Biểu đồ nhận dạng mơ hình văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH TMDV phước anh (Trang 30 - 37)

( Nguồn: WWW.ocai-online.com)

1.6. Phát triển VHDN

Phát triển VHDN là hoàn thiện và triển khai sâu rộng các giá trị VHDN đã đƣợc xây dựng trong các hoạt động của doanh nghiệp, để mọi hoạt động của doanh

nghiệp đều thể hiện đầy đủ, trọn vẹn các giá trị VHDN đó, bao gồm hai nội dung là: phát triển các cấp độ của VHDN và phát triển mơ hình văn hóa mong muốn của doanh nghiệp (Lƣu Thị Tuyết Nga, 2011).

1.6.1. Tác dụng của việc phát triển VHDN

Thứ nhất, VHDN có tác động tồn diện đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. VHDN là một tài sản vơ hình của doanh nghiệp, VHDN đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, mục tiêu, động lực và hệ điều tiết của sự phát triển doanh nghiệp. Văn hố tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.

Thứ hai, VHDN làm giảm xung đột giữa các thành viên, giữa cá nhân và tập thể, tạo chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. VHDN giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hƣớng hành động. Thứ ba, VHDN điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc...

Thứ tƣ, VHDN không phải là những qui định cứng nhắc cản trở tính sáng tạo của thành viên, ngƣợc lại, những quan niệm chung về giá trị doanh nghiệp và những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên mà VHDN mang lại sẽ tạo ra một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên. Bên cạnh đó, tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực làm việc cho nhân viên... VHDN làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trƣờng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thứ năm, VHDN là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý… tạo nên thƣơng hiệu cho doanh nghiệp, giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. VHDN giúp củng cố các mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp cũng nhƣ là yếu tố thu hút khách hàng, đối tác đến với doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng, đối tác cũng có văn hóa lành mạnh. Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, tự hào khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ trung thành hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;

dễ dàng chấp nhận những sản phẩm mới của doanh nghiệp, khó bị lơi kéo bởi các mặt hàng thay thế cạnh tranh khác.

Thứ sáu, Văn hoá của doanh nghiệp khơng tách rời với văn hố của xã hội. VHDN trƣớc hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, khơng những ni đƣợc mà còn phát triển ngƣời lao động.

Thứ bảy, VHDN là sự thể hiện văn hóa kinh doanh ở cấp độ đơn vị. VHDN đƣợc coi là bộ phận quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh quốc gia. Văn hố mạnh trong mỗi doanh nghiệp sẽ tạo nên một nền văn hố mạnh của tồn xã hội.

Việc xây dựng và phát huy VHDN không chỉ tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, mà còn là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thƣơng hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng hệ thống thƣơng hiệu, văn hóa kinh doanh Việt Nam nói chung.

1.6.2. Các giai đoạn phát triển của VHDN

1.6.2.1. Giai đoạn hình thành

Nền tảng hình thành VHDN phụ thuộc vào nhà lãnh đạo, nhà sáng lập và những quan niệm của họ. Nếu nhƣ doanh nghiệp thành công, nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và tồn tại, nó trở thành một lợi thế, nét nổi bật, sự riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố những giá trị đó và truyền đạt cho những thế hệ tiếp theo. Nền văn hóa đƣợc kế thừa nhanh do: những nhà sáng lập doanh nghiệp vẫn tồn tại; chính nền văn hóa đó đã giúp doanh nghiệp khẳng định và phát triển; và rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó là thành quả của quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp.

hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ khủng hoảng kinh tế,... Khi đó, sẽ diễn ra q trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ ngƣời sáng lập, lúc này nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa mới cho doanh nghiệp

1.6.2.2. Giai đoạn phát triển

Đây là giai đoạn khi ngƣời sáng lập khơng cịn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền lực cho ít nhất hai thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới.

Yếu tố xảy ra nguy hiểm khi thay đổi VHDN trong giai đoạn này là những đặc điểm của ngƣời sáng lập đã in dấu trong nền văn hóa, nỗ lực thay thế những đặc điểm này sẽ đƣa doanh nghiệp đến thử thách: Nếu những thành viên quên đi rằng nền văn hóa của họ đƣợc hình thành từ hàng loạt các bài học, kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn và thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thực sự vẫn cần đến.

Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố đã từng giúp doanh nghiệp thành công đã trở nên lỗi thời do thay đổi của mơi trƣờng bên ngồi và quan trọng hơn là môi trƣờng bên trong.

1.6.2.3 Giai đoạn trƣởng thành và suy thoái

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp khơng cịn tiếp tục tăng trƣởng nữa do thị trƣờng đã bảo hòa và sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự trƣởng thành của doanh nghiệp khơng cịn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà cốt lõi là phản ánh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh nghiệp với cơ hội và hạn chế của mơi trƣờng bên ngồi.

Mức độ phát triển lâu đời của doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi VHDN. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có thời gian dài phát triển thành cơng và hình thành đƣợc những giá trị văn hóa, đặc biệt là những quan điểm chung của doanh nghiệp, thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lịng tự tơn của cả một tập thể.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Qua việc nghiên cứu các lý thuyết về văn hóa và VHDN, có thể nhận thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó đƣa ra những nhận định khác nhau về vấn đề này. Nhìn chung, có thể hiểu VHDN là những chuẩn mực hành vi, hệ thống giá trị mà các thành viên trong doanh nghiệp phải tuân theo hoặc bị chi phối đồng thời nó có những đặc trƣng để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

VHDN có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó giúp cho nhân viên gắn bó, nỗ lực hết mình vì doanh nghiệp đồng thời giúp mỗi doanh nghiệp khẳng định tên tuổi, địa vị của mình trong lịng khách hàng và cơng chúng.

Mỗi một doanh nghiệp đều có bản sắc văn hóa riêng và đƣợc hình thành từ văn hóa dân tộc - văn hóa vùng miền, ý chí của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp và sự học hỏi từ môi trƣờng xung quanh của tập thể nhận viên trong doanh nghiệp.

Một phƣơng pháp nhận diện văn hóa doanh nghiệp rất phổ biến là 3 cấp độ văn hóa của H. Schein vi nó mang tính thực tiễn cao.

Để lƣợng hóa, định vị mơ hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và mong muốn, cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI do Cameron và Quinn phát triển đƣợc nhiều tổ chức sử dụng. Kết quả đánh giá sẽ cho thấy doanh nghiệp có khuynh hƣớng nghiêng về loại hình văn hóa nào ở hiện tại và mong muốn ở tƣơng lai trong 4 loại hình văn hóa: Văn hóa hợp tác, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa cạnh tranh và Văn hóa cấp bậc.

Các nội dung nghiên cứu lý thuyết về VHDN nêu trên với trọng tâm là 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của H. Schein, cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI của Cameron và Quinn và các nội dung can thực hiện để phát triển VHDN sẽ là cơ sở để phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển VHDN của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thƣơng mại Dịch vụ Phƣớc Anh ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ PHƢỚC ANH 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thƣơng mại Dịch vụ Phƣớc Anh

Trong phần này, tác giả sẽ trình bày tổng thể về Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp của cơng ty.

2.1.1. Thông tin sơ lược Công ty

 Tên gọi tiếng việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại dịch vụ Phƣớc Anh (Viết tắt: Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh).

 Tên tiếng anh: PHUOC ANH TRADING SERVIES COMPANY LIMITED

 Tên viết tắt: PHUOC ANH CO., LTD

 Địa chỉ trụ sở chính: 66/6, Khóm 2, phƣờng 9, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

 Điện thoại: 070.385.2762; Fax: 070.3852147  Email: phuocanh@viettel

 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VND

 Chi nhánh Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh - Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu Phƣớc Anh; địa chỉ Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp;

 Văn Phịng Đại Diện Cơng ty TNHH TM DV Phƣớc Anh; Quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh;

 Cơng ty TNHH TM DV Phƣớc Anh - Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ An Bình, Long Hồ Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long;

 Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh - Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ An Phƣớc, Huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long;

 Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh - Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

 Năm 2006, Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh đƣợc thành lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1500473373 ngày 30 tháng 08 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Vĩnh Long cấp. Đăng ký thay đổi lần thứ 10: ngày 31/07/2013.

 Lĩnh vực kinh doanh: Nuôi trồng thủy sản nội địa; Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; Mua bán, xuất khẩu thủy sản.

 Công ty hiện áp dụng quy trình sản xuất chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn. Sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu rất nhiều nƣớc trên thế giới thuộc khối EU, thị trƣờng khó tính nhất trong ngành xuất khẩu thực phẩm từ các thị trƣờng ngoài nƣớc. Công ty luôn đảm bảo duy trì và thiết lập mối quan hệ một cách chặt chẽ cùng các nhà cung cấp lớn, thƣờng xuyên với chính sách hợp tác, liên kết hỗ trợ tốt.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành hiện nay của Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm sốt, các phịng chức năng, văn phòng đại diện, các chi nhánh và nhà máy chế biến.

 Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên, là cơ quan quản lý cao nhất của cơng ty.

 Bam kiểm sốt: Trƣởng ban và các thành viên.

 Ban giám đốc: Giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc tài chính và phó giám đốc kỹ thuật.

 Giám đốc: Là ngƣời điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

 Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực của Giám đốc về lĩnh vực đƣợc phân cơng, có chức năng chỉ đạo các phịng ban trực thuộc thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ đã đƣợc phân cơng.

 Các phịng ban chức năng: Là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của công ty theo chức năng, nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban

giám đốc. Cơng ty có 4 phịng chức năng, gồm: Phịng Hành chính - nhân sự, Phịng kế tốn - tài vụ, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật và Văn phòng đại diện.

 Các chi nhánh và Nhà máy: Chi nhánh Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh - Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ An Bình, Long Hồ Vĩnh Long; Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ An Phƣớc, Huyện Mang Thít, Vĩnh Long; Cơ sở sản xuất cá giống Phƣớc Anh; địa chỉ Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long. Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu Phƣớc Anh; địa chỉ Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH TM DV Phƣớc Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH TMDV phước anh (Trang 30 - 37)