Định vị văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH TMDV phước anh (Trang 26 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.5. Định vị văn hóa doanh nghiệp

phải xác định rõ vị trí văn hóa doanh nghiệp hiện tại và những mong muốn thực hiện trong tƣơng lai. Có thể nói rằng văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố khó nắm bắt, mang đầy tính mơ tả nên khó có thể đo lƣờng một cách chính xác rõ ràng. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp có những chỉ dẫn và giới hạn nhất định giúp đánh giá một cách khá chính xác để tiếp cận và phát triển những mặt mạnh, mặt tốt đồng thời hạn chế, triệt tiêu những mặt yếu, mặt xấu.

Trong nhiều thập k qua, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề ra các mơ hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp. Một trong những mơ hình đƣợc nhiều tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng để định vị, nhận dạng văn hóa của mình là mơ hình văn hóa tổ chức của Kim Cameron và Robert Quinn.

1.5.1. Mơ hình văn hóa tổ chức của Kim Cameron và Robert Quinn

Theo quan điểm của Kim Cameron và Robert Quinn (2006), thì văn hóa tổ chức đƣợc phân tích theo 2 khía cạnh:

Một là, văn hóa tổ chức hƣớng đến tính linh hoạt, tự do hay là hƣớng đến tính ổn định, kiểm sốt.

Hai là, văn hóa tổ chức có xu hƣớng hòa nhập và hƣớng nội hay là cạnh tranh và hƣớng ngoại.

Với 2 xu hƣớng đối lập trong mỗi khía cạnh nêu trên sẽ kết hợp tạo thành khung giá trị cạnh tranh bao gồm 4 khung giá trị văn hóa hay cịn gọi là 4 loại hình văn hóa khác nhau, bao gồm : Văn hóa hợp tác, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa cạnh tranh và Văn hóa cấp bậc (Cameron và Quinn, 2006).

Theo Cameron và Quinn (2006), mỗi loại hình văn hóa sẽ đại điện cho những giả định cơ bản, những quan niệm chung, niềm tin và giá trị khác nhau của văn hóa tổ chức. Các xu hƣớng nói trên của văn hóa tổ chức đƣợc phân tích và nhận dạng theo 6 đặc tính:

1. Đặc điểm nổi trội. 2. Tổ chức lãnh đạo. 3. Quản lý nhân viên.

5. Chiến lƣợc nhấn mạnh. 6. Tiêu chí của sự thành cơng.

Trên cơ sở đó, 4 loại hình văn hóa tổ chức đƣợc xác định gồm: Văn hóa hợp tác, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa cạnh tranh và Văn hóa cấp bậc.

1.5.1.1. Mơ hình văn hóa hợp tác (Collaborat e- clan culture)

Mơ hình Văn hóa hợp tác khơng quan tâm nhiều đến cơ cấu và kiểm sốt trong khi nó chú trọng đến sự linh hoạt và tự do. Thay vì đặt ra các thủ tục và quy định chặt chẽ, ngƣời lãnh đạo điều khiển hoạt động cơng ty thơng qua tầm nhìn, quản trị theo mục tiêu, chỉ quan tâm đến đầu ra và kết quả. Trái ngƣợc với Văn hóa cấp bậc, nhân viên và đội nhóm trong Văn hóa hợp tác đƣợc nhiều tự chủ hơn trong cơng việc.

Mơ hình Văn hóa hợp tác có các đặc điểm sau: Đặc điểm nổi trội: Thiên về cá nhân, giống nhƣ một gia đình; Lãnh đạo tổ chức: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dƣỡng nhân viên, là ngƣời cố vấn đầy kinh nghiệm của nhân viên; Quản lý nhân viên: Dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc theo nhóm; Chất keo kết dính của tổ chức: Sự trung thành, tin tƣởng, quan tâm nhau; Chiến lƣợc nhấn mạnh: Phát triển con ngƣời, tín nhiệm cao; Tiêu chí của sự thành cơng: Phát triển nguồn nhân lực.

1.5.1.2. Mơ hình Văn hóa sáng tạo (Create – Adhocracy culture)

Mơ hình Văn hóa sáng tạo có tính tự do hơn và linh hoạt hơn Văn hóa hợp tác. Đây là điều cần thiết trong môi trƣờng kinh doanh liên tục thay đổi nhƣ hiện nay. Khi thành công trên thị trƣờng gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổ chức có Văn hóa sáng tạo sẽ nhanh chóng hình thành các đội nhóm để đối mặt với các thử thách mới.

Mơ hình này có các đặc điểm sau: Đặc điểm nổi trội: Năng động sáng tạo, chấp nhận rủi ro; Lãnh đạo tổ chức: Sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trơng rộng; Quản lý nhân viên: Cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo; Chất keo kết đính của tổ chức: Cam kết về sự đổi mới và phát triển; Chiến lƣợc nhấn mạnh: Tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới; Tiêu chí của sự thành cơng: Các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ.

1.5.1.3. Mơ hình Văn hóa cạnh tranh (Compete – Market culture)

Mơ hình Văn hóa cạnh tranh cũng tìm kiếm sự kiểm soát nhƣng hƣớng ra bên ngoài tổ chức. Phong cách tổ chức dựa trên cạnh tranh, mọi ngƣời luôn ở trong trạng trái cạnh tranh và tập trụng vào mục tiêu. Trong tổ chức, danh tiếng và thành công là quan trọng nhất. Tổ chức luôn tập trung dài hạn vào các hoạt động cạnh tranh và đạt đƣợc mục tiêu.

Loại hình Văn hóa cạnh tranh có các đặc điểm sau: Đặc điểm nổi trội: Cạnh tranh theo hƣớng thành tích; Tổ chức lãnh đạo: Tích cực, phong cách quản lý định hƣớng theo kết quả; Quản lý nhân viên: Dựa trên năng lực thành cơng và thành tích; Chất keo kết dính của tổ chức: Tập trung vào mục tiêu và thành quả; Chiến lƣợc nhấn mạnh: Cạnh tranh và chiến thắng; Tiêu chí của sự thành công: Chiến thắng trên thị trƣờng, tăng khoảng cách đối với đối thủ.

1.5.1.4. Mơ hình Văn hóa cấp bậc (Control – Hierarchy culture)

Đây là một mơ hình có mơi trƣờng làm việc có tổ chức và đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, mọi ngƣời phải tuân thủ theo các chính sách quy định, quy trình đƣợc ban hành một cách nghiêm ngặt. Văn hóa cấp bậc tơn trọng quyền lực và địa vị.

Mơ hình này có các đặc điểm nhƣ sau: Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát; Lãnh đạo tổ chức: Phối hợp, tổ chức theo định hƣớng hiệu quả; Quản lý nhân viên: Tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của lãnh đạo; Chất keo kết đính của tổ chức: Các chính sách và quy tắc của tổ chức; Chiến lƣợc nhấn mạnh: Thƣờng xuyên và ổn định; Tiêu chí của sự thành cơng: Tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp.

Trong một doanh nghiệp có thể tồn tại đồng thời 4 loại hình văn hóa nêu trên. Tuy nhiên trong đó sẽ nổi bật lên một loại hình văn hóa chủ đạo. Để định vị loại hình văn hóa nào là nổi trội trong một doanh nghiệp cần phải có cơng cụ nhận dạng.

1.5.2. Cơng cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp( OCAI)

Cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức (OCAI - Organizational Culture Assessment Instrument) do Cameron và Quinn phát triển là một phƣơng pháp dùng

để nhận dạng loại hình văn hóa tổ chức, Cơng cụ này đƣợc khảo sát nhờ vào bảng câu hỏi. Các câu hỏi của OCAI nhằm đánh giá 6 đặc điểm chính của một nền văn hóa nhƣ đã nêu ở phần trên.

Ngƣời trả lời các câu hỏi của OCAI phải chia 100 điểm cho 4 lựa chọn tƣơng ứng với 4 loại hình văn hóa của tổ chức ở thời điểm hiện tại và sau đó tiếp tục chia điểm tƣơng tự với mong muốn cho tổ chức trong tƣơng lai:

 Lựa chọn A tƣơng ứng với loại hình văn hóa hợp tác (Clan).

 Lựa chọn B tƣơng ứng với loại hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy).  Lựa chọn C tƣơng ứng với loại hình văn hóa cạnh tranh (Market).  Lựa chọn D tƣơng ứng với loại hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy).

Phƣơng pháp này xác định sự pha trộn của 4 loại hình văn hóa ở các mức độ khác nhau trong một tổ chức đồng thời xác định loại hình văn hóa thống trị trong tổ chức đó. Các điểm này sau đó đƣợc tổng hợp thành điểm của 4 loại hình văn hóa A, B, C, D; và đƣợc vẽ trên một biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa “hiện tại” và “mong muốn”. 0,00 10,00 20,00 30,00 Hợp tác(A) Sáng tạo(B) Cạnh tranh( C) Cấp bậc (D) Hiện tại (1) Mong muốn (2)

Hình 1.1: Biểu đồ nhận dạng mơ hình văn hóa

( Nguồn: WWW.ocai-online.com)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH TMDV phước anh (Trang 26 - 30)