhân dẫn đến lỗi diễu sụp mí lưng

1.4 Phương hướng đảm bảo chất lượng

1.4.1 Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra

Về mặt lịch sử, sự đảm bảo chất lượng đã bắt đầu từ việc tiến hành kiểm tra có hiệu quả. Ở Nhật người ta đã khơng cịn suy nghĩ như vậy nữa nhưng ở phương Tây nhiều người vẫn cho rằng kiểm tra kỹ thuật có nghĩa là đảm bảo chất lượng. Vì thế nên ở phương Tây tỷ lệ kiểm tra viên trong tổng số cán bộ công nhân viên sản xuất

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 11

ĐỖ THỊ THU HIỀN

chiếm rất cao khoảng 15%, trong khi đó ở Nhật tỷ lệ kiểm tra viên thông thường chỉ khoảng 5% và ở một số hãng chỉ có 1%.

Nếu chỉ tập trung chú ý vào kiểm tra như vậy thì ta thấy có nhiều hạn chế được đặc trưng bới các nhược điểm sau:

- Kiểm tra là cần thiết nếu tồn tại nhiều khuyết tật. Nhưng nếu khuyết tật dần biến đi thì chẳng cịn phải kiểm tra và như thế, sự hiện diện của các kiểm viên sẽ làm giảm năng suất lao động, tăng giá thành sản phẩm.

- Những thông tin đi ngược từ bộ phận KCS đến chuyền may cũng mất khá nhiều thời gian và nhiều khi vơ ích, các khuyết tật vẫn ln lặp lại.

- Kiểm tra thường sẽ cho phép một tỷ lệ phế phẩm nhất định. Điều đó thật là vô lý và không kinh tế.

- Dù cho hoạt động kiểm tra được tiến hành chặt chẽ bao nhiêu đi nữa cũng không thể nào phát hiện và loại bỏ hết được sản phẩm có khuyết tật.

- Việc phát hiện ra các khuyết tật nhờ kiểm tra thực ra không tạo điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế. Khi phát hiện khuyết tật thì chỉ có thể tiến hành sửa chữa hoặc vứt bỏ. Trong trường hợp nào, năng xuất lao động cũng giảm và chi phí tăng lên. Ngồi ra, sản phẩm sửa chữa lại có xác suất hư hỏng cao. Điều này trái hẵn với quan điểm đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh lại rằng: chừng nào còn khả năng xuất hiện các khuyết tật thì về nguyên tắc tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra. Tùy thuộc trình độ của mỗi nước mà mức độ kiểm tra này có sự khác nhau.

1.4.2 Đảm bảo chất lượng dựa trên quản lý quá trình sản xuất

Đảm bảo chất lượng chỉ dựa trên kiểm tra đã gây ra một loạt vấn đề. Vì vậy người ta đã dần dần chuyển sang đảm bảo chất lượng dựa trên quản lý q trình sản xuất. Khi đó, “chất lượng phải có mặt trong mọi q trình” và địi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là ngồi bộ phận kiểm tra kỹ thuật, những bộ phận cung ứng vật tư kỹ thuật và tổ chức sản xuất, bộ phẩn sản xuất, phòng kinh doanh và tất cả công nhân viên, đều phải thực hiện những nhiệm vụ về quản lý chất lượng, làm việc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những cán bộ của hãng, từ những người lãnh đạo cấp cao đến các công nhân sản xuất đều phải tham gia vào quản lý chất lượng.

Tuy nhiên, việc quản lý quá trình sản xuất cũng có những hạn chế của nó và chỉ có quản trị q trình sản xuất thì khơng thể đảm bảo chất lượng được. Quản lý quá trình sản xuất khơng thể đảm bảo được sự khai thác các sản phẩm trong những điều kiện vận hành khác nhau, không thể tránh được việc người tiêu dùng sử dụng sai sản

SVTH: TRỊNH THỊ KIỀU THOA Trang 12

ĐỖ THỊ THU HIỀN

phẩm, không thể giải quyết các hỏng hóc xảy ra. Mặt khác, ở các giai đoạn nghiên cứu hoặc thiết kế có thể nảy sinh những vấn đề mà rõ ràng không thể giải quyết được bằng sức lực của bộ phận sản xuất hoặc bộ phận kiểm tra.

Do những hạn chế trên đây, nên đảm bảo chất lượng cần được chuyển theo một hướng mới, cao hơn, hiệu quả hơn.

1.4.3 Đảm bảo chất lượng trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm

Đảm bảo chất lượng trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, trong đó chú ý tới sự triển khai những dạng sản phẩm mới, đòi hỏi sự tham gia hoạt động quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng của tất cả mọi người. Ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm đều phải tiến hành đánh giá chặt chẽ các chỉ tiêu và áp dụng các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Những giai đoạn đó bao gồm lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, thiết kế, chế tạo những mẫu thử nghiệm, hoạt động thu mua, chuẩn bị sản xuất, thiết kế chế tạo những mẫu thử để sản xuất hàng loạt, sản xuất, tiêu thụ bảo dưởng bổ sung và quản lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ bắt đầu sản xuất đến sản xuất bình thường. Trước khi bắt đầu giai đoạn chế tạo cần phải tiến hành phân tích bắt buộc chất lượng, bao hàm cả thử nghiệm độ tin cậy trong những điều kiện khác nhau. Như vậy, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy đã có sẵn trong chính q trình nghiên cứu triển khai và chuẩn bị sản xuất những dạng sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý chất lượng mặt hàng quần khaki tại công ty cổ phần sài gòn 3 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)