Tỷ lệ trồng cà phê của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 44)

Cà phê cịn là loại hàng hóa có thể lưu trữ trong kho tại nhà người dân hay kho của các doanh nghiệp cà phê, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nhiều tháng mà chất lượng vẫn ắt thay đổi. Đồng thời, cà phê là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều và lâu đời trên các Sở GDHH nổi tiếng của thế giới tại Mỹ, Nhật, AnhẦ Vì vậy, đưa mặt hàng cà phê giao dịch trên sàn, BCEC đã đáp ứng điều kiện về tắnh chất hàng hóa.

Thứ hai, hoạt động giao dịch tại BCEC kém tắnh thanh khoản, chưa thu hút nhiều người tham gia thị trường. Nhìn vào hình 4.3 cho thấy lý do các thành viên, doanh nghiệp, nhà đầu tư không giao dịch tại BCEC được đưa ra nhiều nhất là (i) chi phắ (giao dịch vận chuyển) cao, chiếm 22,5%; (ii) địa điểm kho hàng không thuận lợi, chiếm 21%; và (iii) chưa có nhu cầu, chiếm 20%.

Hình 4.3: Những lý do không tham gia giao dịch trên BCEC

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2013)

Như vậy, các yêu cầu về chắnh sách phắ, thủ tục giao dịch, địa điểm kho hàng không phù hợp với thị trường cà phê giao ngay hiện tại. Rõ ràng BCEC chưa thiết kế được các điều khoản hợp đồng đáp ứng được điều kiện thu hút người tham gia giao dịch (sẽ được phân tắch sâu hơn ở phần nguyên nhân bên dưới).

Thứ ba, BCEC có điều kiện thuận lợi để phát triển Sở GDHH thành công bởi yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tại Mỹ và nhiều nước khác, nhưng Việt Nam vẫn đang hòa nhập tốt với nền kinh tế toàn cầu và được xem là một trong những nước được bình chọn là điểm đến của đầu tư. Môi trường chắnh trị ổn định cũng là thế mạnh của Việt Nam.

Từ năm 2011, Việt Nam có những chuyển hướng chắnh sách rất cơ bản nhằm nâng cao ổn định kinh tế vĩ mơ, trong đó tập trung ba vấn đề lớn là doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chắnh ngân hàng và đầu tư công. Đối với hệ thống tài chắnh, đến năm 2014, 9 ngân hàng được xác định yếu kém đã được tái cơ cấu thông qua công cụ mua bán và sáp nhập. Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước dự kiến thực hiện 6 thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nhằm lành mạnh hóa tài chắnh. Do đó, nền kinh tế vĩ mơ đã có những dấu hiệu cải thiện đáng kể như lạm phát thấp, cán cân vãng lai, thanh toán quốc tế lành mạnh hơn, dự trữ ngoại tệ tăng, đồng tiền Việt Nam khá ổn định, đem lại niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

So với các nước khác cùng bối cảnh phát triển kinh tế, ngành thương mại và tài chắnh của Việt Nam tương đối hoàn thiện, đảm bảo tốt cho sự ra đời và phát triển của Sở GDHH. Tắnh đến 31/12/2014, có 61 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2014). Hình 4.4 cho thấy trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng tắn dụng của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực tương đối cao, chiếm khoảng 13%, chỉ đứng sau Philippines.

Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng tắn dụng của Việt Nam năm 2014

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2015), trắch dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đối với Việt Nam,

và IMF đối với các nền kinh tế khác

Ngoài ra, Chắnh phủ Việt Nam khơng có những chắnh sách can thiệp thô bạo vào thị trường, đặc biệt đối với ngành hàng nông sản. Riêng ngành hàng cà phê, Chắnh phủ chỉ can thiệp duy nhất đợt mua tạm trữ cà phê trong bối cảnh giá cà phê thế giới giảm sâu vào những năm 1999 Ờ 2001. Nhưng việc này đã không mang lại kết quả và cũng không can

thiệp được vào giá. Do vậy, thị trường cà phê tại Việt Nam đang phát triển phù hợp cho sự phát triển của Sở GDHH.

Tuy nhiên, Chắnh phủ đã xây dựng khung pháp lý cơ bản cho hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nhưng lại chưa ban hành các chắnh sách hỗ trợ Sở GDHH hoạt động và phát triển như chắnh sách về thuế, phắ, lệ phắẦ cho từng đối tượng tham gia thị trường (sẽ được phân tắch chi tiết ở phần nguyên nhân bên dưới).

Như vậy, trong ba điều kiện phát triển Sở GDHH được trình bày ở mục 2.2, BCEC chưa đảm bảo thiết kế điều khoản hợp đồng giao dịch có tắnh thanh khoản cao và thiếu vắng cả sự hỗ trợ chắnh sách từ Chắnh phủ. Chắnh vì thế, mặc dù đã có những bước đầu tắch cực trong công tác tuyên truyền, quảng bá, tập huấn, đào tạo, xây dựng hệ thống quy chế, quy trình hoạt động, nhưng BCEC đã không thể xây dựng thành công Sở GDHH như kỳ vọng.

4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của BCEC

4.4.1. Mơ hình đơn vị sự nghiệp bộc lộ nhiều khuyết tật

Được thành lập theo mơ hình đơn vị sự nghiệp, BCEC chịu sự quản lý về tổ chức hoạt động của Sở Công Thương, UBND tỉnh Đắk Lắk và về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Cơng Thương. Khi có nội dung cần báo cáo hoặc kiến nghị về tổ chức hoạt động BCEC gửi văn bản cho Sở Công Thương và đơn vị này đề xuất với UBND tỉnh. Riêng báo cáo hoạt động giao dịch, BCEC sẽ gửi đồng thời Sở Công Thương, UBND tỉnh và Bộ Cơng Thương (hình 4.5).

Hình 4.5: Quy trình xử lý văn bản

UBND tỉnh Đắk Lắk Bộ Công Thương

Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk

Hơn nữa, việc triển khai các hoạt động đầu tư của BCEC cũng phải thông qua nhiều cấp thẩm định, phê duyệt dẫn đến hiệu quả thấp hoặc mất quá nhiều thời gian cho việc chấp thuận chủ trương như trường hợp đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Pacorini Việt Nam là đơn vị quản lý kho hàng tại BCEC (hộp 4.1).

Hộp 4.1: Đề xuất Pacorini Việt Nam tham gia quản lý kho hàng tại BCEC

Tập đoàn Pacorini Italia là đơn vị hàng đầu về điều hành, quản lý kho hàng, giao nhận hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới. Pacorini có mặt tại 12 quốc gia, trên 4 châu lục với 900 nhân viên và hơn 2000 khách hàng, Pacorini có 600.000 m2 diện tắch kho hàng trên tồn thế giới. Tập đồn Pacorini Italia được cơng nhận là thành viên quản lý kho hàng của hai Sở giao dịch cà phê, hàng hóa hàng đầu của thế giới là LIFFE Anh Quốc và NYBOT Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, tập đoàn Pacorini Italia thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacorini Việt Nam (Pacorini Việt Nam) có trụ sở tại Tp. Hồ Chắ Minh và có kho hàng tại Long Bình - Đồng Nai với tổng diện tắch kho khoảng 15.000 m2 (Pacorini Việt Nam, 2012).

Ngày 13/6/2012, BCEC và Pacorini Việt Nam ký kết ghi nhớ hợp tác về việc phát triển hoạt động quản lý kho hàng tại BCEC chuyên nghiệp xứng tầm thế giới. Để được công nhận là đơn vị phối hợp hoạt động tại BCEC, Pacorini Việt Nam cần nhận được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, BCEC đã nỗ lực báo cáo cấp có thẩm quyền về vấn đề này.

Tuy nhiên, từ Tờ trình số 200812/TTr-PACORINI của Pacorini Việt Nam ngày 20/8/2012 về việc đề xuất trở thành thành viên quản lý kho hàng tại BCEC. BCEC đã có văn bản kiến nghị Sở Công Thương báo cáo và đề xuất trường hợp của Pacorini Việt Nam. Trên cơ sở hai lần trình báo cáo của Sở Cơng Thương (tờ trình số 51/TTr-SCT ngày 27/8/2012; tờ trình số 60/TTr-SCT ngày 24/10/2012), UBND tỉnh mới có văn bản trả lời ngày 30/10/2012 yêu cầu Sở Công Thương giải trình một số vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý kho hàng tại BCEC.

Sau đó, BCEC tiếp tục kiến nghị trong các báo cáo hoạt động tháng và đã có hàng loạt các giải trình khác vào ngày 08/11/2012, ngày 05/3/2013, ngày 25/9/2013. Nhưng hơn một năm, Pacorini Việt Nam vẫn chưa có được ý kiến chắnh thức về việc có hay khơng được tham gia phối hợp tại BCEC.

Mọi hoạt động sản xuất và phân bổ hàng hóa cơng đều là sự kết hợp giữa chọn lựa tập thể và cá nhân. Nhưng chủ yếu chọn lựa cá nhân mới đẩy mạnh tắnh hiệu quả, và tự do. Tuy

nhiên, có một số chọn lựa cá nhân lại xa rời các giá trị xã hội dẫn đến những trục trặc trong hoạt động của BCEC.

BCEC là đơn vị nhà nước, lãnh đạo chỉ làm cơng tác kiêm nhiệm. Vì vậy, nhà lãnh đạo không thể dành nhiều thời gian điều hành tại BCEC, từ đó sẽ khó có thể làm tốt nhiệm vụ điều hành hoạt động Sở GDHH. Xuất phát từ động cơ cá nhân ấy, người lãnh đạo thường ủy quyền điều hành cho cấp dưới. Ở đây phát sinh vấn đề người ủy quyền - người thừa hành vì khơng có cùng những quyền lợi giống hệt nhau. Mơ hình đơn vị sự nghiệp chưa có thu, các hoạt động dịch vụ đều được miễn phắ theo chủ trương của UBND tỉnh dẫn đến thu nhập của người lao động thấp, lại khơng có người giám sát và cơ chế xử phạt không rõ ràng. Từ đó, người thừa hành cũng xao nhãng cơng việc và theo đuổi quyền lợi riêng. Có thể thấy rõ qua kết quả hoạt động không hiệu quả của BCEC (Tỉnh ủy Đắk Lắk, 2012) nhưng đánh giá chất lượng lao động cuối năm, 100% lao động đều được khen thưởng và đạt danh hiệu lao động tiên tiến (Sở Công Thương Đắk Lắk, 2013).

4.4.2. Nguồn lực tài chắnh không mạnh

Đơn vị hoạt động cần phải có nguồn tài chắnh đủ lớn. BCEC là đơn vị sự nghiệp, hoạt động chi thường xuyên được 100% ngân sách nhà nước cấp, còn các hoạt động khác sử dụng nguồn ODA do Cơ quan phát triển Pháp tài trợ trong thời gian từ 2009 Ờ 20119. Vì vậy, BCEC chỉ tổ chức hoạt động đều tay trong khoảng thời gian 3 năm có vốn ODA. Cịn sau đó, mọi hoạt động hầu như ngưng trệ do ngân sách nhà nước không cấp kinh phắ hoạt động. Nguồn lực tài chắnh không mạnh từ BCEC dẫn đến thiết kế hợp đồng giao dịch của BCEC gây nên các khoản phắ cao.

Khi so sánh giữa mức giá bán trên thị trường truyền thống và bán qua sàn BCEC thì mức chênh lệch là rất lớn (hộp 4.2). Do vậy, nơng dân, doanh nghiệp sẽ khơng có động lực để bán hàng trên BCEC vì khơng có lợi ắch về tài chắnh. Thêm nữa, BCEC sở hữu hệ thống 5 kho hàng đặt tại trụ sở, trong khi đó cà phê của tỉnh Đắk Lắk được trồng rộng khắp địa bàn tỉnh. Nhìn vào hình 4.6 ta thấy khoảng cách gần nhất là Tp. Buôn Ma Thuột, khoảng 10 km, xa nhất là huyện Ea HỖleo với khoảng cách 82 km, giáp huyện Cư MỖgar, các huyện còn lại (Cư MỖgar, Krong Năng, Krong Pac, Cư Kuin) với khoảng cách trung bình 35 km.

Hộp 4.2: So sánh một hoạt động bán cà phê trên BCEC và thị trường truyền thống

Thành viên đăng ký bán của BCEC: Ơng Trịnh Văn Thỉnh, có lơ hàng 4.297kg gửi vào kho hàng BCEC từ ngày 10/01/2012.

Lô hàng được Công ty cổ phần Giám định Cà phê và Nông sản Xuất Nhập khẩu Ờ Chi nhánh Tây Nguyên (Cafecontrol) kiểm định chất lượng và Công ty cổ phần Thái Hịa Bn Ma Thuột quản lý lơ hàng này theo quy trình gửi hàng vào kho BCEC. Lô hàng của ông Thỉnh được chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng giao dịch được quy định bởi BCEC thành 3 loại: R1A: 956 kg, R1C: 1.746 kg, R2B: 1.496 kg.

Thành viên Ngày gửi Ngày rút/bán Khối lượng xô (Kg) THÀNH PHẨM Phắ chế biến (VND) Phắ bảo quản (VND) Phắ vận chuyển (VND) R1A (Kg) R1C (Kg) R2B (Kg) Trịnh Văn Thỉnh 10/01/2012 16/3/2012 4297 956 1746 1496 663.284 212.419 1.200.000

Đến ngày 16/3/2012, ông Thỉnh chốt giá bán lô hàng trên. Theo biểu phắ quy định của BCEC, ông Thỉnh sẽ phải trả phắ chế biến từ hàng xô thành hàng thành phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng niêm yết của BCEC là 663,284 đồng; phắ bảo quản hàng trong thời gian ký gửi là 212,419 đồng; phắ vận chuyển cà phê từ nhà đến kho của BCEC là 1,200,000 đồng (tắnh theo giá vận chuyển của công ty vận tải tại Tp. BMT: 300.000 đồng/tấn).

Thành viên Ngày gửi Ngày rút/bán

GIÁ BÁN (VND) DOANH THU (Chưa phắ) Mức chênh lệch (sau khi trừ phắ) R1A R1C R2B Bán xô (bằng giá bán R2B) Thành phẩm Trịnh Văn Thỉnh 10/01/2012 16/3/2012 40.400 40.400 39.400 169.301.800 168.103.200 (3.274.503)

Vậy lợi nhuận của ông Thỉnh khi bán hàng trên BCEC được tắnh như sau: Lợi nhuận = Doanh thu Ờ Chi phắ (nếu có)

= 168.103.200 - (663.284 + 212.419 + 1.200.000) = 166.027.297 đồng

Nếu ông Thỉnh bán lô hàng 4.297kg trên thị trường truyền thống cũng vào ngày 16/3/2012, lợi nhuận thu được sẽ là:

Lợi nhuận = Doanh thu = Khối lượng x Giá bán = 4.297 x 39.400 = 169.301.800 đồng

Vì cách thức mua bán trên thị trường truyền thống hiện nay rất đơn giản, các đại lý sẽ trực tiếp đến nhà nông dân và mua hàng, nên người bán không tốn chi phắ nào.

So sánh giữa việc bán lô hàng trên sàn BCEC và theo cách truyền thống, ta có: 166.027.297 Ờ 169.301.800 = -3.274.503 đồng

Như vậy, ông Thỉnh sẽ lỗ 3.274.503 đồng khi bán hàng trên BCEC. Rõ ràng, không được lợi về giá thì nơng dân khơng muốn bán hàng trên BCEC là điều dễ hiểu.

Không thiết lập được hệ thống kho hàng tại các vùng nguyên liệu chắnh nên doanh nghiệp, nông dân muốn gửi hàng vào kho BCEC thì lại phải gánh chịu khoản phắ vận chuyển. Hộp 4.2 cho ta thấy chi phắ vận chuyển không phải nhỏ, đặc biệt là đối với nông dân. Như vậy, nguồn lực tài chắnh yếu nên đơn vị ủy thác kho hàng tại BCEC phải nâng các mức phắ lên cao để bù vào chi phắ hoạt động, cũng như phát triển hệ thống kho rộng khắp được. Mục đắch giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất không thực hiện được, mà còn làm tăng chi phắ giao dịch cho họ.

Hình 4.6: Vị trắ hệ thống kho hàng của BCEC so với các vùng nguyên liệu

Nguồn: Đào Tắc Huy Lực (2013)

Sự tham gia giao dịch trên BCEC của người dân nhằm giúp họ được minh bạch về tiêu chuẩn chất lượng cà phê. Vai trò của Sở GDHH cho phép ta khẳng định điều đó (Nguyễn Hồng Mỹ Phương, 2013). Theo phương thức truyền thống, các đại lý sẽ mua với giá cà phê nhân xô, tức là đánh đồng chất lượng cà phê các loại với nhau, dẫn đến bất lợi cho

người dân nếu như lượng cà phê của họ có chất lượng tốt (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2014). Tuy nhiên, việc thiết kế hợp đồng của BCEC có vấn đề, lượng hàng xơ chuyển đổi thành chất lượng giao dịch trên sàn, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì bị trừ, nhưng nếu lượng hàng tốt hơn chuẩn giao dịch thì lại khơng được cộng thêm (BCEC, 2013). Riêng điều này BCEC đã không phù hợp với quy định của các Sở GDHH nước ngoài tại hộp 4.3.

Hộp 4.3: Tiêu chuẩn chất lượng cà phê tại (LIFFE)

ỘẦ Tại LIFFE, quy định chất lượng tiêu chuẩn như sau:

 Loại thượng hạng (Premium Class): cộng 30 USD so với giá hợp đồng kỳ hạn: tối đa 0,5% lỗi, 0,2% tạp chất, tối thiểu 90% kắch thước trên sàn 15, tối thiểu 96% kắch thước trên sàn 13 mỗi 300g.

 Loại 1 (Class 1): bằng mức giá hợp đồng kỳ hạn: tối đa 3% lỗi, 0,5% tạp chất, tối thiểu 90% kắch thước trên sàn 14, tối thiểu 96% kắch thước trên sàn 12 mỗi 300g.

 Loại 2 (Class 2): trừ 30 USD so với giá hợp đồng kỳ hạn: tối đa 5% lỗi, 1,0% tạp chất, tối thiểu 90% kắch thước trên sàn 13, tối thiểu 96% kắch thước trên sàn 12 mỗi 300g.

 Loại 3 (Class 3): trừ 60 USD so với giá hợp đồng kỳ hạn: tối đa 7,5% lỗi, 1,0% tạp chất, tối thiểu 90% kắch thước trên sàn 13, tối thiểu 96% kắch thước trên sàn 12 mỗi 300g.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)