Khung pháp lý quy định hợp đồng giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH chưa đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của BCEC

4.4.3. Khung pháp lý quy định hợp đồng giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH chưa đầy

đầy đủ

Shahidur Rashid, Alex Winter-Nelson, và Philip Garcia (2010) khẳng định một Sở GDHH thành công đều được hỗ trợ bởi cơ sở pháp lý phù hợp. Kinh nghiệm quốc tế từ Mỹ, Trung Quốc và Malaysia cũng cho thấy rõ điều này. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH đã được hình thành từ năm 2005.

Bảng 4.1: Danh mục văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch qua Sở GDHH STT Số, ký hiệu văn STT Số, ký hiệu văn bản Loại văn bản Cơ quan ban hành

Nội dung trắch yếu

01 Luật Thương

mại

Quốc hội Quy định về Sở GDHH; mua bán hàng hóa trong trường hợp giao hàng thực; quy định về chuyển quyền sở hữu

02 Bộ Luật dân

sự

Quốc hội Quy định về vấn đề hợp đồng; hoạt động ủy quyền; quy định về chuyển quyền sở hữu

03 Luật Doanh

nghiệp

Quốc hội Quy định các vấn đề về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

04 Luật Giao

dịch điện tử

Quốc hội Điều chỉnh các phương thức giao dịch điện tử của các hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở GDHH

05 Luật các tổ

chức tắn dụng

Quốc hội Điều chỉnh lĩnh vực thanh toán của các trung tâm thanh toán được thành lập hoặc chỉ định nhằm thực hiện chức năng thanh toán bù trừ 06 Số

158/2006/NĐ- CP

Nghị định Chắnh phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH

07 Số 03/2009/TT- BCT

Thông tư Bộ Công Thương

Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở GDHH

Tuy nhiên, hệ thống văn bản điều chỉnh còn sơ sài, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau (Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật giao dịch điện tử). Nhưng các văn bản này chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường (giao dịch hàng hóa thật). Do đó, với những tắnh chất, đặc điểm khác biệt của giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH, những quy định nói trên khơng thể áp dụng hồn tồn tương tự.

Một số quy định hiện hành chưa phù hợp với thực tế của thị trường làm ảnh hưởng đến việc phát triển của BCEC như (i) điều kiện vốn pháp định của thành viên kinh doanh quá cao, trong khi mục tiêu là thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia giao dịch, hoặc; (ii) doanh nghiệp đăng ký làm thành viên môi giới chỉ được phép thực hiện môi giới khách hàng, khi khách hàng muốn giao dịch, thành viên môi giới lại phải chuyển lệnh qua thành viên kinh doanh để đặt lệnh vào sàn giao dịch. Các quy định này mâu thuẫn với mục đắch phát triển thị trường và gây khó khãn cho BCEC khi phát triển thành viên.

Ngồi ra, hệ thống pháp luật cịn thiếu những quy định cụ thể điều chỉnh giao dịch qua Sở GDHH. Một số nội dung quan trọng như (i) chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ thanh tốn trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở GDHH, đặc biệt là hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia mua bán, chuyển tiền ký quỹ, lợi nhuận... và quy định cụ thể về điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm thanh tốn; (ii) chưa có văn bản hướng dẫn về chế độ hạch toán, kế toán cho đối tượng tham gia mua bán hàng hóa qua Sở GDHH; (iii) chưa quy định quản lý rủi ro bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và phát triển thị trường phù hợp với chắnh sách kinh tế vĩ mô, và; (iv) chưa quy định điều kiện, lộ trình cho phép giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những trục trặc của các phương thức giao dịch cà phê hiện nay ở việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)