CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.3. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột
Trước hết, loại hàng hóa giao dịch trên BCEC là cà phê, loại hàng hóa có khối lượng lớn của Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ niên vụ 2010/2011 cho đến niên vụ 2014/2015, Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước dẫn đầu và luôn đứng ở vị trắ số 2 về sản lượng cà phê (Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2015).
Cây cà phê đã được trồng rộng khắp tại Việt Nam, chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk chiếm 33%, Lâm Đồng 24%, Đắk Nông 19%, Gia Lai 12%, Kontum chiếm 2%) và hàng triệu người dân đã và đang tham gia sản xuất cà phê, mà đa phần trong số họ, cà phê là hàng hóa mang lại thu nhập chủ yếu của gia đình (hình 4.2).
Hình 4.2: Tỷ lệ trồng cà phê của các tỉnh
Cà phê cịn là loại hàng hóa có thể lưu trữ trong kho tại nhà người dân hay kho của các doanh nghiệp cà phê, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nhiều tháng mà chất lượng vẫn ắt thay đổi. Đồng thời, cà phê là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều và lâu đời trên các Sở GDHH nổi tiếng của thế giới tại Mỹ, Nhật, AnhẦ Vì vậy, đưa mặt hàng cà phê giao dịch trên sàn, BCEC đã đáp ứng điều kiện về tắnh chất hàng hóa.
Thứ hai, hoạt động giao dịch tại BCEC kém tắnh thanh khoản, chưa thu hút nhiều người tham gia thị trường. Nhìn vào hình 4.3 cho thấy lý do các thành viên, doanh nghiệp, nhà đầu tư không giao dịch tại BCEC được đưa ra nhiều nhất là (i) chi phắ (giao dịch vận chuyển) cao, chiếm 22,5%; (ii) địa điểm kho hàng không thuận lợi, chiếm 21%; và (iii) chưa có nhu cầu, chiếm 20%.
Hình 4.3: Những lý do khơng tham gia giao dịch trên BCEC
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2013)
Như vậy, các yêu cầu về chắnh sách phắ, thủ tục giao dịch, địa điểm kho hàng không phù hợp với thị trường cà phê giao ngay hiện tại. Rõ ràng BCEC chưa thiết kế được các điều khoản hợp đồng đáp ứng được điều kiện thu hút người tham gia giao dịch (sẽ được phân tắch sâu hơn ở phần nguyên nhân bên dưới).
Thứ ba, BCEC có điều kiện thuận lợi để phát triển Sở GDHH thành công bởi yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tại Mỹ và nhiều nước khác, nhưng Việt Nam vẫn đang hịa nhập tốt với nền kinh tế tồn cầu và được xem là một trong những nước được bình chọn là điểm đến của đầu tư. Mơi trường chắnh trị ổn định cũng là thế mạnh của Việt Nam.
Từ năm 2011, Việt Nam có những chuyển hướng chắnh sách rất cơ bản nhằm nâng cao ổn định kinh tế vĩ mơ, trong đó tập trung ba vấn đề lớn là doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chắnh ngân hàng và đầu tư công. Đối với hệ thống tài chắnh, đến năm 2014, 9 ngân hàng được xác định yếu kém đã được tái cơ cấu thông qua công cụ mua bán và sáp nhập. Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước dự kiến thực hiện 6 thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nhằm lành mạnh hóa tài chắnh. Do đó, nền kinh tế vĩ mơ đã có những dấu hiệu cải thiện đáng kể như lạm phát thấp, cán cân vãng lai, thanh toán quốc tế lành mạnh hơn, dự trữ ngoại tệ tăng, đồng tiền Việt Nam khá ổn định, đem lại niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
So với các nước khác cùng bối cảnh phát triển kinh tế, ngành thương mại và tài chắnh của Việt Nam tương đối hoàn thiện, đảm bảo tốt cho sự ra đời và phát triển của Sở GDHH. Tắnh đến 31/12/2014, có 61 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2014). Hình 4.4 cho thấy trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng tắn dụng của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực tương đối cao, chiếm khoảng 13%, chỉ đứng sau Philippines.
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng tắn dụng của Việt Nam năm 2014
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2015), trắch dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đối với Việt Nam,
và IMF đối với các nền kinh tế khác
Ngoài ra, Chắnh phủ Việt Nam khơng có những chắnh sách can thiệp thô bạo vào thị trường, đặc biệt đối với ngành hàng nông sản. Riêng ngành hàng cà phê, Chắnh phủ chỉ can thiệp duy nhất đợt mua tạm trữ cà phê trong bối cảnh giá cà phê thế giới giảm sâu vào những năm 1999 Ờ 2001. Nhưng việc này đã không mang lại kết quả và cũng không can
thiệp được vào giá. Do vậy, thị trường cà phê tại Việt Nam đang phát triển phù hợp cho sự phát triển của Sở GDHH.
Tuy nhiên, Chắnh phủ đã xây dựng khung pháp lý cơ bản cho hoạt động giao dịch hàng hóa qua Sở GDHH nhưng lại chưa ban hành các chắnh sách hỗ trợ Sở GDHH hoạt động và phát triển như chắnh sách về thuế, phắ, lệ phắẦ cho từng đối tượng tham gia thị trường (sẽ được phân tắch chi tiết ở phần nguyên nhân bên dưới).
Như vậy, trong ba điều kiện phát triển Sở GDHH được trình bày ở mục 2.2, BCEC chưa đảm bảo thiết kế điều khoản hợp đồng giao dịch có tắnh thanh khoản cao và thiếu vắng cả sự hỗ trợ chắnh sách từ Chắnh phủ. Chắnh vì thế, mặc dù đã có những bước đầu tắch cực trong công tác tuyên truyền, quảng bá, tập huấn, đào tạo, xây dựng hệ thống quy chế, quy trình hoạt động, nhưng BCEC đã khơng thể xây dựng thành công Sở GDHH như kỳ vọng.