CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Hoạt động giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống
3.1.2. Tình hình giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống
3.1.2.1. Khối lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu
Việt Nam đã xuất khẩu 657.000 tấn cà phê nhân hay 10,95 triệu bao cà phê loại 60 kg, giảm 24,5% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân chủ yếu do giá cà phê thế giới giảm, người dân trồng cà phê và các đại lý thu mua đã hạn chế bán ra (Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2015).
Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu được 572.000 bao cà phê hòa tan (hay 34 ngàn tấn) tới 64 nước trên thế giới, là lượng xuất khẩu cao nhất trong 5 năm qua. Như vậy, có thể dự báo sản lượng cà phê hịa tan xuất khẩu từ Việt Nam trong niên vụ 2014/2015 tăng 44% đạt 1,3 triệu bao hay (78 ngàn tấn) (Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2015).
Bảng 3.1: Xuất khẩu cà phê hòa tan từ Việt Nam STT Thị trường xuất STT Thị trường xuất khẩu Khối lượng (bao loại 60kg) 1 EU Ờ 28 94.698 2 Nhật 72.743 3 Mỹ 68.892 4 Nga 58.472 5 Phillipines 57.764 6 Đài Loan 31.955 7 Trung Quốc 29.300 8 Thái Lan 28.799 9 Singapore 23.623 10 Cote dỖIvoire 18.021 11 Khác 88.511 Tổng cộng 572.778
Giá xuất khẩu trung bình cà phê nhân của Việt Nam trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015 là 1.910 USD/tấn (FOB TPHCM), tăng 9% so với cùng kỳ niên vụ trước (1.756 USD/tấn), nhưng vẫn giảm 1,8% so với niên vụ 2013/2014.
Bảng 3.2: Giá xuất khẩu trung bình6
Niên vụ Tháng 10/2014 Tháng 11/2014 Tháng 12/2014 Tháng 01/2015 Tháng 02/2015 Tháng 3/2015 Trung bình 2012/13 $2.022 $1.849 $1.827 $1.887 $2.003 $2.088 $1.946 2013/14 $1.663 $1.533 $1.728 $1.718 $1.874 $2.017 $1.756 2014/15 $2.072 $2.019 $1.910 $1.874 $1.852 $1.732 $1.910 Tỷ lệ tăng giảm 2014/15 với 2013/14 25% 32% 11% 9% -1% -14% 9%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2015).
Hiện nay, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá trên thị trường Ln Đơn đã có sự thu hẹp nhất định, chỉ cịn ở mức từ 10-40USD/tấn (hình 3.2). Điều này đã giúp giảm thất thoát rất nhiều cho ngành cà phê Việt Nam.
Hình 3.2: Chênh lệch giá cà phê nhân xuất khẩu (FOB TPHCM) và sàn Luân Đôn
Nguồn: Trung tâm thông tin Ờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014).
3.1.2.2. Cơ cấu cà phê Việt Nam
Cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối Robusta, trong khi nhu cầu thế giới lại chủ yếu là cà phê chè Arabica. Việt Nam có đến 93% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân xô, cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7% (hình 3.3). Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đang có những chuyển đổi tắch cực. Lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Tuy giá xuất khẩu các mặt hàng cà phê hòa tan và các loại rang xay khác tăng cao hơn so với trước đây, nhưng nhìn chung Việt Nam xuất khẩu khơng nhiều và chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước.
Hình 3.3: Sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014).
Tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh do sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô của các quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ cà phê cũng như của các chuỗi cung ứng thực phẩm khác kèm cà phê.
Hiện đang có đến 20 nhà sản xuất cà phê uống liền tại Việt Nam; tiêu thụ cà phê uống liền nội địa tăng 5% so với năm trước; Cơng ty Vinacafe Biên Hịa với hơn 140.000 cửa hàng trực thuộc trên cả nước, chiếm 41% lượng tiêu thụ cà phê uống liền; Nestle đứng nhì với 6%; Cơng ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên tiếp theo với 16%, Cơng ty Trần Quang chiếm 15%; phần 2% cịn lại thuộc vào các nhà sản xuất khác (Lê Thị Mỹ Tâm, 2015).
3.1.2.3. Thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Niên vụ 2013/2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân đến 73 quốc gia trên thế giới, 15 đối tác chắnh chiếm đến 71% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu lớn nhất, và Đức vẫn đứng thứ hai (hình 3.4).
Hình 3.4: Thị trường xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2014)
Trong 6 tháng đầu năm 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu 573.000 bao, hay 34 triệu tấn cà phê hòa tan đến 64 quốc gia trên thế giới. Lượng hàng hóa bán cho Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore tăng đáng kể. Đây là mức sản lượng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (hình 3.5).
Hình 3.5: Thị trường xuất khẩu cà phê hòa tan chắnh trong năm 2014/2015