Đối với nơng dân, quản trị rủi ro giá có thể không phải là hoạt động phù hợp nhất phát sinh từ Sở Giao dịch Hàng hóa mà là một số hoạt động khác được cho là quan trọng hơn. Chẳng hạn như thơng qua Sở Giao dịch Hàng hóa, nơng dân được trao quyền quyết định trồng và bán sản phẩm của mình, nghĩa là họ khơng chỉ có một lựa chọn là bán nông sản cho, hay cịn có thể gọi là phụ thuộc vào, đại lý hay cơng ty xuất khẩu nhằm có được nguồn tiền ứng trước để đầu tư ni trồng mà nơng dân hồn tồn có thể bán cho một bên mua khác trong thị trường Ờ đó là Sở Giao dịch Hàng hóa. Phàm ở đời, cái gì có cạnh tranh thì cũng tốt hơn cả. Hay như đối với cà phê, dù nơng dân có trồng, hái và chế biến cà phê nhân cẩn thận tới đâu thì khi mua, đại lý cũng hòa ỘcàỢ xấu với ỘcàỢ tốt và trả giá bình qn. Sở giao dịch sẽ góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng lưu trữ, phân loại và công nghệ, dần nâng cao độ tin cậy về tiêu chuẩn chất lượng. Và điều khá quan trọng là nguồn vốn. Do khơng hoặc khó tiếp cận được nguồn vốn chắnh thức từ ngân hàng, nông dân thường phải chịu mức lãi cao, bị kê giá đầu vào và nguy cơ bị lừa đảo như đã từng xảy ra ở vùng trồng cà phê Tây Nguyên. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng sở giao dịch hàng hóa khơng phải là cơng cụ tài trợ vốn mà chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn tắn dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nguồn: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương, 2013
Bên cạnh đó, cơng ty chuyển đổi từ BCEC dự kiến triển khai hoạt động liên thông, kết nối trực tiếp với Sở GDHH nước ngồi ngay trong năm 2015. Điều này sẽ khó thành cơng, bởi các lý do sau:
Một là, đã hơn 4 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty
thông đều chỉ là công ty đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống quy chế, quy định, và phần mềm giao dịch.
Hai là, theo kinh nghiệm của Sở giao dịch Bursa Malaysia (BMD), để thành công với hoạt
động kết nối, liên thông với Sở giao dịch Chicago (CME), thực hiện niêm yết chéo sản phẩm dầu cọ thô trên cả hai thị trường bằng đồng USD và Ringit, cần phải xây dựng thành cơng thị trường hàng hố thật. Nhờ có thị trường hàng thật năng động, biến động giá lớn, thị trường giao sau mới tạo ra được mức giá chuẩn. Ngược lại, thị trường giao sau tạo ra mức giá chuẩn sẽ giúp giá hàng hóa trên thị trường hàng thật ổn định. Mặc dù đã xây dựng thị trường phát triển từng bước, song quá trình niêm yết hợp đồng giao dịch dầu cọ bằng đồng USD tại CME group và việc chuyển tiếp các sản phẩm giao dịch của BMD tới phần mềm giao dịch Globex của CME cũng đến một năm mới hoàn tất (tháng 9/2009 Ờ tháng 9/2010), được bắt đầu sau khi góp vốn hoạt động của BMD và CME.
Ba là, thực tế ở Việt Nam, các NHTM đang triển khai rất thành công và thu hút được nhiều
đối tượng tham gia giao dịch. Xem bảng 4.3 dưới đây, ta thấy rõ hiện tại NHTM có nhiều thuận lợi về chủ quan để triển khai thành công hoạt động này hơn là BCEC.
Bảng 4.2: So sánh điều kiện chủ quan của NHTM và BCEC trong việc triển khai hợp đồng
cà phê kỳ hạn
Nội dung NHTM BCEC
Kinh nghiệm tổ chức, vận hành
Mười năm với sản phẩm giao sau quốc tế
Kinh nghiệm triển khai sản phẩm, mang lại lợi nhuận lớn cho đơn vị
Một năm triển khai giao dịch giao sau
Sàn giao dịch kém tắnh thanh khoản, khơng có nguồn thu
Nhân sự Đội ngũ nhân sự chuyên
nghiệp, năng động, có chun mơn trong lĩnh vực tài chắnh, ngân hàng và nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường
Đội ngũ nhân sự, mỏng, yếu chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tổ chức, vận hành thị trường chưa có
Hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất
Hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng
Chưa đáp ứng đầu đủ nhu cầu của thành viên, khách hàng
Bốn là, một trong những điều kiện quan trọng để Sở GDHH phát triển mạnh mẽ là phải
thiết kế các điều khoản hợp đồng giao dịch phù hợp với thực tiễn thị trường, xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ và các chắnh sách hỗ trợ đi kèm (Rashid, Winter-Nelson, và Garcia, 2010). Kinh nghiệm phát triển thành công Sở GDHH của Mỹ, Trung Quốc và Malaysia đều cho thấy rõ điều này. Nhưng đánh giá hoạt động của BCEC tại mục 4.2 cho thấy, khung pháp lý cho hoạt động giao dịch qua Sở GDHH hiện nay chưa đầy đủ, các chắnh sách hỗ trợ phát triển và thiết kế hợp đồng giao dịch chýa có tắnh thực thi cao. Đây là điều kiện khách quan, chỉ có Quốc hội, Chắnh phủ mới đủ thẩm quyền để giải quyết các bất cập này.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thị trường hàng hóa giao sau là thị trường mua bán các hợp đồng hàng hóa giao sau. Các hợp đồng đó phải được mua bán trên Sở GDHH. Việc thiết lập Sở GDHH sẽ mang lại nhiều lợi ắch cho mọi thành phần tham gia giao dịch.
Nghiên cứu thị trường cà phê truyền thống cho thấy biến động giá cà phê là yếu tố quan trọng tác động vào thay đổi sản lượng cà phê.10 Như vậy, để ổn định hoặc tăng sản lượng cà phê, các công ty thu mua, sản xuất và xuất khẩu cà phê nên quan tâm hơn đến các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro biến động giá. Khi các công ty thu mua cà phê của nông dân thực hiện tốt bảo hiểm rủi ro biến động giá thì phần nào gián tiếp tác động tắch cực đến hạn chế rủi ro biến động giá cà phê đối với nông dân.
Các phân tắch trong luận văn khẳng định giao dịch trên Sở GDHH nước ngoài là nhu cầu rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì các doanh nghiệp mong muốn giao dịch cà phê trên Sở GDHH được liên thơng với nước ngồi là để có cơ hội bảo hiểm hàng hóa. Từ đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ chủ động được hoạt động thu mua cà phê trong dân của mình, chủ động điều tiết khối lượng thu mua và xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro biến động giá trong nước và thế giới để chủ động đàm phán với bên mua trực tiếp với mức giá tốt nhất hoặc đặt bán hàng qua Sở GDHH nước ngoài với giá tốt nhất. Điều này được thực hiện sẽ giúp cho thị trường cà phê trong nước ổn định và phát triển.
Chứng minh của tác giả cho thấy, nghiệp vụ môi giới giao dịch cà phê kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngoài của một số NHTM được cấp phép thắ điểm đang hoạt động rất hiệu quả. Vì NHTM triển khai hợp đồng giao dịch cà phê kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngoài
10
Khảo sát của tác giả cho thấy: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự thay đổi sản lượng theo
thứ tự như sau: (1) Điều kiện khắ hậu; (2) Thay đổi diện tắch; (3) Giá bán không ổn định; (4) Do cây già; (5) Do sự không rõ ràng, nhất quán về các quy định, chắnh sách; (6) Do sâu bệnh. Vấn đề đối với nguồn cung về nhân cơng chăm sóc và thu hoạch cà phê gần như khơng ảnh hưởng đến thay đổi sản lượng. Với các nguyên nhân trên thì điều kiện khắ hậu là yếu tố khách quan bên ngồi, khó tìm được biện pháp để hạn chế ảnh hưởng. 85% hộ nông dân cho biết sự biến động giá là yếu tố quan trọng tác động vào thay đổi sản lượng cà phê.
như ICE Europe.11
Đây đã được xem là hợp đồng chuẩn cho hoạt động giao dịch cà phê trên thế giới. Tuy nhiên, nghiệp vụ môi giới giao dịch cà phê kỳ hạn của NHTM chỉ mới đáp ứng được chức năng đầu cơ, cịn chức năng bảo hiểm (hedge) hàng hóa thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không được thực hiện.12 Có nghĩa là, các doanh nghiệp xuất khẩu mở các hợp đồng giao dịch cà phê kỳ hạn thông qua hệ thống các NHTM chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh với lợi nhuận hay thua lỗ phát sinh từ sự chênh lệch giá, không phát sinh các hoạt động giao nhận hàng hóa thật sự khi kết thúc hợp đồng.
BCEC là giải pháp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhằm mục tiêu phát triển thành Sở GDHH nhưng chưa thành công như kỳ vộng. Vấn đề mấu chốt của BCEC ở chỗ (i) mơ hình đơn vị sự nghiệp và (ii) khung pháp lý, các chắnh sách hỗ trợ đi kèm cho hoạt động giao dịch qua Sở GDHH chưa đầy đủ. Qua phân tắch nguyên nhân thất bại nhà nước, UBND tỉnh Đắk Lắk sửa chữa thất bại nhà nước bằng giải pháp chuyển đổi BCEC thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, đơn vị này lại xác định kế hoạch ngay trong năm 2015 sẽ triển khai song song thị trường cà phê giao ngay và thị trường cà phê giao sau qua Sở GDHH nước ngồi. Nhìn từ góc độ chủ quan, với bề dày kinh nghiệm 10 năm triển khi thị trường cà phê giao sau qua Sở GDHH nước ngoài của một số NHTM và hiện nay vẫn đang rất thành cơng, cơng ty sẽ rất khó thành cơng.
5.2. Khuyến nghị chắnh sách
Hoạt động giao dịch cà phê giao sau đã được một số NHTM triển khai rất tốt, thu hút đông đảo nhà đầu tư Việt Nam tham gia. BCEC tổ chức hoạt động kém hiệu quả nên không thống lĩnh được thị trường trong khi nhu cầu quản trị rủi ro biến động giá cà phê hiện nay là rất lớn. Vì vậy, tác giả khuyến nghị một số chắnh sách như sau:
Thứ nhất, luật hóa hoạt động giao dịch cà phê kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngoài là nghiệp
vụ của NHTM thay vì cấp phép thắ điểm hàng năm như hiện nay nhằm làm tăng tắnh cạnh tranh công bằng giữa các NHTM. Đơn vị nào đáp ứng điều kiện hoạt động thì tham gia
11 Đây là công ty con mạnh nhất trực thuộc Sở GDHH Liên lục địa (Intercontinential Exchange). Theo FIA- Volume surges again năm 2014, Sở GDHH Liên lục địa là tập đoàn Sở GDHH lớn thứ hai thế giới với số lượng hợp đồng giao dịch đạt 2.276.171.019 hợp đồng, chỉ sau tập đoàn Sở GDHH Chicago (CME Group) 12 Phụ lục 06: Mục đắch của thị trường giao sau
cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch hàng hóa trên Sở GDHH nước ngoài, tức là giao quyền chủ động cho hệ thống NHTM muốn triển khai hoặc không triển khai dịch vụ này. Đồng thời, yêu cầu đối tượng tham gia giao dịch cà phê kỳ hạn trên Sở GDHH nước ngồi thơng qua các NHTM phải là thành viên của Sở giao dịch cà phê giao ngay nội địa. Từ đó, các NHTM có thể khắc phục nhược điểm về nguồn hàng và triển khai đầy đủ các tắnh năng của hợp đồng cà phê kỳ hạn, tức là cho phép hoạt động giao nhận hàng hóa khi đến ngày thơng báo giao hàng, giúp doanh nghiệp có cơ hội bảo hiểm biến động giá cà phê.
Thứ hai, chỉ đạo công ty chuyển đổi từ BCEC tập trung phát triển Sở Giao dịch Cà phê
giao ngay nội địa nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trên thị trường giao dịch cà phê truyền thống trong nước, ổn định thị trường cà phê giao ngay thông qua việc phát triển hệ thống kho bãi, hệ thống giao nhận, chứng nhận chất lượng, hoạt động vận tải, hệ thống công nghệ thông tinẦ Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương trong việc xây dựng chuẩn mơ hình hoạt động nghiệp vụ của đơn vị này. Qua đó, nhà nước cũng có được thông tin cập nhật từ thực tiễn để làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp hơn.
Thêm nữa, các nhà quản lý nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty chuyển đổi từ BCEC có thêm thời gian chuẩn bị cả về lượng và chất để trở thành Sở Giao dịch Cà phê Việt Nam kết nối trực tiếp với Sở GDHH nước ngoài khi đủ mạnh. Lúc đó, các NHTM sẽ không được làm môi giới trực tiếp cho các Sở GDHH nước ngoài nữa mà phải trở thành thành viên của Sở Giao dịch Cà phê Việt Nam.
Thứ ba, về lâu dài, quan trọng nhất vẫn là hoàn thiện quy định về giao dịch cà phê qua Sở
Giao dịch Cà phê. Việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch cà phê kỳ hạn phải giải quyết hai yêu cầu cơ bản là: (i) Khắc phục những bất cập của quy định hiện hành; và (ii) Tạo hành lang pháp lý cho giải pháp mới thu hút giao dịch kỳ hạn. Trong đó, học hỏi kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý của Mỹ, Malaysia và Trung Quốc, Việt Nam lưu ý những quy định cần sửa đổi gồm (1) điều kiện Sở GDHH và thành viên, hợp đồng, hạn mức giao dịch; (2) quy định cơ chế kiểm soát năng lực tài chắnh và hạ tầng công nghệ của Sở GDHH, của thành viên; (3) quy định về giao dịch qua Sở GDHH nước ngoài; (4) quy định hoạt động thanh toán bù trừ; (5) các chắnh sách hỗ trợ từ Chắnh phủ, đặc biệt là chắnh sách thuế, phắ, tắn dụng để giúp Sở Giao dịch Cà phê phát triển. Kinh nghiệm thành công của Malaysia, Trung Quốc đã cho thấy rất rõ điều này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. BCEC (2013), Báo cáo chuyến công tác học tập kinh nghiệm tại Sở giao dịch Bursa Malaysia, Đắk Lắk.
2. BCEC (2010), Báo cáo chuyến công tác học tập kinh nghiệm tại Sở giao dịch Bursa Malaysia, Đắk Lắk.
3. BCEC (2011), Báo cáo chuyến thăm và làm việc của đồn cơng tác Sở giao dịch nơng
sản Đại Liên (Trung Quốc), Đắk Lắk.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Báo cáo tình hình phát triển nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp Mỹ (2015), Báo cáo thị trường cà phê Việt Nam tháng 5/2015.
6. Weimer, David L. và Vining, Aidan R. (2005), ỘChương 8 & 10Ợ, Phân tắch chắnh sách: Các khái niệm và thực tiễn, 3rd ed., Pearson: Prentice Hall.
7. Đào Tắc Huy Lực (2013), ỘGiảm thiểu chi phắ vận chuyển cà phê và kho bãi để góp
phần tăng thanh khoản cho Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột trong giai đoạn cuối năm 2013 trở điỢ, Khóa luận tốt nghiệp, Tp. Hồ Chắ Minh.
8. Đào Trung Kiên (2011), Một số giải pháp nhằm mở rộng kênh phân phối sản phẩm cà
phê Việt Nam, Đắk Lắk.
9. Stiglitz, Joseph E. (1988), ỘChương 1 (2000. Chương 1)Ợ, Kinh tế công cộng.
10. Khánh Ngọc (2005), ỘBuôn cà phê qua mạng InternetỢ, Dân Trắ online, truy cập ngày 10/6/2015 tại địa chỉ:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/buon-ca-phe-qua-mang-internet-50347.html.
11. Lê Thị Mỹ Tâm (2015), ỘTổng quan thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt NamỢ, Kinh tế và Dự báo online, truy xuất ngày 28/7/2015 tại địa chỉ:
http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/100-3535-tong-quan-thi-truong-ca-phe-rang-xay-va- hoa-tan-cua-viet-nam.html.
12. Nguyễn Văn Nam (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành thị
trường hàng hóa giao sau của Việt Nam, Hà Nội.
13. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2004), Báo cáo thường niên năm 2004.
14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2005), Báo cáo thường niên năm 2005.
15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2006), Báo cáo thường niên năm 2006.
16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên năm 2007.
17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2008), Báo cáo thường niên năm 2008.
18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên năm 2009.
19. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên năm 2010.
20. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên năm 2011
21. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.
22. Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (2013), ỘQuản trị rủi ro giá nơng sản Ờ Nhìn từ thị trường
cà phê Việt NamỢ, NXB Đại học Kinh tế.