Chênh lệch giá cà phê nhân xuất khẩu (FOB TPHCM) và sàn Luân Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 30)

Nguồn: Trung tâm thông tin Ờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014).

3.1.2.2. Cơ cấu cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối Robusta, trong khi nhu cầu thế giới lại chủ yếu là cà phê chè Arabica. Việt Nam có đến 93% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân xơ, cà phê hịa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7% (hình 3.3). Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đang có những chuyển đổi tắch cực. Lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay xuất khẩu đã tăng lên đáng kể. Tuy giá xuất khẩu các mặt hàng cà phê hòa tan và các loại rang xay khác tăng cao hơn so với trước đây, nhưng nhìn chung Việt Nam xuất khẩu không nhiều và chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước.

Hình 3.3: Sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014).

Tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh do sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô của các quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ cà phê cũng như của các chuỗi cung ứng thực phẩm khác kèm cà phê.

Hiện đang có đến 20 nhà sản xuất cà phê uống liền tại Việt Nam; tiêu thụ cà phê uống liền nội địa tăng 5% so với năm trước; Cơng ty Vinacafe Biên Hịa với hơn 140.000 cửa hàng trực thuộc trên cả nước, chiếm 41% lượng tiêu thụ cà phê uống liền; Nestle đứng nhì với 6%; Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên tiếp theo với 16%, Công ty Trần Quang chiếm 15%; phần 2% còn lại thuộc vào các nhà sản xuất khác (Lê Thị Mỹ Tâm, 2015).

3.1.2.3. Thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Niên vụ 2013/2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân đến 73 quốc gia trên thế giới, 15 đối tác chắnh chiếm đến 71% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu lớn nhất, và Đức vẫn đứng thứ hai (hình 3.4).

Hình 3.4: Thị trường xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (2014)

Trong 6 tháng đầu năm 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu 573.000 bao, hay 34 triệu tấn cà phê hòa tan đến 64 quốc gia trên thế giới. Lượng hàng hóa bán cho Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore tăng đáng kể. Đây là mức sản lượng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (hình 3.5).

Hình 3.5: Thị trường xuất khẩu cà phê hòa tan chắnh trong năm 2014/2015

3.1.3. Những rủi ro trong giao dịch cà phê trên thị trường truyền thống

Để thấy được kênh thương mại truyền thống diễn ra như thế nào, tác giả đã làm khảo sát đối với hộ nông dân, đại lý thu mua và doanh nghiệp (chi tiết tại Phụ lục 5). Kết quả cho thấy 100% nơng dân khi cần bán có thể mang cà phê đến bán ngay cho các đại lý, lái buôn gần nơi sinh sống (hình 3.6).

Hình 3.6: Số lượng hộ nơng dân bán cà phê qua các kênh thương mại

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2013

Sau khi thu mua được từ nông dân, các đại lý, lái buôn sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Quá trình mua bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là cho bên mua cuối cùng khi có thể thu gom từ các trung gian với số lượng lớn thay vì phải thu mua số lượng nhỏ lẻ từ nông dân.

Hiện nay các cơ sở thu mua xuất hiện đông đảo tại những vùng trồng cà phê làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho nên để thu hút các đối tượng bán cà phê cho mình, các đối tượng thu mua cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhau như: vận chuyển, cho vay, ứng trước, nhận ký gửi, bảo quản cà phê, cung cấp thông tin giá cả thị trường,...

Hình 3.7: Các dịch vụ hỗ trợ từ bên mua cà phê của nông dân

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2013

Nhưng với cấu trúc thương mại truyền thống, do bên bán có diện tắch sản xuất nhỏ, manh mún và bên mua là các đại lý, cơng ty thu mua đều có thể gặp rủi ro.

Cà phê có đặc tắnh là đến mùa vụ thì lượng cung nhiều hơn lượng cầu, dẫn đến giá sẽ thấp. Vì vậy, bên bán thường giữ hàng chờ hết mùa vụ, giá lên sẽ bán. Nhưng phần đơng bên bán khơng có điều kiện về kho bãi nên đều đến gửi cà phê tại kho của bên mua để chờ giá lên mà khơng có bằng chứng pháp lý xác nhận việc gửi cà phê. Mọi giao dịch chủ yếu dựa trên sự tắn nhiệm.

Bên bán đặt lòng tin với bên mua như vậy là vì họ chỉ bán cà phê cho một nơi cố định để nhận được hỗ trợ ứng tiền trước của bên mua dễ dàng. Bên bán nghĩ rằng họ vừa được ứng trước tiền vừa được bán với giá thị trường. Nhưng điều này đã vơ tình biến bên bán trở thành con nợ lớn của bên mua và bị bên mua ép bán cà phê với giá rẻ hơn cho mình để thực hiện trả nợ theo yêu cầu. Bên bán đã ảo tưởng về chi phắ chìm.

Hành vi đặt lòng tin của bên bán đã chấp nhận rủi ro bên mua sẽ lừa đảo. Bên mua có thể lấy số hàng mà bên bán gửi để bán ngay cho những đối tượng khác với mục đắch kiếm lời khi họ dự đốn giá cà phê có xu hướng giảm và sẽ trả lại tiền cho bên bán sau đó. Hành vi của bên mua khi hoạch định tương lai thường là lạc quan, đó chắnh là tâm lý dự báo. Kết quả xảy ra ngược lại với dự báo sẽ dẫn đến kết cục không hay cho cả bên mua và bên bán. Giá cà phê tăng ngược với suy đoán của bên mua, lúc này bên bán cần bán và yêu cầu

giao tiền khiến bên mua không thể xoay sở số tiền để giao vì lượng tiền đã thu trước đó khơng đủ để bù đắp cho lượng tiền phải trả. Điều này dẫn đến rủi ro vỡ nợ, bên mua mất khả năng thanh toán và bên bán rủi ro chậm được thanh toán, thậm chắ là bị chiếm dụng luôn nguồn hàng mà bên bán đã gửi. Lúc này, bên bán muốn kiện cũng khó mà kiện được vì khơng có cơ sở pháp lý nào chứng minh họ đã gửi hàng.

Việc hỗ trợ ứng tiền trước khơng có chứng cứ pháp lý vì trên pháp luật, bên mua khơng có chức năng này. Do đó, họ phải đặt lịng tin vào bên bán. Hai bên đều đặt lòng tin vào nhau nên rủi ro tăng lên. Khi có nơi thu mua với giá cao hơn, bên bán sẽ bán cho nơi đó khiến bên mua khơng kiểm sốt được nguồn hàng để giao cho đối tác như đã thỏa thuận.

Để giảm thiểu rủi ro không quản lý được nguồn hàng, các cơng ty xuất khẩu, hoặc chế biến có thể trực tiếp thu mua cà phê từ các hộ nông dân trong một vùng nhất định thay vì phải qua những đại lý trung gian. Bằng những hỗ trợ trong việc cho thuê đất, cho vay, chăm sóc, trồng trọt, hộ nơng dân sau đó sẽ trả cho cơng ty lượng cà phê dựa theo diện tắch trồng do công ty quy định. Lượng cịn lại người nơng dân có thể bán cho cơng ty hay cho đại lý là tùy thuộc vào quyết định của họ. Việc mua bán trực tiếp này hiện nay chỉ được thực hiện ở một số ắt các cơng ty vì nó địi hỏi phải có quy mơ lớn, uy tắn cao, và phải có địa điểm gần khu vực hộ nông dân để thuận tiện trong việc thu mua cà phê.

Rõ ràng, cấu trúc thương mại truyền thống phụ thuộc khá nhiều vào các cơ sở đại lý thu mua trung gian. Bên cạnh những đóng góp tắch cực, nhóm đối tượng này trong thời gian qua cũng đã xảy ra rất nhiều các vụ vỡ nợ, xù nợ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sản xuất và nhà xuất khẩu cà phê, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân tại các địa bàn trồng cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk như thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, Krông Pắk, Ea HỖleoẦ Tắnh riêng tỉnh Đắk Lắk trong năm 2012 số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (do nợ thuế) có xu hướng tăng mạnh, phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và thương mại; có tới 1.534 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lỗ nên thất thu thuế; một số lượng khá lớn doanh nghiệp có hoạt động nhưng khơng phát sinh thuế do hoạt động kém hiệu quả (Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, 2013).

3.2. Hoạt động giao dịch cà phê thơng qua các sở GDHH nước ngồi

3.2.1. Nhu cầu giao dịch trên các sở GDHH nước ngoài

Nhu cầu giao dịch trên Sở GDHH của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam là rất lớn. Vì từ năm 2004 các doanh nghiệp cà phê đã thực hiện giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn trên Sở giao dịch Luân Đôn (LIFFE) thông qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Đến năm 2006, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và tiếp theo là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB); Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương tắn (Sacombank); Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank); Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) lần lượt được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận thực hiện thắ điểm nghiệp vụ giao sau hàng hóa.

Xét về góc độ tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa, sản phẩm giao sau đã đóng góp nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại (hình 3.8).

Hình 3.8: Tỷ lệ đóng góp nguồn thu cho các NHTM của sản phẩm giao sau

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên của các NHTM (2005 Ờ 2010)

Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hoá qua Sở GDHH nước ngồi. Nhìn vào hình 3.9, tổng giá trị các hợp đồng mua hàng hóa kỳ hạn năm 2004 là 33.243 triệu đồng, sang đến năm 2005 tăng lên gần 6,5 lần so với năm 2004 và đạt mức tăng trưởng kỷ lục với 6.051 tỷ đồng. Các hợp đồng bán hàng hóa kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng khơng kém. Với tổng giá trị đạt 5.874 triệu đồng năm 2004 và tăng gấp

hai lần vào năm 2005, đến năm 2007 thì đạt mức tăng trưởng giao dịch cao nhất là 11.881 tỷ đồng.

Hình 3.9: Tổng giá trị hợp đồng mua và bán hàng hóa kỳ hạn của Techcombank

từ năm 2004 đến 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank (2004 Ờ 2012)

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Ờ 2009 dẫn đến thị trường hàng xuất khẩu bị giảm sút, nhu cầu tiêu dùng giảm. Doanh nghiệp gặp khó khăn lớn về tài chắnh nên hạn chế tham gia giao dịch hàng hóa kỳ hạn ra Sở GDHH nước ngồi. Vì vậy, giá trị giao dịch các hợp đồng mua, bán hàng hóa kỳ hạn năm 2008 giảm xuống đột ngột. Sang giai đoạn 2010 Ờ 2011, tuy tổng giá trị giao dịch vẫn thấp nhưng so với khoảng thời gian từ 2004 Ờ 2005 thì giá trị giao dịch của khách hàng đã tăng đáng kể.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê, khi tham gia giao dịch ra các Sở GDHH nước ngoài, chỉ cần ký quỹ một số tiền chiếm tỷ lệ không cao hơn 10% so với giá trị hàng hóa giao dịch là có thể đặt lệnh mua hoặc bán mà khơng cần có hàng hóa lưu kho. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phắ lãi vay, lưu kho và chỉ tốn phắ giao dịch7 trên một chiều giao dịch bán hoặc mua, được phát sinh khi giao dịch thành cơng. Bên cạnh đó,

7

Techcombank hiện nay đang quy định phắ giao dịch là 20 USD/chiều giao dịch, nếu giao dịch thông qua đại lý nhận lệnh của Techcombank thì sẽ là 21 USD/chiều giao dịch.

doanh nghiệp có thể chốt mức giá kỳ vọng trên cơ sở tắnh tốn các dịng tiền vào và ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Lãi hoặc lỗ của người mua chắnh là lỗ hoặc lãi của người bán và ngược lại. Vì vậy, hợp đồng giao sau mang lại lợi ắch bảo hiểm giá là rất lớn cho doanh nghiệp.

Hộp 3.1: Một vắ dụ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng hợp đồng giao sau

Giả sử vào ngày 15/5/2010, giá cà phê trên thị trường lúc này là 25.000VNĐ/Kg. Một doanh nghiệp Việt Nam cần mua 1.000 tấn vào thời điểm 3 tháng nữa để chế biến cà phê bột, tức là vào ngày 15/8/2009.

Giả sử giá cà phê tháng 8 được niêm yết tại BCEC là 24.000VNĐ/Kg.

Doanh nghiệp thực hiện một hợp đồng giao sau mua 1.000 tấn cà phê tại BCEC vào tháng 8 và giá thực hiện là 24.000VNĐ/Kg.

Giả sử rằng giá cà phê tại thời điểm 15/8/2010 là 24.500VNĐ/Kg. Đối với hợp đồng giao sau thì doanh nghiệp này đã lãi là:

(24.500 Ờ 24.000) x 1.000.000 = 500.000.000 VNĐ

Đối với hợp đồng mua cà phê hàng thật thì chi phắ của doanh nghiệp là: 24.500 x 1.000.000 = 24.500.000.000 VNĐ

Như vậy tổng chi phắ mà doanh nghiệp phải bỏ ra là: 24.500.000.000 Ờ 500.000.000 = 24.000.000.000 VNĐ Giả sử giá cà phê tại thời điểm 15/8/2009 là 23.500VNĐ/Kg. Đối với hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp này đã lỗ là: (24.000 Ờ 23.500) x 1.000.000 = 500.000.000 VNĐ

Đối với hợp đồng mua cà phê hàng thật thì chi phắ của doanh nghiệp là: 23.500 x 1.000.000 = 23.500.000.000 VNĐ

Vậy tổng chi phắ mà doanh nghiệp phải bỏ ra là: 23.500.000.000 + 500.000.000 = 24.000.000.000 VNĐ

Như vậy với hợp đồng giao sau thì doanh nghiệp kinh doanh cà phê này đã cố định được chi phắ cho dù giá cà phê có biến động như thế nào chăng nữa.

3.2.2. Những vấn đề vướng mắc khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngoài

Tuy vậy, hoạt động giao dịch ra các Sở GDHH nước ngồi thơng qua một số ngân hàng thương mại (NHTM) đang gặp những vấn đề sau:

Một là, NHTM thực hiện nghiệp vụ môi giới giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nước ngồi khơng phải với tư cách là thành viên của Sở GDHH mà chỉ đóng vai trị mơi giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà đầu tư Việt Nam muốn đặt lệnh hoặc nhận lệnh giao dịch trên Sở GDHH nước ngồi thì phải qua nhiều tầng lớp trung gian, ắt nhất là ba hoặc bốn cấp như hình 3.10. Khi qua mỗi bước trung gian thì doanh nghiệp, nhà đầu tư lại tốn thêm một lần tắnh phắ giao dịch. Vì vậy, tổng phắ giao dịch phải trả sẽ lớn rất nhiều, làm mất đi lợi ắch của việc giao dịch qua Sở GDHH nước ngoài là chi phắ thấp (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2011).

Hình 3.10: Mô tả các bước nhận lệnh giao dịch hợp đồng kỳ hạn

Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam đều muốn bảo hiểm rủi ro biến động giá. Hợp đồng kỳ hạn trao cho người sử dụng cơ hội quản trị rủi ro thơng qua tắnh năng duy trì trạng thái mở hợp đồng và quyền chủ động tất toán trạng thái. Tuy nhiên, phương thức vận hành của hợp đồng kỳ hạn lại vô cùng phức tạp, địi hỏi người sử dụng phải có trình độ, am hiểu và nắm rõ quy tắc hợp đồng. Đặc biệt là rủi ro khi tỷ giá USD/VNĐ tăng hoặc giảm, hay khi giá cà phê biến động mạnh thì doanh nghiệp khó thực hiện tốt được mục tiêu mình đặt ra. Vắ dụ như khi đồng ngoại tệ cao hơn đồng nội địa, doanh nghiệp sẽ khơng có động cơ bán hợp đồng giao sau.

Nhưng thực tế, khi tham gia giao dịch hợp đồng kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngồi thơng qua các NHTM, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do (i) vấn đề ngơn ngữ, chiếm 44,6%; (ii) chưa nắm rõ các nghiệp vụ trên sàn, chiếm 28,6%; và (iii) thiếu thông tin để dự báo và đặt lệnh, chiếm 26,8% (hình 3.11). Điều này gây cản trở khả năng bảo hiểm giá thành công thông qua hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp.

Hình 3.11: Những khó khăn khi giao dịch trên Sở GDHH nước ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)