CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Hoạt động giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống
3.1.3. Những rủi ro trong giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống
Để thấy được kênh thương mại truyền thống diễn ra như thế nào, tác giả đã làm khảo sát đối với hộ nông dân, đại lý thu mua và doanh nghiệp (chi tiết tại Phụ lục 5). Kết quả cho thấy 100% nơng dân khi cần bán có thể mang cà phê đến bán ngay cho các đại lý, lái bn gần nơi sinh sống (hình 3.6).
Hình 3.6: Số lượng hộ nông dân bán cà phê qua các kênh thương mại
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2013
Sau khi thu mua được từ nông dân, các đại lý, lái buôn sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Quá trình mua bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là cho bên mua cuối cùng khi có thể thu gom từ các trung gian với số lượng lớn thay vì phải thu mua số lượng nhỏ lẻ từ nông dân.
Hiện nay các cơ sở thu mua xuất hiện đông đảo tại những vùng trồng cà phê làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho nên để thu hút các đối tượng bán cà phê cho mình, các đối tượng thu mua cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhau như: vận chuyển, cho vay, ứng trước, nhận ký gửi, bảo quản cà phê, cung cấp thông tin giá cả thị trường,...
Hình 3.7: Các dịch vụ hỗ trợ từ bên mua cà phê của nông dân
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2013
Nhưng với cấu trúc thương mại truyền thống, do bên bán có diện tắch sản xuất nhỏ, manh mún và bên mua là các đại lý, cơng ty thu mua đều có thể gặp rủi ro.
Cà phê có đặc tắnh là đến mùa vụ thì lượng cung nhiều hơn lượng cầu, dẫn đến giá sẽ thấp. Vì vậy, bên bán thường giữ hàng chờ hết mùa vụ, giá lên sẽ bán. Nhưng phần đông bên bán khơng có điều kiện về kho bãi nên đều đến gửi cà phê tại kho của bên mua để chờ giá lên mà khơng có bằng chứng pháp lý xác nhận việc gửi cà phê. Mọi giao dịch chủ yếu dựa trên sự tắn nhiệm.
Bên bán đặt lòng tin với bên mua như vậy là vì họ chỉ bán cà phê cho một nơi cố định để nhận được hỗ trợ ứng tiền trước của bên mua dễ dàng. Bên bán nghĩ rằng họ vừa được ứng trước tiền vừa được bán với giá thị trường. Nhưng điều này đã vơ tình biến bên bán trở thành con nợ lớn của bên mua và bị bên mua ép bán cà phê với giá rẻ hơn cho mình để thực hiện trả nợ theo yêu cầu. Bên bán đã ảo tưởng về chi phắ chìm.
Hành vi đặt lịng tin của bên bán đã chấp nhận rủi ro bên mua sẽ lừa đảo. Bên mua có thể lấy số hàng mà bên bán gửi để bán ngay cho những đối tượng khác với mục đắch kiếm lời khi họ dự đốn giá cà phê có xu hướng giảm và sẽ trả lại tiền cho bên bán sau đó. Hành vi của bên mua khi hoạch định tương lai thường là lạc quan, đó chắnh là tâm lý dự báo. Kết quả xảy ra ngược lại với dự báo sẽ dẫn đến kết cục không hay cho cả bên mua và bên bán. Giá cà phê tăng ngược với suy đoán của bên mua, lúc này bên bán cần bán và yêu cầu
giao tiền khiến bên mua không thể xoay sở số tiền để giao vì lượng tiền đã thu trước đó khơng đủ để bù đắp cho lượng tiền phải trả. Điều này dẫn đến rủi ro vỡ nợ, bên mua mất khả năng thanh toán và bên bán rủi ro chậm được thanh toán, thậm chắ là bị chiếm dụng luôn nguồn hàng mà bên bán đã gửi. Lúc này, bên bán muốn kiện cũng khó mà kiện được vì khơng có cơ sở pháp lý nào chứng minh họ đã gửi hàng.
Việc hỗ trợ ứng tiền trước khơng có chứng cứ pháp lý vì trên pháp luật, bên mua khơng có chức năng này. Do đó, họ phải đặt lịng tin vào bên bán. Hai bên đều đặt lòng tin vào nhau nên rủi ro tăng lên. Khi có nơi thu mua với giá cao hơn, bên bán sẽ bán cho nơi đó khiến bên mua khơng kiểm sốt được nguồn hàng để giao cho đối tác như đã thỏa thuận.
Để giảm thiểu rủi ro không quản lý được nguồn hàng, các công ty xuất khẩu, hoặc chế biến có thể trực tiếp thu mua cà phê từ các hộ nơng dân trong một vùng nhất định thay vì phải qua những đại lý trung gian. Bằng những hỗ trợ trong việc cho thuê đất, cho vay, chăm sóc, trồng trọt, hộ nơng dân sau đó sẽ trả cho cơng ty lượng cà phê dựa theo diện tắch trồng do công ty quy định. Lượng cịn lại người nơng dân có thể bán cho công ty hay cho đại lý là tùy thuộc vào quyết định của họ. Việc mua bán trực tiếp này hiện nay chỉ được thực hiện ở một số ắt các cơng ty vì nó địi hỏi phải có quy mơ lớn, uy tắn cao, và phải có địa điểm gần khu vực hộ nông dân để thuận tiện trong việc thu mua cà phê.
Rõ ràng, cấu trúc thương mại truyền thống phụ thuộc khá nhiều vào các cơ sở đại lý thu mua trung gian. Bên cạnh những đóng góp tắch cực, nhóm đối tượng này trong thời gian qua cũng đã xảy ra rất nhiều các vụ vỡ nợ, xù nợ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sản xuất và nhà xuất khẩu cà phê, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân tại các địa bàn trồng cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk như thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, Krông Pắk, Ea HỖleoẦ Tắnh riêng tỉnh Đắk Lắk trong năm 2012 số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (do nợ thuế) có xu hướng tăng mạnh, phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và thương mại; có tới 1.534 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lỗ nên thất thu thuế; một số lượng khá lớn doanh nghiệp có hoạt động nhưng không phát sinh thuế do hoạt động kém hiệu quả (Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, 2013).